Hướng dẫn cúng thôi nôi bé trai đơn giản chuẩn dân gian

Darkrose
Hướng dẫn cúng thôi nôi bé trai đơn giản chuẩn dân gian

1. Lễ thôi nôi là gì? Ý nghĩa của lễ thôi nôi

Lễ thôi nôi theo nghĩa đen là sự kiện tạm biệt chiếc nôi, phản ánh sự đổi thay và trưởng thành của bé. Đây cũng là lần sinh nhật đầu tiên; là kỷ niệm một năm ngày bé chào đời suôn sẻ và là một kỷ niệm đặc biệt sau khi sinh của mẹ.

Theo nghĩa bóng, lễ hay cách cúng thôi nôi bé trai là nghi thức cảm tạ sự phù hộ độ trì của tổ tiên và nhất là 12 bà mụ để mẹ tròn con vuông trước đây. Về cơ bản, lễ vật cúng thôi nôi của bé trai và bé gái giống nhau; chỉ khác nhau ở văn khấn cúng tạ ơn để mong mọi điềm lành.

Lễ thôi nôi là gì?
Ý nghĩa khi biết cúng lễ thôi nôi cho bé trai đúng cách là gì?

2. Cách tính ngày làm lễ cúng thôi nôi cho bé trai 1 tuổi

Ngày làm lễ cúng thôi nôi cho bé trai là ngày âm lịch và lùi lại một ngày so với ngày sinh nhật. Ví dụ, bé trai sinh ngày 12/8 âm lịch; thì cha mẹ nên đặt lịch ngày 11/8 âm lịch để làm lễ cúng thôi nôi cho bé trai.

Tính thôi nôi theo quan niệm truyền thống dựa vào ngày âm lịch. Giống với cách tính trồi sụt như cúng đầy tháng; cách tính ngày cúng thôi nôi dựa vào câu nói từ ông bà ngày xưa: “Gái lùi hai, trai lùi một”.

Nhưng với sự phát triển của xã hội hiện nay, cha mẹ cũng không cần quá cứng nhắc để chọn đúng ngày. Thay vào đó, cha mẹ có thể lựa chọn một ngày phù hợp với lịch làm việc; hay là những ngày mà họ hàng, người thân trong gia đình có thể tham gia đông đủ nhất; để tạo cho bé trai nhà mình một ngày thôi nôi trọn vẹn.

Sau khi cha mẹ đã “chốt” được ngày làm lễ thôi nôi; MarryBaby mách gia đình mình cách bày trí mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản, tại nhà.

3. Cách bày trí mâm cúng thôi nôi bé trai đơn giản

Theo tục thờ cúng của người Việt, có bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện. Sau đây là hướng dẫn bày trí mâm cúng thôi nôi cho bé: