Những đặc sản Gia Lai nổi tiếng làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc sắc gây thương nhớ cho khách du lịch. Ở nơi đây bạn không chỉ được ngắm những khu rừng nguyên sinh rộng mênh mông xanh bạt ngàn mà du khách còn được thưởng thức rât nhiều món ăn ngon. Hãy cùng khám phá dạo một vòng quanh Gia Lai để khám phá ẩm thực ở đây nhé.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Gia Lai từ A đến Z
Gia Lai được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh rừng nguyên sinh tuyệt đẹp, nơi đây không chỉ đẹp mà còn mang trong mình những loại đặc sản “ngon tuyệt cú mèo”, làm nên vẻ đẹp ẩm thực Gia Lai như: măng rừng, rau rừng, gà rừng, mật ong rừng… Ngoài ra Gia Lai còn có một số những món đặc sản nổi tiếng khác như: Phở khô Gia Lai, bún mắn cua, muối kiến vàng, cà phê Pleiku, bò một nắng…
Phở khô Gia Lai
Đây là một món đặc sản Gia Lai không thể không nhắc tới khi đến. Phở khô là môt món ăn đứng đâu trong danh sách đặc sản ngon gây thương nhớ cho du khách. Nó rất phổ biến, lạ miệng và độc đáo. Phở khô hay còn gọi là phở hai tô, cũng bởi độ ngon của nó mà nhiều người nói rằng ăn phở khô Gia Lai phải “hai tô mới đủ đô”. Khác với những loại phở thông thường là nước lèo sẽ được bỏ chung dùng với phở. Phở khô khi ăn gồm có 2 tô, một tô đựng phở và tô nước lèo, được để riêng.
Bánh phở phải được làm từ bột gạo cay, sợi nhỏ, dẻo dai. Khi ăn sẽ được trụng qua nước sôi để sợi phở thêm dai và thơm ngon, sợi phở không được dính hay vón cục sẽ làm khó chịu cho người thưởng thức. Trong một tô phở khô không thể thiếu thịt gà xé nhỏ, thịt heo băm xào hành và những lát hành phi thơm lừng.
Điểm đặc sắc không thể thiếu của Phở khô đó là ở tô thứ 2. Tô nước lèo, phải được ninh kĩ với xương để có độ thơm và ngọt, trong nước lèo không thể thiếu thịt bò, gân bò, thịt gà, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn loại thịt trong nước lèo.
Khi ăn, ăn kèm với rau sống và một bát tương đen để cảm nhận được hết vị ngon ngọt của món phở khô.
Cơm Lam
Cơm Lam một món ăn khá quen thuộc ở các vùng miền núi, nhưng ở mỗi một địa điểm lại có hương vị và cách nấu khác nhau. Đây là một món đặc sản không thể thiếu của Gia Lai. Cơm lam rất dễ chế biến không cần quá cầu kì nhưng nó đòi hỏi độ tỉ mỉ và chăm chút cho món ăn cũng chính vì vậy mà không phải ai cũng nấu được món cơm lam ngon.
Gạo để nấu cơm là loại gạo nương tuyển, óng, hạt to và rất thơm. Khi nấu người ta sẽ cho gạo đã được ngâm sẵn vào trong những ống tre hoặc nứa đã làm sạch vỏ. Một đầu ống nứa được vít chặt bằng chính khấc của thân nứa, một đầu sao khi đổ thêm nước vào người ta sẽ dùng lá chuối hoặc lá dong để nút và nướng trên bếp lửa cho tới khi chín. Khi nướng phải chú ý và đều tay để cơm không bị sống hoặc nhão. Cơm lam có mùi thơm ngon khó tả, khi ăn bạn chỉ cần tách đôi thanh nứa, lấy cơm ra chấm cùng muối vừng, muối lạc giang hoặc ăn kèm một miếng thì ngon hết xẩy.
Muối kiến vàng
Có lẽ nhiều người sẽ kinh hãi hoặc không dám ăn khi nghe muối làm từ kiến vàng ở vùng núi Gia Lai. Nhưng thực sự món này rất ngon chỉ cần nếm thử một lần cũng có thể gây thương nhớ cho khách du lịch. Để làm được món ăn này nguời dân Gia Lai đã phải lên những ngọn núi ở Krông Pa (Gia Lai) để bắt những con kiến vàng về làm muối. Kiến sẽ được rang qua trên lửa cho chín tái rồi giã nhỏ cùng với muối hạt to, ớt thật cay, một chút hành phi khô và cộng thêm một số loại lá cây rừng…Để tạo nên một món muối chấm thị nướng ngon đúng chuẩn của vùng núi Tây Nguyên. Đây là một món đặc sản có một không hai của vùng này.
Bò một nắng
Bò Gia Lai được nuôi và chăn thả tự do trên các cánh rừng chính vì thế mà thịt bò ở đây rất dai ngọt và thơm ngon. Bò sau khi mổ sẽ được chọn những miếng thịt thăn, miếng thịt bắp tươi ngon nhất để chế biến món thịt bò khô một nắng. Thịt bò phải được đem đi chế biến luôn vì để lâu thịt sẽ bị ôi và không còn độ tươi ngon như trước. Thịt bò rửa sạch, thái thành những lát hình chữ nhật dài 15cm, dầy 2cm, được đem ướp với ớt xay, hành, nước mắm, muối… trong vòng 15 phút để thịt ngấm đều gia vị sau đó đem đi phơi nắng.
Phơi một nắng cho thịt hoai hoái chưa khô hẳn rồi đem đi bảo quản kĩ lưỡng. Khi mang ra sử dụng bạn phải nướng thịt bò trên than hồng. Thịt khi chín có mùi thơm mà chỉ ngửi thôi cũng đủ thấy thèm. Ăn kèm cùng rau thơm và nước tương. Còn gì tuyệt hơn vào những ngày mưa gió nhâm nhi một đĩa thịt bò một nắng cùng ché rượu cần. Qủa là sẽ gây thương nhớ cho khách du lịch tới đây.
Lẩu lá Rừng
Là một trong những vùng đất có những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt rộng bao la thế nên ở đây không khó gì khi nói về các loại rau rừng. Đó không chỉ là hương vị của từng chiếc lá mà nó còn là hương vị đặc trưng mà thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương, xứ sở này. Lá rừng phải được hái và chọn lựa kĩ lưỡng, phải là những lá tươi ngon không có độc tố, không phản ứng gây độc lẫn nhau. Không phải ai cũng có thể có kinh nghiệm lấy lá rừng mà đó là cả một nghệ thuật của người xưa để lại. Nồi nước lẩu béo ngọt của thịt hầm, ăn rau rừng kết hợp nem chua dán, thịt nướng… đúng là ngon hết xẩy.
Cà Phê Pleiku
Gia Lai có địa thế là một vùng đất cao nguyên badan rộng lớn thế nên nơi đây rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu… Nơi đây là nguồn cung cấp cà phê lớn cho cả nước. Cà Phê ở đây rất sạch và tươi ngon. Du lịch Gia Lai bạn sẽ ngửi được mùi thơm của hoa cà phê thơm thoang thoảng bay xa hòa cùng vào từng làn gió. Như một thói quen đã đi vào tâm thức mỗi con người dân Gia Lai, mỗi sáng sẽ thưởng thức một tách cà phê đen trước khi bắt tay vào công việc của ngày mới. Mùi cà phê thơm lừng, vị đắt ngắt của cà phê đen, tê tê ở đầu lưỡi, nhưng khi chép miệng thì bạn sẽ cảm thấy được vị ngọt thanh nơi cổ họng. Đến đây bạn có thể chọn được những túi cà phê thom ngon để mang về làm quà.
Mật ong rừng
Một trong những món đặc sản Gia Lai gây thích thú với khách du lịch nhất đó chính là mật ong rừng. Thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai vùng đất badan với những rừng canh xanh mướt, cây lá xum xuê, những bông hoa cà phê, những bông hoa rừng thu hút những đàn ong mật đến đây lấy mật. Chính vì thế mà ở đây có thể khai thác được rất nhiều mật ong rừng. Mật ong rừng Gia Lai có màu vàng sậm, càng để lâu mật càng trong và óng ánh. Mật rất ngọt và thơm, đặc quánh, có độ dính cao.
Măng chua rừng
Ở núi rừng Gia Lai nổi tiếng với món măng rừng, vào mùa mưa măng rừng ở đây mọc rất nhiều và non. Măng được hái về rửa sạch thái mỏng được đem ngâm cùng với ớt cay và tỏi, gừng, muối, 1 chút đường. Đợi đến khi măng chua có độ ngon vừa ăn thì đem ra sử dụng. Khi ăn măng đã ngấm vị vừa có vị chua chua dôn dốt của măng, giòn, vị the the cay nơi đầu lưỡi của ớt, thơm thơm của gừng. Ăn với com rất ngon.
Nấm Linh Chi
Gia Lai được thiên nhiên ưu ái ban cho những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Nơi đây chứa biết bao sản vật quý hiếm. Mang một nết đẹp tượng trưng không thể thiếu ở Gia Lai. Một món đặc sản Gia Lai không thể không nhắc đến ở núi rừng nơi đây đó chính là nấm Linh Chi một loại nấm có chứa những bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.
Được hái tự nhiên từ những cánh rừng nguyên sinh, nấm Linh Chi vẫn giữ nguyên được vẻ tươi ngon không chứa độc tố. Loại thảo mộc thiên nhiên không có tác dụng phụ, nó không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn có thể tăng sức đề khangs hệ miễn dịch cho con người. Chính vì thế mà loại nấm này có giá thành đắt nhưng vẫn rất được ưa chuộng.
Rượu Cần
Một món đặc sản Gia Lai không thể không nhắc tới ở vùng núi Tây Nguyên hay Gia Lai đó chính là rượu cần. Một thức uống ngon nổi tiếng. Rượu sẽ được ủ, nấu bằng thứ gạo nếp trên nương to, tròn, mọng hạt và rất thơm. Rượu có mùi thơm, mới ngửi qua đã thấy say, rượu cần được để trong các vò sành, sứ. Khi uống không rót ra chén như các loại rượu khác mà uống bằng ống mây. Một vò rượu được bê ra sẽ có rất nhiều cần để trong đó, nhiều người sẽ uống chung một vò. Đây là loại rượu không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở đây.
Bún mắm cua
Đây là một món ngon đặc sản ở Gia Lai tuy nhiên nó lại không phải là một món dễ ăn với nhiều người. Cua đồng được chọn lựa kĩ lưỡng, những con to chắc thịt đêm về làm sạch và nấu mắm, mắm cua để gạch cua lên men tự nhiên nên có mùi nồng, gây gây đặc trưng.
Một bát bún mắm cua bao gồm: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, đậu phộng giã nhỏ, măng chua, chả nem, bì heo chiên giòn, bánh phồng tôm… dưới lên bên trên tất cả các đó chính là mắm cua. Rau ăn kèm có thể là giá, rau thơm hoặc một số loại rau rừng khác để dậy lên mùi hương của bát bún mắm cua. Người khi mới bắt đầu ăn sẽ không quen và không chịu được mùi gây nồng của mắm cua. Nhưng khi đã ăn quen thì lại gây nghiện cho du khách tới đây.
Bún mắm nêm
Bún mắm nêm - Món đặc sản dân dã nhưng rất đỗi thơm ngon. Sự hòa quyện của các loại gia vị sẽ làm nên một hương vị đặc trưng của món ăn. Loại gia vị an kèm với bún mang theo tên của bún đó chính là mắm nêm. Một loại mắm đặc biệt được làm gia từ những con cá cơm tươi ngon. Sau khi đươc chọn lựa kĩ lưỡng cá sẽ được rửa sạch, ướp cùng với muối theo một tỷ lệ phù hợp rồi được ủ kĩ. Sau 5- 9 ngày cá chín và tạo thành mắm nêm. Khi đem ra dùng mắm nêm có màu đỏ đồng sánh mịn, đặc quánh nom rất bắt mắt.
Khi ăn cùng bún, mắm nên sẽ được cho thêm chanh tỏi ớt, để giảm bớt đi độ mặm của mắn và dậy lên mùi thơm cho món bún mắn nêm. Một tô bún sẽ được ăn kèm cùng chả, giò, thịt ba chỉ, trứng cuộn, hành phi… và một số loại rau ăn kèm như giá, xà lách, dưa leo…
Trộn đều tất cả các gia vị và rau thơm cho vào tô bún cùng mắm nêm. Bạn sẽ cảm nhận được mùi ngậy ngậy béo của thịt, hương thơm nồng của cá, mùi thanh thanh của các vị rau… Bún mắm nêm ngon bình dân nhưng không hề tầm thường.
Bạn là một người yêu thích khám phá? Là một tín đồ ẩm thực chính hiệu? Hãy đến Gia Lai để được ngắm những phong cảnh tuyệt đẹp và hơn cả đó là thưởng thức những món đặc sản Gia Lai thơm ngon, gây thương nhớ cho khách du lịch. Đi và cảm nhận. Chúc các bạn có một chuyến du lịch tới Gia Lai vui vẻ.
Xem thêm:
- Những địa điểm du lịch ở Gia Lai đẹp không cưỡng nổi
- 13 đặc sản Quy Nhơn làm quà nhắc đến là thèm
- Du lịch Pleiku khám phá miền cao nguyên bí ẩn