Darkrose

Với Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Cuối học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 chọn lọc có đáp án sẽ giúp học sinh lớp 6 ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 6.

3 Đề thi Cuối kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi

PHÒNG GD - ĐT …

TRƯỜNG THCS …

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Năm học: ..........

Bộ sách: Kết nối tri thức

Thời gian làm bài: ..... phút

(Đề 1)

Câu 1: Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

3 Đề thi Cuối kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án) | Đề thi Khoa học tự nhiên 6

A. Màng tế bào.

B. Chất tế bào.

C. Nhân tế bào.

D. Vùng nhân.

Câu 2: Cơ thể nào sau đây là đơn bào?

A. Con chó.

B. Trùng biến hình.

C. Con ốc sên.

D. Con cua.

Câu 3: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

A. Nấm.

B. Nguyên sinh.

C. Khởi sinh.

D. Thực vật.

Câu 4: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật.

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Câu 5: Tên địa phương của loài được hiểu là

A. cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

B. cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.

C. tên giống + tên loài + (tên tác giả, năm công bố).

D. tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố).

Câu 6: Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là

A. tách tập hợp ban đầu thành nhiều nhóm nhỏ có những đặc điểm giống nhau.

B. chọn ra những đặc điểm tương đồng nhau của sinh vật để phân loại.

C. tách tập hợp ban đầu thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau.

D. chọn ra những đặc điểm khác nhau tách thành nhiều nhóm nhỏ.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không dùng để phân loại đại bàng và gấu trúc?

A. Khả năng bay.

B. Môi trường sống.

C. Số tế bào trong mỗi cá thể.

D. Màu lông.

Câu 8: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là

A. (2), (3), (5).

B. (2), (5), (6).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (4), (5).

Câu 9: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 10: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là

A. trùng biến hình, trùng sốt rét.

B. trùng giày, trùng kiết lị.

C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.

D. trùng roi xanh, trùng giày.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có trong thiên nhiên, có thể cạn kiệt vì phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.

B. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng con người tự tạo ra và cung cấp liên tục thông qua các quá trình chuyển hóa.

D.Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

Câu 12: Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?

A. Xe máy.

B. Bếp gas.

C. Quạt điện.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 13: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quang trục ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

A. Trái Đất

B. Hải Vương tinh

C. Kim tinh

D. Mộc tinh

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.

A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.

B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.

C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.

D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.

Câu 15: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 16: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng

A. từ Tây sang Đông.

B. từ Đông sang Tây.

C. từ Nam sang Bắc.

D. từ Bắc sang Nam.

Câu 17: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng.

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED.

(3) Tưới cây khi trời vừa mưa xong.

(4) Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội.

(5) Để đèn sáng trong phòng khi không có ai ở phòng.

(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3), (5).

D. (4), (6).

Câu 18: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Thiên thạch.

B. Thiên hà.

C. Vũ Trụ.

D. Dải Ngân hà.

Câu 19: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?

A. Ban ngày

B. Ban đêm

C. Giữa trưa

D. Nửa đêm

Câu 20: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

A. to lớn, Ngân Hà

B. nhỏ bé, Ngân Hà

C. to lớn, Mặt Trăng

D. nhỏ bé, Trái Đất.

Câu 21: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 22: Các thiên thể nào sau đây có thể tự phát sáng?

A. Mặt Trời, sao chổi, sao Kim.

B. Sao Kim, sao Hỏa, sao Thổ.

C. Ngôi sao, Mặt Trời.

D. Cả A, B, C.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

B. Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

C. Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

D. Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

Câu 24: Chọn phát biểu sai?

A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.

B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

C. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

D. Cả A, B, C

Câu 25: Chọn phát biểu đúng?

A. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó.

C. Cả A, B đúng

D. Cả A, B sai.

Câu 26: Hành tinh là

A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.

B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.

C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.

D. một tập hợp các sao.

Câu 27: Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước.

A. Thủy tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

B. Thủy tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Hỏa tinh.

C. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

D. Thủy tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh.

Câu 28: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định ảnh số 1 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.

A. ứng với các ngày 30 - mồng 1 của tháng Âm lịch.

B. ứng với các ngày mồng 7 - 8 của tháng Âm lịch.

C. ứng với các ngày mồng 15 - 16 của tháng Âm lịch.

D. ứng với các ngày mồng 27 - 28 của tháng Âm lịch.

Câu 29: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.

C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 30: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định các ảnh số 3 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.

A. ứng với các ngày 30 - mồng 1 của tháng Âm lịch.

B. ứng với các ngày mồng 7 - 8 của tháng Âm lịch.

C. ứng với các ngày mồng 15 - 16 của tháng Âm lịch.

D. ứng với các ngày mồng 27 - 28 của tháng Âm lịch.

- HẾT -

Đáp án và hướng dẫn giải đề 001

1. C

2. B

3. C

4. B

5. A

6. C

7. C

8. C

9. D

10. C

11. A

12. D

13. C

14. A

15. B

16. A

17. B

18. B

19. A

20. B

21. D

22. C

23. C

24. D

25. C

26. B

27. A

28. A

29. A

30. B

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KHTN 6 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Xem thử

Xem thêm đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay khác:

  • Đề thi Giữa kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (3 đề)

  • Đề thi Học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (3 đề)

  • Đề thi KHTN 6 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất (3 đề)

  • Đề thi Học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (3 đề)

  • Đề thi Giữa kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (3 đề)