Darkrose

Năm học 2024 - 2025, môn Lịch Sử 7 và Địa Lí 7 nằm trong sách Lịch sử & Địa Lí 7. Với 100 Đề thi Lịch sử & Địa Lí 7 mới nhất Học kì 1 và Học kì 2 đầy đủ cả ba bộ sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa Lí 7.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 năm 2024

Xem thử Đề Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề Sử-Địa 7 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi

Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Chân trời sáng tạo

  • Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Kết nối tri thức

  • Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Cánh diều

  • Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 Cánh diều có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

Xem thử Đề Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề Sử-Địa 7 CD

Lưu trữ: Đề thi Lịch Sử 7 (sách cũ)

Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử

  • Top 30 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án

    Xem đề thi

  • [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 7 có đáp án (5 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 3 đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)

    Xem đề thi

Đề thi Học kì 1 Lịch sử

  • Top 30 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 năm 2024 có đáp án

    Xem đề thi

  • [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 có đáp án (6 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 7 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)

    Xem đề thi

Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử

  • Top 30 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án

    Xem đề thi

  • [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án (6 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)

    Xem đề thi

Đề thi Học kì 2 Lịch sử

  • Top 15 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 năm học 2024 - 2025 có đáp án

    Xem đề thi

  • [Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án (5 đề)

    Xem đề thi

  • Bộ 5 Đề thi Lịch Sử 7 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

    Xem đề thi

  • Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)

    Xem đề thi

Lời giải bài tập môn Lịch Sử 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập sgk Lịch Sử 7 (Kết nối tri thức)
  • (mới) Giải bài tập sgk Lịch Sử 7 (Chân trời sáng tạo)
  • (mới) Giải bài tập sgk Lịch Sử 7 (Cánh diều)
Bộ Đề thi Lịch Sử 7 năm 2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Ý nào không thể hiện đúng tình hình đất nước khi Ngô Xương Văn mất như thế nào?

A. Đất nước bị chia cắt.

B. Các tướng lĩnh chiếm cứ các đại phương đánh lẫn nhau.

C. Nhà Tống lăm le xâm lược.

D. Đất nước thống nhất, yên bình.

Câu 2: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam

A. Lê Hoàn.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh gây dựng căn cứ ở đâu?

A. Hoa Lư (Ninh Bình).

B. Lam Sơn (Thanh Hóa).

C. Triệu Sơn (Thanh Hóa).

D. Cẩm Khê (Phú Thọ).

Câu 4: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào?

A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện.

C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện.

D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã.

Câu 5: Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào?

A. Bộ binh, tượng binh và kị binh.

B. Cấm quân và quân địa phương.

C. Quân địa phương và quân các lộ.

D. Cấm quân và quân các lộ.

Câu 6: Lý do nào không phải nguyên nhân nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc?

A. Củng cố khối đoán kết dân tộc.

B. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

C. Củng cố nền thống nhất quốc gia.

D. Vì ý nguyện của các công chúa.

Câu 7: Ý nghĩa bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” là

A. khẳng định độc lập, chủ quyền của nước Nam.

B. khẳng định nước Đại Việt có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời.

C. thể hiện nước Đại Việt có nhiều nhân tài.

D. biểu hiện lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt.

Câu 8: Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào cửa nhà Tống?

A. Thành Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu.

B. Thành Ung Châu, Liêm Châu, Kinh Châu.

C. Thành Kinh Châu, Ích Châu, Khâm Châu.

D. Thành Kinh Châu, Ích Châu, Ung Châu.

Câu 9: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm vào mục đích gì?

A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống.

B. Đánh vào nơi tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.

C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.

D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

Câu 10: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

C. Trâu bò là động vật quý hiếm.

D. Trâu bò là động vật linh thiêng.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

Câu 2: (3 điểm) Trình bày luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý?

Đáp án Phần trắc nghiệm

1. D

2. C

3. A

4. A

5. B

6. D

7. A

8. A

9. B

10. A

Hướng dẫn trả lời tự luận

Câu 1:

Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt với nội dung sau:

- Chủ động mở cuộc tấn công vào đất Tống, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc rồi rút quân về nước.

- Chủ động kết thúc chiến tranh: Trong khi quân Tống đang nguy khốn thì ông lại không mở cuộc tấn công mà chọn cách giảng hòa, để kết thúc chiến tranh.

Bằng cách đó ta vẫn đuổi được quân Tống về nước, bảo vệ được nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ bang giao, hoàng hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của một nước lớn như nước Tống, đảm bảo hòa bình lâu dài.

Câu 2:

Luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật bằng văn bản đầu tiên ở nước ta.

- Quân đội thời Lý được chia làm hai bộ phận: cấm quân bảo vệ vua và kinh thành và quân địa phương có nhiệm vụ canh phòng các lộ, phủ. Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, quan sĩ thay phiên nhau về cày ruộng.

- Đối nội: gả công chúa và ban tước cho các tù trưởng dân tộc, song kiên quyết trấn áp những người có ý định tách ra khỏi Đại Việt.

- Đối ngoại: Triều Lý giữ mối giao hòa với nhà Tống và Cham-pa, song rất kiên quyết dẹp tan các cuộc quấy phá biên giới do Cham-pa gây ra.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Đối tượng được tuyển chọn vào cấm quân?

A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần.

B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi.

C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu.

D. Trai tráng con em quan lại trong triều.

Câu 2: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?

A. Tích cực khai hoang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh, lập điền trang.

B. Tích cực khai hoang, chia ruộng đất cho nông dân cày cấy.

C. Phát động chiến tranh, vơ vét của cải của các nước lân bang.

D. Sử dụng ngân khố giúp dân làm nông nghiệp hiệu quả.

Câu 3: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?

A. Quy Hóa.

B. Đông Bộ Đầu.

C. Chương Dương.

D. Hàm Tử.

Câu 4: Tình hình ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần như thế nào?

A. Ngày càng nhiều.

B. Bị nhà nước tịch thu.

C. Ngày càng bị thu hẹp.

D. Bị bỏ hoang nhiều.

Câu 5: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc.

B. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ.

C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ.

D. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ, nông dân.

Câu 6: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào?

A. Chống lại hành động của vua.

B. Thả sức ăn chơi xa hoa.

C. Nổi dậy chống lại vua.

D. Từ quan về ở ẩn.

Câu 7: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?

A. Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh.

B. Phủ Trần Diệt Hồ.

C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta.

D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc.

Câu 8: Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV là gì?

A. Nổ ra sớm, mạnh mẽ, liên tục, phối hợp chặt chẽ.

B. Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp.

C. Nổ ra muộn, nhưng phát triển mạnh mẽ.

D. Nổ ra muộn, nhưng phát triển liên tục, phối hợp chặt chẽ.

Câu 9: Các vương hầu, quý tộc nhà Trần tiếp tục chiêu tập dân nghèo để làm gì?

A. Luyện tập quân sự, làm đường sá, khai thác mỏ.

B. Làm nghề thủ công, ươm tơ, dệt vải.

C. Khai hoang, lập điền trang.

D. Hầu hạ, phục dịch, làm tôi tớ.

Câu 10: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?

Câu 2: (3 điểm) Từ nửa sau thế kỉ XIV, dưới thời Trần tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân ta như thế nào? Vì sao có tình trạng đó?

Đáp án Phần trắc nghiệm

1. A 2. A 3. B 4. A 5. B 6. B 7. A 8. A 9. C 10. A

Hướng dẫn trả lời tự luận

Câu 1:

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng bởi vì:

- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân Hồ chỉ còn biết dựa vào thành lũy để chống giặc.

- Thêm vào đó, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hò trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Câu 2:

- Tình hình kinh tế:

+ Tình hình ruộng đất: Ruộng đất nắm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Ruộng đất ở công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

+ Công tác thủy lợi: Không chăm lo tu sửa bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi nên nhiều năm liên bị mất mùa, đói kém.

+ Chính sách thuế khóa: Dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan thuế đinh.

- Đời sống nhân dân: Vô cùng khốn khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột. Đặc biệt nông dân phải bán ruộng đất, vợ con… cho quý tốc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.

- Do nhà Trần chỉ lo ăn chơi xa đọa, lo xây dựng chừa chiền, dinh thự. Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân nên mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Quý tộc, địa chủ bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ. Mâu thuẫn nội bộ sâu sắc

→ Chính quyền nhà Trần thối nát

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?

A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).

B. Sông La (Hà Tĩnh).

C. Sông Gianh (Quảng Bình).

D. Không phải các vùng trên.

Câu 2: Lũy Thầy thuộc tỉnh nào ngày nay?

A. Tỉnh Nghệ An.

B. Tỉnh Quảng Bình.

C. Tỉnh Quảng Trị.

D. Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu 3: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?

A. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

B. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa.

C. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp.

D. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ.

Câu 4: Vào thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

A. Được xem như quốc giáo.

B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

C. Không hề được quan tâm.

D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.

B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 6: Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là gì?

A. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

B. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm và bắt sống được Nguyễn Ánh.

C. Buộc Xiêm phải thần phục nhà Tây Sơn.

D. Khẳng định vị trí của nhà Tây Sơn đối với các nước trong khu vực.

Câu 7: Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt.

B. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh nhân cơ hội Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình.

C. Bảo vệ chính quyền họ Lê.

D. Thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đại Việt.

Câu 8: Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?

A. Nghiên cứu và viết lịch sử.

B. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.

C. Soạn thảo văn bản cho triều đình.

D. Quản lý việc học tập của con em quan lại.

Câu 9: Thời Lê sơ đầu thế kỉ XVI diễn ra những mâu thuẫn gay gắt nào

A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa địa chủ với nhà vua.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

D. Mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 10: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?

A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.

B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.

C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh - Nguyễn để củng cố lực lượng.

D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: (3 điểm) Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426

Đáp án Phần trắc nghiệm

1. C

2. B

3. A

4. B

5. B

6. A

7. B

8. B

9. C

10. A

Hướng dẫn trả lời tự luận

Câu 1:

* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp (tiêu diệt).

- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc .

* Ý nghĩa chính sách ngoại giao:

- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.

- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

Câu 2:

Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiều tỉnh ủng hộ về mọi mặt:

- Tháng 2/1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân.

- Mỗi châu, huyện được giải phóng có hàng trăm ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình hai cha con hoặc mấy anh em cũng xin nhập ngũ.

- Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên-Nam Định) bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy, hoặc cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùn trai làng bí mật khiêng chúng quẳng xuống sông.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Ai là người đứng đầu đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam?

A. Nguyễn Hữu Cầu.

B. Lê Duy Mật.

C. Nguyễn Danh Phương.

D. Hoàng Công Chất.

Câu 2: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở đâu?

A. Thanh Hóa.

B. Nghệ An.

C. Điện Biên (Lai Châu).

D. Tam Đảo.

Câu 3: Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?

A. Từ Bình Định đến Quảng Ngãi.

B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

C. Từ Quảng Nam đến Bình Định.

D. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

Câu 4: Thời Quang Trung chữ viết chính thức của nhà nước là gì?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ Quốc ngữ.

D. Chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 5: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

A. Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất.

B. Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất.

C. Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền.

D. Vì xuất hiện tình trạng “rào đất, cướp ruộng”.

Câu 6: Nét đặc sắc đáng chú ý của văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) là gì?

A. Văn học dân gian phát triển.

B. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ.

C. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.

D. Văn học chữ Hán rơi vào khủng hoảng.

Câu 7: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì?

A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).

B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).

C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).

D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội.

Câu 8: Những bộ sử nào của Đại Việt được viết vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX?

A. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí.

B. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

C. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam liệt truyện, Lịch triều hiến chương loại chí.

D. Vân Đài loại ngữ, Đại Nam liệt truyện, Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 9: Một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX là tác phẩm nào?

A. Truyện Kiều của Nguyễn Du.

B. Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

C. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.

D. Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Câu 10: Quang Trung đã làm gì để khiến cho hàng hóa không ngưng đọng?

A. Giảm nhẹ nhiều loại thuế.

B. Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”.

C. Mở lại các chợ.

D. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có khác gì so với thời Quang Trung?

Câu 2: (3 điểm) Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra?

Đáp án Phần trắc nghiệm

1. A

2. C

3. B

4. D

5. B

6. B

7. B

8. B

9. A

10. B

Hướng dẫn trả lời tự luận

Câu 1:

Nội dung

Thời Quang Trung

Thời Nguyễn

Ngoại giao

Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Thần phục nhà Thanh.

- Đối với các nước phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc.

Ngoại thương

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

- Mở cửa ải, thông chợ búa.

- Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai.

- Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định

Câu 2:

Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta hết sức khủng hoảng.

- Ở Đàng Ngoài, giữa thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi sa đọa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.

- Ở Đàng Trong, từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, cuộc sống cơ cực, gây nên nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngành càng dâng cao.

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Địa Lí 7 Năm học 2024 - 2025 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lưu trữ: Bộ đề thi Lịch Sử 7 cũ

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Bộ Đề thi Toán 7

  • Đề thi Ngữ văn 7

  • Đề thi Tiếng Anh 7

  • Đề thi Tiếng Anh 7 mới

  • Đề thi Vật Lí 7

  • Đề thi Sinh học 7

  • Đề thi Địa Lí 7

  • Đề thi Công nghệ 7

  • Đề thi Tin học 7

  • Đề thi GDCD 7

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều