Nghề bác sĩ - một công việc cao quý nhưng cũng lắm truân chuyên bởi phải dày công khổ luyện mới có được vinh dự đứng trong hàng ngũ ngành Y. Bác sĩ không chỉ là người xoa dịu những niềm đau về tinh thần mà còn là những “thiên thần áo trắng” giành giật sự sống cho người bệnh bằng tài năng và sự tận tâm. Trước khi quyết định lựa chọn theo đuổi nghề bác sĩ hãy tham khảo thông tin chi tiết dưới đây.
1. Bác Sĩ, Họ Là Ai?
Nghề bác sĩ đảm nhiệm vai trò chính là cứu người, giải quyết những vấn đề liên quan đến bệnh tật, thương tật cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn về đời sống tinh thần của người bệnh. Một người bác sĩ được đánh giá cao không chỉ đáp ứng yếu tố về chuyên môn y học mà còn phải đem trái tim giàu y đức để thực hiện tốt sứ mệnh chữa lành mọi vết thương.
Gọi theo ngôn ngữ đời thường, bác sĩ được mọi người đến từ các tầng lớp xã hội gắn với cái tên đầy sự kính trọng đó là thầy thuốc. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các bác sĩ trong đời sống xã hội bởi lẽ họ là những người chăm lo cho sức khỏe cộng đồng. Từ đó sức khỏe con người được đảm bảo, chất lượng cuộc sống theo đó mà trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
2. Nhiệm Vụ Của Bác Sĩ
Mỗi bác sĩ được phân chia nhiệm vụ riêng biệt tùy theo vị trí công tác hoặc theo chuyên khoa y tế. Tuy nhiên họ đều có một nhiệm vụ chung đó là tiến hành thăm khám, chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị và thực hiện các giải pháp trị liệu để giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn.
2.1 Đánh Giá, Chẩn Đoán Bệnh
Trước tiên, bác sĩ cần thực hiện một cuộc trao đổi với bệnh nhân để hỏi han về tình trạng biểu hiện khác thường trong cơ thể và tiểu sử bệnh lý. Đồng thời bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe bằng cách quan sát, sử dụng dụng cụ y khoa và làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Dựa trên những kết quả ban đầu sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phân tích, chẩn đoán sơ bộ và mô phỏng phương hướng điều trị cũng như tiên đoán hiệu quả sau trị liệu để người bệnh nắm rõ.
2.2 Lập Phác Đồ Điều Trị
Sau khi có sự chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ thiết lập phác đồ điều trị dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề để xây dựng giải pháp điều trị tối ưu nhất. Trong trường hợp bệnh tình có mức độ nghiêm trọng cao, bác sĩ cần hội ý chuyên môn với hội đồng y khoa và các bác sĩ trong ngành để tìm ra giải pháp cứu chữa tốt nhất.
Phác đồ sau khi được thiết lập phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về phương pháp điều trị, loại máy móc, công nghệ hay liều lượng thuốc cần sử dụng, chế độ ăn uống, tập luyện hay kiêng khem trước, trong và sau quá trình điều trị.
2.3 Thăm Khám Bệnh Nhân
Theo dõi tiến độ hồi phục và phản ứng của bệnh nhân sau khi điều trị là bước quan trọng trong tiến trình làm việc của bác sĩ. Khi quá trình hồi phục của bệnh nhân không được tiến triển như dự đoán, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc hỗ trợ hoặc xem xét phương án chữa trị kết hợp. Trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện nguy hiểm như sốc hay gặp các tác dụng phụ, biến chứng, bác sĩ lập tức đưa ra giải pháp cứu vãn tình thế để đảm bảo sức khỏe người bệnh về trạng thái ổn định.
2.4 Một Số Công Việc Khác
Ngoài ra, bác sĩ còn thực hiện một số công việc khác như:
- Tham gia nghiên cứu, đào tạo theo chuyên ngành của bản thân.
- Thảo luận với các bác sĩ Trưởng khoa và Giám đốc chuyên môn về tình hình, hiện trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những trường hợp nghiêm trọng cần phải chủ động xin ý kiến chỉ đạo thực hiện các y lệnh tiếp theo của người có thẩm quyền.
- Hỗ trợ các công việc liên quan theo chuyên môn.
- …
3. Chuyên Môn Của Bác Sĩ
Mỗi bác sĩ sẽ phụ trách chuyên môn khác nhau theo chuyên ngành được đào tạo. Cụ thể như sau:
- Bác sĩ đa khoa: Là những người được trau dồi kiến thức chuyên môn toàn diện về ngành Y, họ sẽ có nhiệm vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Bác sĩ đa khoa sở hữu khối lượng kiến thức bao quát nhiều lĩnh vực y học khác nhau, cùng với đó là vai trò khám tổng quát cho người bệnh.
- Bác sĩ chuyên khoa: Giống như cách gọi tên, các bác sĩ này sẽ có trình độ chuyên sâu về một chuyên khoa cụ thể ứng với các bộ phận trên cơ thể chúng ta. Đó là chuyên khoa răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, mắt, tim mạch, thần kinh, mắt,…
- Bác sĩ ngoại khoa: Đây là các bác sĩ đảm nhiệm vai trò thực hiện phẫu thuật các vấn đề trên cơ thể bệnh nhân. Chuyên khoa này không chỉ đòi hỏi bác sĩ có một cái đầu “lạnh”, sự tỉ mỉ, tập trung cao độ mà còn cần kiến thức chuyên môn chuyên sâu cùng đôi bàn tay khéo léo.
- Bác sĩ phụ khoa: Công việc của họ là thăm khám cho các sản phụ đồng thời tiến hành siêu âm, xét nghiệm,…để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
4. Yêu Cầu Công Việc Và Quyền Lợi Được Hưởng Của Vị Trí Bác Sĩ
Nếu muốn ứng tuyển vị trí bác sĩ tại các cơ sở, đơn vị y tế, bạn cần nắm rõ những yêu cầu công việc cũng như những quyền lợi của bản thân.
4.1 Yêu Cầu Công Việc
Các đơn vị tuyển dụng bác sĩ thường đặt ra những yêu cầu với ứng viên như sau:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương
- Có chứng chỉ hành nghề
- Có kiến thức về quy trình, quy chuẩn theo yêu cầu của ngành Y tế
- Có phẩm chất về y đức
4.2 Quyền Lợi Được Hưởng
- Được tham gia miễn phí gói chăm sóc sức khỏe theo năm cho bản thân
- Được du lịch team building hàng năm
- Được tham gia khoá đào tạo nâng cao kỹ năng, tiếng Anh y khoa
- Đầy đủ chế độ bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khác
5. Mức Lương Của Bác Sĩ
Trên thực tế, mức lương của bác sĩ không có một mẫu số chung cụ thể. Mức lương thấp hay cao sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như vị trí làm việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc hoặc bệnh viện nơi họ đang công tác.
Thông thường, bác sĩ vừa tốt nghiệp chương trình đào tạo ra đi làm sẽ có mức lương thấp. Mức lương sau 6 năm học cùng với thời gian 18 tháng làm việc sẽ hưởng lương cơ sở 1.490.000 x 2,34 = 3.486.000 đồng.
6. Học Gì Để Ra Làm Bác Sĩ?
Các môn chuyên ngành sẽ học để ra làm bác sĩ đó là: Tai - Mũi - Họng, Mắt, Răng - Hàm - Mặt, Thần kinh, Da liễu,…
Cùng với đó chương trình đào tạo sẽ có các môn cơ sở ngành như: Xác suất thống kê y học, Sinh học và di truyền, Lý sinh, Tâm lý học, Đạo đức y học,…
Ngoài ra, bác sĩ cần học một số môn lý luận cơ bản bác sĩ cần học đó là Nguyên lý cơ bản Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và một số môn ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng.
7. Gợi Ý Các Trường Đào Tạo Nghề Bác Sĩ
Khu vực Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn 2023 Điểm chuẩn 2022 Điểm chuẩn 2021 Miền Bắc Đại học Y Hà Nội B00 19 - 27,5 19 - 28,15 23,2 - 28,85 Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội B00 23,55 - 26,8 24,25 - 27,3 25,4 - 28,15 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam B00, A00 21,5 - 25,05 21 - 25,55 24,5 - 26,3 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương B00, A00 19 - 24,5 19 - 25,4 21 - 26,1 Đại học Y Dược Thái Bình B00, A00 15 - 25,8 19 - 26,3 22,1 - 26,9 Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên B00, D07, A00, D08 19 - 26,25 19,6 - 28 19,15 - 26,25 Đại học Y Dược Hải Phòng A00, B00, D07 19 - 24,63 19,05 - 26,2 22,35 - 26,9 Miền Trung Đại học Y Dược - Đại học Huế A00, B00 16 - 25,8 16 - 26,4 16 - 27,25 Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng A00, B00 16 - 26 19,1 - 25,45 20,65 - 26,55 Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng B00 19 - 25 19 - 25,55 19 - 26,6 Miền Nam Đại học Y Dược TP. HCM A00, B00 19 - 27,34 19,1 - 27,55 22 - 28,1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch B00 18,35 - 26,31 18,35 - 26,65 21,35 - 27,35 Khoa Y - Đại học Quốc gia TP. HCM A00, B00 19,65 - 26,15 19 - 26,45 19 - 26,458. Các Tố Chất Cần Thiết Để Trở Thành Bác Sĩ Giỏi
Một bác sĩ giỏi cần đáp ứng hội tụ nhiều yếu tố khác nhau bởi nghề này luôn được đánh giá có độ khó cao và phải kiên trì mới khổ luyện thành tài. Những tố chất để trở thành vị bác sĩ tài ba trong ngành Y đó là:
- Sức khỏe tốt: Với đặc thù công việc là chăm sóc sức khỏe cho người khác, yếu tố đầu tiên bác sĩ phải có đó là sức khỏe tốt để đáp ứng tính chất công việc có cường độ cao, áp lực lớn với thời gian làm việc không cố định bất kể ngày hay đêm.
- Tính kiên trì: Đây là tố chất tiên quyết một bác sĩ giỏi cần có bởi nghề y rất gian nan nếu không kiên trì, nhẫn nại khó có thể gặt hái được thành công. Chính vì vậy để hoàn tất quá trình đào tạo và có tay nghề vững vàng một người sẽ cần khổ luyện trong quá trình từ 10 năm trở lên. Đó cũng là lý do vì sao ngành Y có thời gian đào tạo lâu nhất so với các ngành nghề khác trong xã hội.
- Sự tỉ mỉ, tập trung cao độ: Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh vì vậy chỉ một sơ suất nhỏ có thể ảnh hưởng kết quả điều trị, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Do đó, các bác sĩ chắc chắn phải thực hiện các bước điều trị một cách cẩn thận, tập trung tối đa vào quá trình điều trị cho bệnh nhân.
- Khối óc nhạy bén, linh hoạt: Bác sĩ giỏi phải có sự nhạy bén, thông minh cao bởi mỗi ca bệnh cần đưa ra giải pháp điều trị kết hợp linh hoạt để đem đến kết quả tốt nhất. Hơn nữa bác sĩ phải phán đoán nhanh, chính xác vì yếu tố này quyết định trực tiếp đến sự sống còn của người bệnh. Nếu phản ứng chậm chỉ vài giây thôi có thể không cứu vãn được tình thế.
- Lòng nhân hậu: “Lương y như từ mẫu” là đức tính cốt lõi mỗi bác sĩ cần có. Bởi để giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau thể xác cũng như tinh thần, thầy thuốc phải biết lắng nghe và thấu hiểu sự lo lắng, đau đớn đang tồn tại trong cơ thể. Từ đó bác sĩ mới có thể dốc lòng, phát huy toàn bộ trí lực và tâm sức để cứu chữa cho người bệnh.
- Tâm lý vững vàng: Nói đến nghề y là nói đến công việc phải tiếp xúc với máu thường xuyên vì vậy bác sĩ phải có thần kinh tốt, sự can đảm để giữ bình tĩnh thực hiện các bước điều trị có độ chính xác cao.
9. Cần Lưu Ý Gì Khi Chọn Nghề Bác Sĩ?
Trước khi quyết định theo đuổi trở thành bác sĩ trong tương lai, bạn cần xác định rõ những yếu tố dưới đây để cân nhắc bản thân có phù hợp theo học ngành này hay không.
9.1 Thời Gian Học Lâu
Thông thường để trở thành giáo viên, kỹ sư hay một hướng dẫn viên du lịch chúng ta chỉ mất từ 3 - 5 năm cao đẳng, đại học để hoàn tất chương trình. Thế nhưng, riêng ngành Y cần ít nhất 6 năm trở lên để học xong và mất từ 11 năm để có được chứng chỉ hành nghề bác sĩ và có được công việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
9.2 Chương Trình Học Áp Lực
Trong thời gian học tập, bạn sẽ trải qua quá trình đào tạo khá “nặng” từ cơ bản đến nâng cao. Kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực và có tính chuyên môn cao nên không phải ai cũng có đủ trình độ, khả năng nhận biết để theo đuổi. Hơn nữa, một sinh viên trường y phải trải qua nhiều đợt thực tập tại các bệnh viện với lịch trình bận rộn.
9.3 Chi Phí Học Tập Cao
Do thời gian đào tạo lâu hơn nên kéo theo mức học phí cần đầu tư cũng cao gấp nhiều lần các chuyên ngành khác. Đây là yếu tố cần cân nhắc kỹ khi quyết định lựa chọn ngành học này.
9.4 Công Việc Nhiều Rủi Ro
Công việc cứu người luôn khó khăn và không tránh khỏi sai sót hay những yếu tố không lường trước được trong quá trình điều trị. Chính vì liên quan đến tính mạng con người nên đây cũng là rào cản khiến nhiều người ngần ngại khi nghĩ về nghề này.
Nghề bác sĩ là công việc cao quý bất cứ ai cũng mong ước chinh phục. Tuy vậy không phải ai cũng đáp ứng đầy đủ các tố chất và sự kiên trì bền bỉ để theo đuổi ngành học này. Thông qua những thông tin đề cập trên đây, bạn đã nắm rõ về nghề bác sĩ cũng như những khó khăn phải đối mặt khi học và làm nghề. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Câu hỏi thường gặp
1. Điều Kiện Để Theo Học Nghề Bác Sĩ Là Gì?
Để có thể trở thành tân sinh viên ngành y bạn cần phải đáp ứng các tiêu chí xét tuyển của các trường Đại học bạn muốn theo đuổi. Đối với từng chuyên ngành cụ thể, trường sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có vượt qua quy trình xét tuyển và trở thành sinh viên ngành Y...
2. Thi Khối Nào Để Trở Thành Bác Sĩ?
Để trở thành bác sĩ, bạn có thể lựa chọn theo học và xét tuyển bằng một số khối thi sau:
- A00 (Toán, Lý, Hoá)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- B01 (Toán, Sinh, Sử)
- B03 (Toán, Sinh, Văn)
- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: