Viễn thông là gì? Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông

Darkrose
Viễn thông là gì? Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông

1. Viễn thông là gì?

Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác

Đây là khái niệm được nêu tại khoản 1 Điều 3 Luật Viễn thông năm 2009.

Viễn thông là gì
(Ảnh minh hoạ)

Nói cách khác, viễn thông là việc vận chuyển, truyền tải, thu nhận và xử lý các thông điệp, tín hiệu, dữ liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng thông tin khác bằng các phương tiện có dây, không dây, quang học hoặc điện từ.

1.1 Lợi ích của viễn thông

Viễn thông mang lại cho con người nhiều lợi ích như:

  • Kết nối xã hội: Dịch vụ viễn thông cho phép cong người kết nối với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp từ xa. Điều này giúp duy trì các mối quan hệ xã hội và gắn bó với nhau.

  • Tiếp cận thông tin nhanh chóng: Dịch vụ viễn thông cung cấp quyền truy cập vào thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Điều này giúp con người cập nhật về các sự kiện mới nhất, học hỏi những điều mới và mở rộng kiến thức.

  • Giải trí đa dạng tiện lợi: Dịch vụ viễn thông cung cấp các dịch vụ giải trí trực tuyến, như phim, nhạc, trò chơi điện tử và truyền hình. Đây là hình thức giúp con người thư giãn và giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

  • Kinh doanh trực tuyến: Dịch vụ viễn thông là một công cụ quan trọng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng, đối tác và nhân viên từ xa. Điều này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và mở rộng thị trường.

1.2 Hình thức viễn thông

Viễn thông được thực hiện qua hai hình thức: Phương tiện có dây và không dây.

Viễn thông có dây

  • Cáp điện thoại

  • Cáp quang

  • Cáp đồng trục

Viễn thông không dây

  • Điện thoại di động: Phương tiện viễn thông không dây phổ biến nhất. Điện thoại di động sử dụng sóng vô tuyến để truyền dẫn tín hiệu điện thoại.

  • Radio: dùng để truyền dẫn âm thanh và dữ liệu.

  • Truyền hình: Dùng để truyền dẫn video và âm thanh.

  • Internet: Một mạng lưới viễn thông toàn cầu dùng để truyền dẫn dữ liệu, video và các hình thức thông tin khác.

2. Các hình thức kinh doanh viễn thông?

Theo Điều 13 của Luật Viễn thông, kinh doanh viễn thông gồm kinh doanh: Dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông.

Có 2 hình thức kinh doanh viễn thông
Có 2 hình thức kinh doanh viễn thông (Ảnh minh hoạ)

Kinh doanh ​dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông; còn kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông.

Tuy nhiên, cả hai loại hình này đều nhằm mục đích sinh lợi. nCác dịch vụ viễn thông phổ biến bao gồm:

  • Điện thoại cố định

  • Điện thoại di động

  • Truyền hình

  • Vệ tinh

  • Kết nối mạng Internet

  • Dịch vụ dữ liệu

Hàng hóa viễn thông là các sản phẩm vật chất được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông. Các hàng hóa viễn thông phổ biến bao gồm:

  • Thiết bị viễn thông

  • Linh kiện viễn thông

  • Nguyên vật liệu viễn thông

Các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông có thể hoạt động ở một hay cả hai dạng kinh doanh này.

Dưới đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông:

  • Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm: Viettel, VNPT, MobiFone, VinaPhone,...

  • Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa viễn thông bao gồm: ZTE, Huawei, Ericsson, Nokia, Samsung,...

Kinh doanh viễn thông là một lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng có nhiều cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để thành công.

3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng viễn thông

Việc sử dụng các dịch vụ viễn thông là nhu cầu quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Do đó, việc biết và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, người sử dụng viễn thông sẽ an tâm và có những trải nghiệm chất lượng hơn, từ việc chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hợp pháp.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng viễn thông
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng viễn thông (Ảnh minh hoạ)

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng viễn thông được nêu rõ sau đây trong Điều 16, Luật Viễn thông 2009.

3.1 Quyền của người sử dụng viễn thông:

Quyền của người sử dụng dịch vụ viễn thông là những quyền lợi mà người sử dụng dịch vụ viễn thông được hưởng theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng viễn thông có các quyền như sau:

  • Lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh viễn thông hay đại lý viễn thông để ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông.

  • Yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ hay hàng hóa viễn thông.

  • Được cung cấp dịch vụ có chất lượng và đúng giá cả như cam kết của doanh nghiệp viễn thông.

  • Từ chối sử dụng dịch vụ viễn thông từ một phần hay toàn phần theo hợp đồng quy định viễn thông.

  • Được bảo mật thông tin cá nhân dưới sự bảo hộ của pháp luật.

  • Khi doanh nghiệp sai phạm về hợp đồng, có quyền khiếu nại như về giá cước cao hay chất lượng dịch vụ kém hơn trong thỏa thuận. Thế nên, người sử dụng được bồi hoàn giá cước và đền bù thiệt hại từ doanh nghiệp viễn thông.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể cần phải đòi hỏi quyền lợi của người sử dụng:

  • Khi dịch vụ viễn thông tăng giá cước dịch vụ, người sử dụng có thể yêu cầu nhà cung cấp giải thích lý do tăng giá, và xem xét có tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không.

  • Khi gặp phải các vấn đề về chất lượng dịch vụ, người sử dụng có thể khiếu nại với nhà cung cấp dịch vụ để được giải quyết.

  • Khi người sử dụng bị nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thu cước dịch vụ không đúng quy định, người sử dụng có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hoàn trả tiền cước.

Quyền của người sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông. Đồng thời, người sử dụng cũng phải thực hiện đúng trách nhiệm pháp luật khi sử dụng dịch vụ viễn thông.

Do đó, một mặt là giảm thiểu rủi ro thiệt hại cho người tiêu dùng. Mặt khác là góp phần đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường viễn thông.

3.2 Nghĩa vụ của người sử dụng viễn thông:

Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông là những việc mà người sử dụng dịch vụ viễn thông, phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp viễn thông, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.

Người sử dụng viễn thông phải chấp hành các nghĩa vụ sau:

  • Thanh toán đúng hạn như quy định trong thỏa thuận khi sử dụng dịch vụ hay hàng hóa.

  • Bồi hoàn khi gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp viễn thông.

  • Khi lưu truyền, đưa, lưu trữ thông tin trên mạng viễn thông, phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

  • Hạ tầng của doanh nghiệp viễn thông không được sử dụng để kinh doanh về dịch vụ viễn thông.

Không sử dụng mạng viễn thông cho những mục đích sau:

  • Truyền bá sai sự thật, xuyên tạc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh, khủng bố.

  • Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

  • Đánh bạc, tổ chức đánh bạc qua mạng viễn thông.

  • Mua bán hàng hóa trái phép.

  • Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ bị cấm.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm viễn thông là gì? Tóm lại, viễn thông có vai trò quan trọng trong xã hội hiện con người. Sự phát triển của viễn thông ngày càng nhanh chóng giúp đời sống con người nâng cao chất lượng và tiện nghi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng viễn thông, người sử dụng phải cần hiểu biết về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ viễn thông.