Bài viết

Darkrose
Bài viết

Nội dung ôn tập tâm lý học đại cương.

1. Bản chất tâm lý người theo quan điểm tâm lý học hoạt động. Nêu ý nghĩa vận dụng trong nghiên cứu và đánh giá tâm lý cá nhân.

a. Thế nào là tính chủ thể của sự phản ánh tâm lý? Phân tích và nêu ý nghĩa vận dụng trong nghiên cứu, đánh gia tâm lý cá nhân.

  • Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiên ở:
  • Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.
  • VD: cùng xem 1 bức ảnh, 1 tấm hình, 1 bộ phim sữ có người khen người chê khác nhau.
  • Cũng có khi cùng 1 hiện thực khách quan tác động đến 1 chủ thể duy nhấ nhưng trong những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tính thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
  • VD: cùng 1 câu nới đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẽ gây cười hay gây tức giận cho người khác.
  • Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
  • Thông qua các mức độ và sác hái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tở thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực,
  • Ý nghĩa vận dụng trong nghiên cứu đánh giá tâm lý cá nhân:
  • Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi hình thành cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.
  • Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hiện ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người).
  • Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hiện giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.

b. Phân tích luận điểm: “Tâm lý cá nhân có bản chất xã hội - lịch sử”. Nêu ý nghĩa vận dụng trong nghiên cứu, đánh giá tâm lý cá nhân.

Tâm lý người:

  • Có nguồn gốc là thế giới khách quan (tự ngiên và xã hội), trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định. Phần xã hội hóa thế giới quyết định tâm lý người thể hiện qua: các quan hệ kinh tế - xã hội, các mới quan hệ đạo đức pháp quyền, các mới quan hệ con người - con người.
  • Là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội, là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai trò quyết định.
  • Là 1 thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách 1 chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, tâm lý của con người là 1 sản phẩm của hoạt động con người với tư cách chủ thể xã hội, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.
  • Hình thành, phát triển và biến đổi với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự khế ước bởi lịch sủ của cá nhân và cộng đồng.
  • Ý nghĩa vận dụng trong nghiên cứu, đánh giá tâm lý cá nhân.

2. So sánh, phân biệt, trình bày mối quan hệ.

  • Nhận thức cảm tính va nhận thức lý tính.
  • Giống nhau:

Cả hai quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình ảnh về chúng.

Đều là quá trình tâm lý, có mở đầu, diễn biến, kết thúc, 1 cách rõ ràng.

  • Khác nhau:

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Trực quan sinh động.

Phản ánh 1 cách trực tiếp, cụ thể, trực quan, sinh động những đặc điểm, tính chất bề người của sự vật vào trong bộ óc con người và được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Là cảm nhận hời hợt bên ngoài, nhìn sự vật dựa trên bề nổi.

Thường chủ quan.

Tư duy trừu tượng.

Nảy sinh nhận thức cảm tính. Phản ảnh 1 cách gián tiếp, khái quát, trừu tượng những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự vật vào trong bộ óc con người và được biểu đạt bằng ngôn ngữ, khái niệm, phán đoán và suy luận.

Thường khách quan

Mang tinh năng động, sáng tạo được tiến hành thông qua các phương pháp so sánh - đối chiếu, trừu tượng hóa - khái quát hóa, phân tích - tổng hợp.

Mối quan hệ giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính:

Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính và gắn chặt với nhận thức cảm tính, thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trù tượng hay khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính. Ngược lại nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn.

  • Nhận thức và tình cảm:

Giống nhau:

  • Đều phản ánh hiện thực khách quan,
  • Mang tính chủ thể: tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người: cùng một vấn đề nhưng đặt vào mỗi người khác nhau thì có những nhận thức và bộc lộ tình cảm khác nhau. Cùng một vấn đề nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau thì cũng có những nhận thức và bộc lộ những tình cảm khác nhau.
  • Mang tính chất xã hội.

Khác nhau:

Tiêu chí

Tình cảm

Nhận thức

Nội dung phản ánh

Tình cảm phản ánh các sự vật hiện tượng gắn liền với nhu cầu và động cơ của con người. Tính chủ thể cao hơn.

Phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân sự vật, hiện tượng trong hiện thức khách quan.

Phạm vi phản ánh

Mang tính lựa chọn, chỉ phản ánh những sự vật có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người mới gây nên tình cảm.

Ít tính lựa chọn hơn, rộng hơn, bất cứ sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan tác động vào các giác quan của ta đều được phản ánh với những mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính xác khác nhau.

Phương thức phản ánh

Thể hiện tình cảm bằng những rung cảm, bằng những trải nghiệm.

Phản ảnh thế giới bằng những hình ảnh (cảm giác, tri giác) bằng những khái niệm.

Con đường hình thành

Khó hình thành, ổn định. Bền vững, khó mất đi

Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá bỏ

Mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức:

  • Đối với nhận thức, tính cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích con người tìm tòi đến với kết quả nhận thức.
  • Ngược lại, nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất.
  • Xúc cảm và tình cảm.

Giống nhau:

  • Đều do hiện thực khách quan tác động vào tác nhân mà có, đầu biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực.
  • Đều mang tính chất lịch sự xã hội.
  • Đều mang đậm màu sắc cá nhân.

Khác nhau:

Tình cảm

Xúc cảm

Chỉ có ở con người

Có ở con người và động vật.

Là thuộc tính tâm lý

Là quá trình tâm lý

Xuất hiện sau

Xuất hiện trước.

Có tính chất ổn định và xác định, khó hình thành và khó mất đi.

Có tính chất tạm thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.

Thường ở trạng thái tiềm tàng.

Thường ở trạng thái hiện thực.

Thực hiện chức năng xã hội: hình thành mới quan hệ tình cảm giữa người với người.

Thưc hiện chức năng sinh học: giúp cho con người và động vật tồn tại được

Gắn liền với phản xạ có điều kiện: có tình cảm phải trái qua quá trình tiếp xúc, hình thành tình cảm

Gắn liền với phản xạ không điều kiện.

Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm: xúc cảm là cơ sở tình cảm. tình cảm được hình thành từ quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù, cùng một phạm vi đối tượng). Tình cảm được xây dụng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lại thể hiện qua xúc cảm phong phú đa dạng và chi phối xúc cảm.

3. Phân tich vai trò của các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

a. Môi trường sống.

  • Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiệt cho hoạt động và phát triển của con người. có 2 loại môi trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
  • Môi trường xã hội bao gồm cả một hệ thông chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, giáo dục,… được thiết lập. Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất đinh. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đều tác động đến con người một cách tự phát hay tự giác, nhưng môi trường xã hội là nội dung, là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách. Nối đến môi trường xã hội, đặc biệt là giáo dục có tác động mạnh mẽ đến mỗi cá nhân. Vì môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiên và điều kiện cho hoạt động và giao lưu cá nhân. Qua đó con người chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người. Chính trong quá trình đó đã nảy sinh, hình thành và phát triển nhân cách của mình.
  • Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với nhân cách: một môi trường xã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện văn hóa - tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hòa… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực của nhân cách phát huy. Ngược lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui chột đi, nếu môi trường xã hội không tạo điều kiện cho nó bộc lộ. Trong một chừng mực nào đó, điều này không những làm cho nhân cách bị ngheo nàn, mà còn có thể dẫn tới sự phá vỡ nhân cách.

b. Hoạt động.

  • Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Họat động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất đó. Vì thế, nhân cách của họ được hình thành và phát triển.
  • Thông qua 2 quá trình: đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con đường lĩnh hội kinh nghiệm xã hộ và lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách.
  • Mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách nên hoạt động phải được coi là một phương tiện giáo dục cơ bản. Nhưng không phải ở tất cả các giai đoạn hay thời kỳ phát triển và cũng không phải các dạng hoạt động đều có tác động như nhau đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Có những dạng hoạt động đóng vai trò chủ yếu là hoạt động chủ đạo trong sự phát triển nhân cách còn các dạng hoạt động khác đóng vai trò thứ yếu. Sự hình thành và phát trienr nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất đinh. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việ hình thành và phát triển nhân cách.