Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy

Darkrose

Cây nguyệt quế là gì?

Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,…

Loại cây này thường bị nhằm lẫn với cây nguyệt quế thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn là vòng được kết từ lá của loại cây nguyệt quế Hy Lạp, không phải từ cây nguyệt quế ở Việt Nam như nhiều người nghĩ.

Nguyệt quế ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm. Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp.

Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ.

Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.

Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy

Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.

Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu.

Công dụng của cây nguyệt quế

Làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên.

Lợi ích cây nguyệt quế trong đời sống

- Lá nguyệt quế là gia vị trong ẩm thực;

- Cành để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại - phần thưởng dành cho người chiến thắng;

- Có tính chống oxi hóa, giảm đau, chống viêm, chống co giật

- Trong đông y, lá cây nguyệt quế hơi giống lá ngâu, có vị chát, có tác dụng điều trị ho đờm, sưng bầm, rắn cắn, đau răng; hoa nguyệt quế chứa tinh dầu, có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi.

Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế

Cách trồng cây nguyệt quế

Có 4 phương pháp thường áp dụng trồng cây nguyệt quế gồm gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Trong đó, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là ghép mắt.

Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy

- Ghép mắt cần chọn cây khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh, chọn cành bánh tẻ (không già không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh. Chọn nhánh ghép cây mẹ tốt, sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.

- Chiết cành nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, chọn cành không quá già cũng không quá non để cây giống phát triển tốt.

- Giâm cành: thời gian thích hợp là từ tháng 6 đến tháng 8, nên chọn cành bánh tẻ có vỏ nâu, xám và dùng chất kích thích sinh học để cây dễ ra rễ.

- Gieo hạt: ít được áp dụng do tỉ lệ nảy mầm thấp.

Đất trồng cây nguyệt quế cần phải phù hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt, nên chọn loại loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7. Công thức đất trộn đất trông cây nguyệt quế: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1

Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy

Cách chăm sóc cây nguyệt quế

- Thay đất: Một thời gian sau khi trồng, khi thấy cây kém tươi hoặc nhiều rễ con trồi lên mặt đất là dấu hiệu đất cằn cỗi, hết chất dinh dưỡng cho cây, do đó nên thay đất hoặc đổi chậu bằng cách bỏ đi 1 phần 3 lượng đất cũ và thêm vào đất mới cho cây. Nếu trồng cây trong chậu thì sau 3-4 tháng nên thay đất cho cây một lần, bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ và thêm hỗn hợp đất mới. Nên sang chậu vào màu xuân hoặc trước mùa mưa để cây phát triển, đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ.

- Bón phân: Nên bón phân cho cây nguyệt quế theo chu kì 2 tháng 1 lần theo lượng phù hợp, đảm bảo loại phân có chứa Kali trong thời kỳ phát triển của cây để cây trở nên cứng cáp hơn. khi bón phải tưới nước để giảm nhiệt, nên ngâm phân tan trong nước rồi tưới vào gốc cây.

- Tưới nước: Để cây ra hoa liên tục và nhiều hoa phải tưới nước thường xuyên, đây là loại cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao nên phải đảm bảo đủ nước cho cây. Cây thích ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao, thích hợp là vào buổi sáng hay chiều tối nên khi bạn trồng trong nhà thì nên đem cây ra phơi nắng để có thể hấp thu được ánh mặt trời tốt nhất.

- Nhiệt độ thích hợp để cây có thể sống và phát triển là 13°C - 39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC - 29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây chết -5ºC.

- Ánh sáng: Nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

- Cắt tỉa: Khi cây đã trưởng thành, nên cắt tỉa cho cây 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa khô để cây luôn gọn gàng và có hình dáng đẹp và để ý bắt côn trùng tấn công cây.