News from LCDF

Darkrose
News from LCDF

Với tốc độ phát triển của ngành xây dựng ở Việt Nam, thiết kế nội thất hiện là một nghề thời thượng mang lại thu nhập cao, nhiều cơ hội việc làm và thu hút cả nam lẫn nữ.

Nhà thiết kế nội thất được ví như ảo thuật gia thay đổi không gian. (Ảnh: Elledecor)

Chính vì độ hot đó mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm tới ngành này nhưng luôn băn khoăn “Học thiết kế nội thất có khó không?”. Phải khẳng định rằng, thiết kế nội thất là một ngành học khó. Nhưng đừng quên “Thừ thách càng lớn, cơ hội càng lớn”, “biển lặng chẳng bao giờ tạo nên thủy thủ tài ba”… Nếu vượt qua được những khó khăn khi theo học ngành này, cơ hội cũng sẽ đến với bạn nhiều hơn so với các ngành học phổ thông khác.

Cùng xem, vì sao học thiết kế nội thất lại khó?

Ngành học cần kết hợp cả kiến thức mỹ thuật và khoa học kỹ thuật

Thiết kế nội thất không đơn giản như trang trí nội thất, chỉ là sắp xếp vị trí đèn, bàn, chọn màu sơn tường, rèm... Nhiều hơn thế, đó là thay đổi không gian, công năng sử dụng thậm chí can thiệp tới cả cấu trúc, kiến trúc của công trình (Ví dụ: đục thông tường, hạ trần…).

Vì thế nhà thiết kế nội thất, ngoài mắt thẩm mỹ, óc sáng tạo còn bắt buộc phải nắm được kiến thức về kiến trúc, xây dựng, kỹ thuật, am hiểu vật liệu, biết cách đo đạc, tính toán phân bổ không gian, trí tưởng tượng về không gian 3D… Chỉ cần một chút sai lệch về thông số, tỷ lệ cũng có thể làm ảnh hưởng tới cả công trình.

Phải giữ cho thiết kế đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp nhu cầu khách hàng mà còn phải đẹp, hài hòa giữa ánh sáng, màu sắc, hình khối, độ bền, vật liệu, phong thủy…. Đây chính là khó khăn hàng đầu với những ai theo đuổi nghề làm đẹp không gian sống.

IMG_5324.jpg

Nghề thiết kế không nghệ sĩ, bay bổng như nhiều người tưởng nhất là với thiết kế nội thất. Sinh viên thường xuyên phải làm việc với các loại thước, kéo dụng cụ đo đạc…(Ảnh: LCDF- Hà Nội)

Những cuốn sketch chằng chịt hình vẽ thông số hình học, số học (Ảnh: LCDF-Hà Nội).

Phải sử dụng những phần mềm đồ họa phức tạp

Một đặc thù thứ hai của ngành thiết kế nội thất, đó là ngoài vẽ tay, người học bắt buộc phải biết sử dụng nhiều phần mềm đồ họa 2D, 3D phức tạp như Autocad, Sketchup, 3Ds Max, Revit, Sweet Home 3D…

Đây là những phần mềm phổ thông nhà thiết kế cần để dựng bản vẽ bố trí mặt bằng, phối cảnh, không gian ba chiều sao cho thật nhất, giúp khách hàng hình dung chi tiết về không gian, ánh sáng, màu sắc, vật liệu nội thất.

Chỉ riêng việc học sử dụng phần mềm đồ họa cũng đã là một nội dung khá “khoai” với các sinh viên thiết kế nội thất, cần phải kiên trì thực hành rất nhiều lần.

image007.jpg

Ra được bản thiết kế đã khó, dựng được phối cảnh như trong phác thảo là một giai đoạn gian nan chẳng kém. (Ảnh: LCDF Hà Nội)

Phối cảnh thiết kế căn hộ sinh viên thiết kế Nội thất và Kiến trúc LCDF-Hà Nội.

Công việc phải thực hành, di chuyển nhiều

Thiết kế nội thất là một ngành học cần thực hành nhiều hơn hẳn các ngành khác nên đây thực sự là một nghề vất vả. Sinh viên sẽ phải di chuyển tới trực tiếp công trình để thực hành đo đạc, đi tìm hiểu về nguyên vật liệu, đi tham khảo nhiều công trình thực tế, dựng mô hình, bản vẽ 3D, trực tiếp tham gia vào sản xuất đồ nội thất….

Sự vất vả này cũng là một trong những lý do khiến nhiều người cho rằng thiết kế nội thất là nghề hợp với nam nhiều hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sự kiên trì, chu đáo, cẩn thận, giao tiếp khéo léo lại là những điểm mạnh rất riêng của phái nữ khi theo ngành thiết kế nội thất.

Tami+Faulkner+Design,+how+to+work+with+an+interior+designer,+Sacramento+CA.jpg

Nhà thiết kế nội thất thường xuyên phải có mặt tại công trình để đo đạc, nghiên cứu, giám sát… Ảnh: tamifaulknerdesign

Kiến thức cần được làm mới liên tục

Kiến thức của ngành thiết kế nội thất không phải chỉ học một lần là có thể áp dụng mãi. Nhà thiết kế cần cập nhật liên tục các xu hướng thiết kế, nguồn nguyên vật liệu mới, thiết bị nội thất mới để bản thiết kế được hợp mốt và hiệu quả.

Thử tưởng tượng, khi khách hàng đưa ra mẫu nội thất họ mong muốn, nếu nhà thiết kế gợi ý được loại có kiểu dáng, chất lượng tương đồng nhưng giá thấp hơn, hoặc tính năng ưu việt hơn, họ sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng.

Ngoài ra, nhà thiết kế còn phải là người có nhiều trải nghiệm, có hiểu biết về văn hóa, lối sống, những thị hiếu, nhu cầu mới của khách hàng từ đó mới đưa ra được các giải pháp ấn tượng, thuyết phục khách hàng. Đặc biệt, với những khách hàng tri thức, từng trải, có điều kiện kinh tế, nhà thiết kế nội thất càng phải sành điệu, có trình độ xứng tầm.

Theo Decoholic, xu hướng nội thất các năm tới sẽ thiên về không gian đa chức năng cho phù hợp bối cảnh “đất chật người đông”.

Thiết kế nội thất: Độ khó cao - cơ hội lớn

Ngành học càng nhiều thách thức, cơ hội việc làm càng rộng mở. Sự phát triển của ngành bất động sản và chất lượng cuộc sống lên cao kéo theo nhu cầu thiết kế nội thất khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mai, nghỉ dưỡng, ăn uống và cả các công trình tư nhân. Ngày càng nhiều gia đình chịu chi số tiền lớn vào thuê nhà thiết kế nội thất cải tạo không gian sống.

Chính vì thế, sinh viên học thiết kế nội thất không sợ thiếu việc làm, có thể làm tại các công ty thiết kế, tư vấn, những công ty xây dựng, mở văn phòng riêng hoặc vừa đi làm thuê vừa nhận dự án bên ngoài. Mức lương sẽ tăng dần theo trình độ, kinh nghiệm và cả kỹ năng ngoại ngữ.

Untitled.jpg

Biểu đồ lương ngành thiết kế nội thất (Ảnh: Timviec365)

LCDF- Hanoi