Khai lộc đầu xuân và tục Hoá vàng – làm sao để cầu nhiều lộc

Darkrose
Khai lộc đầu xuân và tục Hoá vàng – làm sao để cầu nhiều lộc

Trong kỳ nghỉ Tết bên gia đình, chúng ta sẽ trải qua rất nhiều hoạt động vui chơi, lễ tiệc, chào hỏi và chơi xuân. Học viện Phong thuỷ Minh Việt xin giới thiệu đến Quý anh chị những lịch trình dành cho khai xuân 2023 bao gồm:

1. Khai xuân đầu năm

Khai xuân đầu năm từ xưa đến nay vẫn luôn là một phong tục truyền thống của người Việt trong dịp Tết nguyên đán đầu năm mới. Tục lệ khai xuân đầu năm với mong muốn một năm mới mọi việc thuận lợi, mưa thuận gió hoà, làm ăn phát tài phát lộc phát bình an, hanh thông. Trong đó bao gồm một chuỗi hoạt động nhằm để đón chào năm mới như xuất hành, khai trương, khai bút hoặc lễ khai xuân mừng năm mới,..

Trong các hoạt động của khai xuân, khai bút là một thủ tục được ông cha ta rất coi trọng. Vào thời điểm giao thừa xong, người ta thường nắn nót, thận trọng viết những dòng đầu tiên trong năm mới. Việc này mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt bởi khai bút văn đầu năm, văn hay chữ tốt tức là báo hiệu sang năm học hành tấn tới, thi cử gặp may. Với những người có công việc khác nhau thì khai xuân cũng được ứng dụng tương ứng: Người có chức tước thì khai ấn, học trò khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày… Dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hanh thông, làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng hội hè đình đám, vui chơi sa đà mà chây lười làm việc.

Khai bút

Như đã đề cập ở trên, khai bút là hành động khai xuân đầu năm mang 1 ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Người ta có thể khai bút bằng cách viết thơ, lời chúc,… sau giao thừa hoặc vào sáng mùng 1 Tết. Những cô bé, cậu bé hoặc những Quý anh chị muốn có đường quan lộ, đường công danh, việc học hành thi cử tốt và thuận lợi, thăng tiến và mở mang tri thức đều có thể sử dụng việc khai bút đầu năm này với mong muốn con đường đến với tri thức được thuận lợi.

Khai cày - trồng cây

Với người nông dân, khai cày là một phong tục đẹp để khai xuân đầu năm. Đường cày đầu xuân thể hiện sức lao động của những con người chinh phục đồng ruộng, thể hiện sức sáng tạo của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Với nông dân xưa, họ sử dụng con trâu, cái cày để thực hiện khai cày, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, máy móc ngày nay, người nông dân đã nhàn hơn rất nhiều. Bằng các áp dụng máy cày, máy gặt bừa, họ có thể khai cày bằng máy và tiết kiệm thời gian cũng như công sức hơn.

Ý nghĩa của việc khai xuân

Theo truyền thống của người Việt Nam, khai xuân được xem là một nghi thức đón chào năm mới, đón chào niềm vui, sự thuận lợi và đẩy lui sự không may của năm cũ. Chính vì lý do đó, lễ khai xuân thường được tổ chức rất long trọng ở những công ty, doanh nghiệp lớn. Điều này không chỉ cầu mong một năm mới làm ăn suôn sẻ, thuận lợi mà còn tăng thêm sự gắn bó giữa thành viên, khích lệ tinh thần nhân viên trong công ty

Ngày đẹp để khai xuân Quý Mão 2023

Sau đây là chi tiết danh sách các ngày đẹp khai xuân đầu năm Quý Mão 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Thứ 2, ngày 23 tháng 1 năm 2023 - Âm lịch: Ngày 2/1/2023

Thứ 4, ngày 25 tháng 2 năm 2023 - Âm lịch: Ngày 4/1/2023

Thứ 2, ngày 30 tháng 1 năm 2023 - Âm lịch: Ngày 9/1/2023

Thứ 3, ngày 31 tháng 1 năm 2023 - Âm lịch: Ngày 10/1/2023

2. Lễ hoá vàng - Cảm ơn gia tiên và kết thúc kỳ nghỉ lễ

Mọi người đều cho rằng, lễ, tết là ngày vui của con cháu thì ông bà dưới âm cũng sẽ về nhà hưởng chung với con cháu. Hoá vàng chính là việc con cháu gửi đồ dùng, tiền vàng đã chuẩn bị trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết cho người cõi âm.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).

Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên này rất quan trọng với người Việt. Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến ngày hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính.

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.Theo sách “Tục thờ cúng của người Việt” của tác giả Bùi Xuân Mỹ (NXB Văn hoá Thông tin), lễ hoá vàng mang ý nghĩa tiễn đưa các cụ trở lại thế giới bên kia, đồng thời thể hiện được lòng hiếu thảo của mình với tổ tiên.

Với quan niệm “Âm dương dị đồng nhất lý” nên đã có mời thì phải có đưa mới đúng lễ. Nếu như lễ cúng vào chiều ba mươi Tết với ý nghĩa là để mời tổ tiên về ăn Tết, thi lễ cúng vào ngày mồng ba để tiễn đưa các cụ trở lại thế giới bên kia.

Lễ phẩm cũng chỉ là những thứ đã từng bày biện trong ba ngày Tết, có nhà thêm đĩa xôi, con gà, còn hương, hoa, trầu cau đều thay mới. Trong lời khấn, gia chủ cần chú ý ba điều: cảm tạ tổ tiên đã về với con cháu; nay đã hết Tết, con cháu tiễn đưa, mong các cụ phù hộ cho con cháu; trong ba ngày Tết, con cháu có gì khiếm khuyết, xin các cụ thứ lỗi.

Cúng đưa xong là làm lễ hoá vàng mã. Vàng, mã làm bằng giấy, tượng trưng cho đồ dùng của người đã khuất lúc sinh thời. Nhân ngày Tết, để biểu hiện lòng hiểu thảo của mình, con cháu đã mua sắm những thứ đó để tổ tiên dùng.

Nhiều gia đình đốt hàng chồng vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe…, thậm chí có người còn gửi người hầu, tỳ thiếp… có giá trị hàng trăm nghìn đồng cho người cõi âm.

Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Theo nhiều tài liệu sử học thì mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng là hợp lý hơn cả.

Có những gia đình chỉ làm hết tết gói gọn trong gia đình. Nhưng cũng có những người còn mời thông gia, hàng xóm thân thiết tới dùng cơm lễ hoá vàng, coi như là dịp gặp mặt nhau ngày đầu xuân. Hóa vàng tiễn các cụ xong ai cũng có cảm giác Tết đã hết. Người kinh doanh lại bắt đầu mở hàng kinh doanh như mọi ngày. Người làm công việc khác cũng vậy. Nhưng dù làm bất cứ nghề gì đi chăng nữa, ai ai cũng hy vọng lòng thành của mình được các cụ chứng giám và phù hộ cho làm ăn suôn sẻ cả năm.

Ý nghĩa của tục hóa vàng ngày Tết: Tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh

Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết. Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải đủ món luộc, xào, canh, miến, cùng với bình rượu, li nước, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả để tiễn chân ông bà. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.

3. Văn khấn lễ hoá vàng:

Bài lễ, cúng lễ như thế nào các bạn có thể đặt mua sách Văn Khấn tại Học Viện Phong Thủy Minh Việt.

Sách Tuyển tập VĂN KHẤN và hướng dẫn sắm lễ, chọn ngày chọn giờ cúng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đây là cẩm nang khó bỏ qua trong các dịp cúng bái tại gia nhất là với người trẻ không rành về phong tục thờ cúng.

Trong quyển này chi tiết các dịp cúng như:

1. Cúng khai trương.

2. Cúng động thổ, nhập trạch.

3. Cúng Giải hạn: Tam Tai, Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô…

4. Cúng đầy tháng, thôi nôi…

5. Cúng Giao Thừa, Đầu năm….

Và rất nhiều lễ cúng khác…

Sau khi hết nhang, Quý anh chị nên lập tức đốt vàng mã để các cụ sẵn sàng đi về nơi Âm giới, không được để vàng mã lại lưu cữu trên ban thờ ngày qua tháng lại. Điều này không tốt cho vong linh các cụ.

Cảm ơn Quý anh chị đã theo dõi Học viện Phong thuỷ Minh Việt suốt năm qua và một lần nữa, thay mặt toàn thể Học Viện, kính chúc Quý anh chị Tân xuân như ý, phát lộc phát tài, cầu được ước thấy, mọi sự thuận thông, công thành danh toại.

Chúc mừng năm mới !!!

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy Âm Trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/