Thao giảng là gì? Mục đích và cách để thao giảng phát huy hiệu quả

Darkrose

Chắc hẳn ai khi đã từng ngồi trên ghế nhà trường hay đang ngồi trên ghế nhà trường cũng khá quen thuộc với cụm từ thao giảng. Một trong những nhiệm vụ của giáo viên là thao giảng. Vậy thao giảng là gì? Mục đích và cách để thao giảng phát huy hiệu quả? Hãy cùng giáo dục COE tìm hiểu kỹ hơn bạn nhé.

Thao giảng là gì?thao giảng là gì?

Thao giảng là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, trong ngành giáo dục, nhằm đánh giá phương pháp dạy học mới đánh giá chất lượng giáo viên, đánh giá chất lượng của chương trình giáo dục. Hoặc đơn giản các tiết thao giảng là tiết học các thầy cô muốn chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giảng dạy với nhau.

Thường việc thao giảng được diễn ra tại cấp học tiểu học sẽ chiếm số lượng nhiều hơn các cấp khác.

Ở cấp tiểu học trước buổi thao giảng sẽ có một tiết học dạy thử. Trước để học sinh nắm được thông tin bài giảng. Trong buổi thao giảng sẽ có thầy cô trong ban giám hiệu, phòng đào tạo, thầy cô phụ trách chuyên môn tới thao giảng dự giờ.

Dạy thao giảng là gì? là một tiết học mà giáo viên được chọn dạy thao giảng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về bài giảng, giáo trình, nội dung bài giảng trước khi tiết học diễn ra. Trong quá trình dạy thao giảng cả thầy và trò đều có sự hợp tác theo một sự sắp xếp từ trước đó hay một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo sẵn cho học sinh trả lời.

Thao giảng dự giờ là gì? là việc các thầy cô khác trong ban giám hiệu hoặc thầy cô trong bộ môn phụ trách, phòng đào tạo đến dự giờ tiết học thao giảng.

Mục đích của thao giảngmục đích của thao giảng

Mục đích của tiết học thao giảng ở bất kỳ cấp học nào hay bất kỳ ngôi trường nào cũng đều hướng tới cái chung. Nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập, chương trình đào tạo…và hướng tới những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tập trong nền giáo dục Việt Nam.

Bên cạnh đó việc thao giảng còn nhằm mục đích đưa ra những cải cách trong chương trình giảng dạy. Việc đề bạt, thăng tiến hay đào tạo cán bộ giáo viên. Ngoài ra thao giảng cũng là cơ sở để các cấp lãnh đạo đưa ra các chương trình đào tạo. Nâng cao trình độ chuyên môn, khen thưởng kịp thời cho các giáo viên, giảng viên có thành tích tốt trong giảng dạy.

Ý nghĩa của thao giảng

Xét về mặt tích cực hoạt động thao giảng mang lại khá nhiều ý nghĩa cho ngành giáo dục. Nếu hoạt động thao giảng đi đúng mục đích và không chạy theo bệnh thành tích như sau:

  • Đối với giáo viên sẽ đánh giá được chất lượng giảng dạy của thầy cô dựa vào các kỹ năng truyền đạt bài giảng đến các học sinh. Ngoài ra từ các tiết học thao giảng sẽ thấy được các điểm hạn chế cần khắc phục trong cải cách giáo dục, cải cách phương pháp giảng dạy và giáo trình.
  • Đối với học sinh: Giúp cho các em tập trung học tập tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó nếu hoạt động thao giảng đi sai lệch, sắp đặt mọi thứ theo một mô típ sẵn. Sẽ phá vỡ sự tốt đẹp từ ý nghĩa của thao giảng mang lại. Nên tránh việc làm như sau trong hoạt động thao giảng:

  • Tránh sự sắp đặt một cách quá đà, việc sắp xếp trước thứ tự câu hỏi, câu trả lời. Ưu tiên cho học sinh nào trả lời, đôi khi còn tuyển chọn các em có lực học khá trong tiết thao giảng. Là việc làm đáng chê trách. Bởi chất lượng giảng dạy từ bài thao giảng. Mang lại phải nhờ vào sự đánh giá ngẫu nhiên và trên tất cả các em học sinh.
  • Sự chuẩn bị chu đáo từ công cụ đến chất lượng bài giảng của giáo viên. Khác với ngày thường làm sai lệch đi từ kết quả đánh giá chất lượng giáo viên.

Làm cách nào để hoạt động thao giảng phát huy hiệu quảphát huy hiệu quả của thao giảng

Thao giảng là hoạt động truyền thống tại nhiều ngôi trường. Xét từ mục đích và ý nghĩa tích cực từ hoạt động thao giảng. Cho thấy việc thao giảng tại các trường là việc làm khá cần thiết. Tuy nhiên để phương pháp này phát huy được hiệu quả tích cực thì cần thực hiện một số điều sau:

  • Nâng cao tinh thần và phổ biến cho toàn thể giáo viên, giảng viên về mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của những giờ dạy học và thao giảng.
  • Duy trì các giờ học thao giảng hàng năm tại trường. Nhưng phải quán triệt tình trạng dạy học một cách máy móc, rập khuôn.
  • Đánh giá chính xác chất lượng của những giờ học thao giảng. Dựa trên mức độ tìm hiểu và tiếp thu của học sinh.
  • Quán triệt tình trạng không cho học sinh yếu kém vào học giờ thao giảng.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về thao giảng là gì? Mục đích và cách để phát huy hiệu quả hoạt động thao giảng, thao giảng dự giờ. Hi vọng rằng bài viết của coe giúp cho mỗi chúng ta có cách nhìn nhận về hoạt động thao giảng theo một hướng tích cực, nhằm thúc đẩy các tiến bộ trong giáo dục và đào tạo.

>>>> xem thêm: Khoá học kỹ năng thuyết trình