Đặc điểm khí hậu miền Nam Việt Nam theo từng khu vực

Darkrose
Đặc điểm khí hậu miền Nam Việt Nam theo từng khu vực

Miền Nam Việt Nam mang đậm đặc trưng khí hậu cận xích đạo gió mùa. Người dân nơi đây sẽ trải qua 2 mùa chính trong năm là mùa mưa và mùa khô. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thông tin thời tiết miền Nam qua từng khu vực cụ thể trong bài viết dưới đây.

Phân vùng Miền Nam Việt Nam

Miền Nam Việt Nam được chia thành 2 tiểu vùng chính là Đông Nam Bộ và và đồng bằng sông Cửu Long. 19 tỉnh thành phố thuộc miền Nam. Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh thành sau: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Mính.

Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ, miền Tây gồm 13 tỉnh/thành sau: Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, thành phố Cần Thơ.

Đặc trưng chung của khí hậu miền Nam

Khí hậu cận xích đạo gió mùa là kiểu thời tiết đặc trưng của miền Nam nước ta. Người dân miền Nam sẽ trải qua 2 mùa trong năm, đó là mùa mưa và mùa khô. Nền nhiệt ở miền Nam luôn ở mức cao so với biên độ nhiệt khu vực Bắc Bạch Mã.

Khí hậu miền Nam đang có sự biến đổi nhiều qua các năm. Mức nhiệt trung bình thường dao động ở ngưỡng 25 độ C đến 27 độ C ở khu vực đồng bằng. Các khu vực miền núi có mức nhiệt nhiệt thấp hơn, trung bình khoảng 21 độ C. Miền Nam có lượng mưa trung bình hằng năm lớn, từ 1500 đến 2000mm. Độ ẩm không khí tương đối cao, mức cân bằng ẩm luôn dương.

Tuy nhiên chế độ mưa ở miền Nam thường không đồng nhất. Các khu vực ở Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa thường đến muộn và chỉ trong thời gian ngắn. Ở các tỉnh, thành thuộc khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên lại có mùa mưa khác biệt. Cụ thể mùa mưa kéo dài tới khoảng 6 tháng và chiếm đến 80% lượng mưa của cả năm.

Mức nhiệt ở mùa khô khá cao. Tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra vào mùa này. Điểm tích cực của khí hậu miền Nam đó là ít chịu ảnh hưởng của gió Phơn nên mùa khô khá dễ chịu. Số lượng cơn bão cũng ít hơn so với miền Trung và Đông Bắc Bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp cho miền Nam hơn so với 2 miền còn lại.

Đặc điểm khí hậu khu vực Đông Nam Bộ

Khí hậu miền Nam có sự khác biệt qua các tiểu vùng là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực Đông Nam Bộ mang những đặc trưng có khí hậu cận xích đạo, nền nhiệt cao quanh năm.Thời tiết ở khu vực này hầu như không có sự thay đổi nhiều trong năm. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự phân hóa sâu sắc giữa 2 mùa mưa - khô. Khu vực Đông Nam Bộ có khí hậu tương đối điều hòa và ít xảy ra các thiên tai.

Điểm hạn chế của vùng là vào mùa khô lượng mưa ít, điều này ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Khu vực Đông Nam Bộ có lượng mưa trung bình thấp nhất. Những trận mưa lớn thường xảy ra ở một số vùng. Những vùng có địa hình cao có nguy cơ xảy ra xói mòn đất.

Đặc điểm khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ thuộc miền Nam nước ta. Khí hậu của khu vực này mang đặc trưng rõ nhất của khí hậu cận xích đạo. Trong năm số giờ nắng trung bình khoảng 2.200 đến 2.700 giờ. Mức nhiệt độ cao, trung bình năm luôn ổn định dao động mức 25 - 27 độ C. Đồng bằng sông Cửu Long có lượng mưa khá lớn từ 1300 - 200mm. Mưa nhiều vào các tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Bài viết trên đây đã giới thiệu những đặc trưng cơ bản của khí hậu miền Nam Việt Nam. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích tới quý bạn đọc trong việc tìm hiểu, khám phá miền Nam.