So sánh máy chủ và máy trạm khác nhau như thế nào? – Elite

Darkrose
So sánh máy chủ và máy trạm khác nhau như thế nào? – Elite

Điểm khác nhau giữa máy chủ và máy trạm là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp không chuyên về kỹ thuật. Bài viết dưới đây của Elite sẽ so sánh máy chủ và máy trạm giúp bạn đọc hiểu rõ về sự khác biệt của hai loại này.

Khái niệm máy chủ và máy trạm

Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa máy chủ và máy trạm, Elite sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm của từng loại:

  • Máy chủ: Là một máy tính có kết nối Internet, với cấu hình mạnh và IP tĩnh. Nó đảm nhận nhiệm vụ quản lý tài nguyên mạng và được cài đặt một số phần mềm nhằm hỗ trợ cho những máy tính khác (máy trạm).

Ví dụ: Máy dịch vụ tập tin là máy tính hoặc thiết bị chuyên dụng để lưu trữ những tập tin. Bất kỳ người dùng nào có kết nối mạng đều có thể lưu trữ tập tin trên máy chủ.

máy chủ là gì
Khái niệm máy chủ
  • Máy trạm (Workstation): Khái niệm Workstation được hiểu là máy tính dành cho một cá nhân sử dụng nhưng chạy nhanh, có cấu hình mạnh và được nâng cấp hơn so với một máy tính cá nhân thông thường. Máy trạm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại các doanh nghiệp hoặc người dùng chuyên nghiệp (như kiến trúc sư, thiết kế đồ họa,…). Nó được thiết kế và cấu hình cho những ứng dụng kỹ thuật (CAD/CAM) và phát triển phần mềm, đòi hỏi khả năng xử lý cao, dung lượng bộ nhớ lớn.

Ví dụ: Hệ điều hành thường được sử dụng cho máy trạm là Windows NT và Unix. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, mỗi Client sẽ được trang bị nhiều chương trình và tính năng riêng.

máy trạm là gì
Khái niệm máy trạm

Xem thêm: Máy chủ HPE giá tốt - Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Elite

Đặc điểm của máy chủ và máy trạm

Một số người dùng vẫn còn nhầm lẫn giữa máy trạm và máy chủ. Điều này dẫn đến sự lựa chọn không phù hợp cho hoàn cảnh cũng như nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Cùng Elite phân tích kỹ hơn về đặc điểm của chúng qua thông tin sau:

Máy chủ

Máy chủ không giống với những loại máy tính để bàn thông thường, chúng được thiết kế để quản lý, lưu trữ và xử lý dữ liệu liên tục trong 24 giờ/ngày, ngay cả khi phần cứng gặp sự cố.

Nếu một máy chủ bị mất nguồn do một trong những nguồn cung cấp điện chính hư hỏng thì nguồn thứ cấp vẫn tiếp tục hoạt động, đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu cũng như hạn chế gián đoạn công việc của nhân viên. Hiện tượng mất dữ liệu hiếm khi xảy ra nếu sử dụng máy chủ vì chúng cũng có hệ thống lưu trữ RAID.

Ngoài ra, khi tất cả các tệp được lưu trữ trên 1 máy chủ duy nhất thì việc thực hiện sao lưu trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách chỉ định quyền truy cập cụ thể cho người dùng cá nhân.

Vai trò của máy chủ là để lưu trữ, cung cấp cũng như xử lý dữ liệu, sau đó trực tiếp chuyển đến hệ thống máy trạm 24/7 cho một cá nhân, tổ chức thông qua mạng LAN hay internet.

đặc điểm máy chủ
Đặc điểm của máy chủ

Máy trạm

Vai trò của máy trạm được sử dụng bởi những lập trình viên, nhà thiết kế đồ họa, kiến trúc sư và nhà khoa học,… Những người có yêu cầu cao về năng lực tính toán hiệu suất. Cấu hình của một máy trạm sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy vào nhiệm vụ hiện tại, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.

Nhìn chung, khi so sánh máy chủ máy trạm thì máy trạm có khả năng xử lý, bộ nhớ cũng như dung lượng lưu trữ lớn hơn. Bộ tăng tốc video hay bộ điều hợp hiệu suất cao có thể được tìm thấy ở những máy trạm thiết kế cho gaming và đồ họa.

Đôi khi, phần cứng của máy trạm được thiết kế để hoạt động song song với phần mềm. Đặc biệt, card đồ họa sẽ luôn được nhà sản xuất phần mềm khuyên dùng để đạt được hiệu suất tối ưu. Hệ điều hành cũng hoạt động dựa trên hệ thống phần cứng. Một hệ thống đa lõi siêu phân luồng sẽ yêu cầu hệ điều hành có khả năng tích hợp những tính năng này.

máy trạm có đặc điểm gì
Đặc điểm của máy trạm

Xem thêm: Điện toán đám mây: Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Tại sao cần hiểu sự khác biệt giữa máy chủ và máy trạm?

Nếu là một người am hiểu về công nghệ thông tin, chắc hẳn bạn sẽ biết rõ máy chủ và máy trạm đảm nhiệm những vai trò khác nhau trong hệ thống mạng của một công ty. Chúng còn được thiết kế để thực hiện nhiều chức năng rất khác nhau.

Việc giải thích sự khác biệt này một cách rõ ràng cho khách hàng, sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định cách người dùng cuối kết nối với cơ sở hạ tầng thông tin của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể hướng dẫn khách hàng về những kết nối phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng, thông qua việc nêu rõ chức năng duy nhất của máy chủ và máy trạm.

khác biệt máy chủ và máy trạm
Cần hiểu rõ sự khác biệt giữa máy chủ và máy trạm

So sánh máy chủ và máy trạm

Sau khi hiểu rõ khái niệm cũng như những đặc điểm vai trò của máy chủ và máy trạm, Elite sẽ hướng dẫn người dùng so sánh máy chủ và máy trạm trên một số phương diện cụ thể như sau:

Tiêu chí Server (Máy chủ) Workstation (Máy trạm)

Chức năng

Máy chủ gồm: Phần mềm và phần cứng để lưu trữ dữ liệu, quản lý tài nguyên và phản hồi những yêu cầu của máy khách.

Máy trạm là Laptop hoặc PC có thể thực hiện những tác vụ kỹ thuật phức tạp như phân tích dữ liệu, tạo nội dung kỹ thuật số một cách nhanh chóng.

Hình thức

Máy chủ có nhiều dạng như: Máy chủ ứng dụng, máy chủ FTP, máy chủ Web, máy chủ Mail, máy chủ Proxy và Telnet.

Các máy trạm được thiết kế để tạo ra video hiệu suất cao, ghi âm, kiến trúc, quản lý cơ sở dữ liệu, kỹ thuật và phát triển những phần mềm.

Hệ điều hành

Máy chủ hoạt động trên hệ điều hành BSD, Linux, Windows và Solaris.

Máy trạm được thiết kế để chạy những phần mềm từ nhà cung cấp phần mềm độc lập, chạy trên Unix, Windows và macOS Linux.

Cấu trúc

Máy chủ sẽ luôn được kết nối với bàn phím nhưng không phải lúc nào cũng kết nối với màn hình.

Các máy trạm sẽ luôn được kết nối với bàn phím và màn hình. Chúng bao gồm tất cả những phụ kiện tương tư một máy tính tiêu chuẩn.

Vị trí

Máy chủ được đặt ở một phòng hoặc một tháp máy chủ cụ thể.

Các máy trạm sẽ không bị ràng buộc với trung tâm dữ liệu lớn hơn. Do đó, chúng có thể di chuyển giữa các văn phòng hoặc bàn làm việc nếu cần thiết.

Độ tin cậy

Máy chủ thường chứa những module Double Data Rate (DDR) sửa lỗi và sử dụng công nghệ Redundant Array of Inexpensive Disk (RAID) để lưu trữ và sử dụng nhiều cổng mạng và bộ cấp nguồn.

Các máy trạm thường chỉ sử dụng 1 cổng mạng, 1 bộ cấp nguồn và không dựa vào đĩa lưu trữ RAID hay mô-đun DDR.

Giao diện

Máy chủ có thể được (hoặc không) trang bị giao diện người dùng đồ họa - Graphics User Interface (GUI).

Máy trạm bắt buộc phải trang bị giao diện người dùng đồ họa (GUI).

Kết nối

Máy chủ là trung tâm của một hệ thống mạng, nó đáp ứng yêu cầu, dịch vụ của hệ thống (tương tự yêu cầu của khách hàng).

Máy trạm có thể kết nối Internet hoặc những hệ thống độc lập, nó hoạt động giống một chiếc máy tính cá nhân.

Đầu ra - Đầu vào

Máy chủ không bắt buộc phải có thiết bị IO cá nhân. Kết nối đầu vào và đầu ra của thiết bị sẽ được thực hiện thông qua công tắc KMV có trong giá đỡ.

Máy trạm có thể xâm nhập hoặc xuất ra như một máy tính cá nhân thông qua chuột, bàn phím, các giao diện trên màn hình hay video.

Xem thêm: Server: Khái niệm, phân loại và vai trò đối với doanh nghiệp

Vì sao cần máy chủ ngoài các máy trạm?

Nếu bạn là nhà cung cấp và đang làm việc với nhiều doanh nghiệp ở mọi quy mô, hãy khuyên họ sử dụng máy chủ ngoài các máy trạm để tăng cường độ tin cậy và khả năng bảo mật thông tin. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, chỉ cần bổ sung máy trạm là đủ sử dụng trong một thời gian.

Tuy nhiên, khi công ty phát triển thì việc chia sẻ tệp cũng như bảo mật dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng. Do đó, việc sử dụng máy chủ ngay từ ban đầu sẽ góp phần giảm thiểu những rắc rối về sau.

Hãy nhớ rằng giúp khách hàng hiểu rõ sự khác biệt giữa máy chủ và máy trạm là nhiệm vụ quan trọng. Điều này đảm bảo rằng họ nắm được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết, từ đó đáp ứng những yêu cầu và đưa quyết định đầu tư tối ưu nhất.

sử dụng máy chủ ngay từ đầu
Sử dụng máy chủ ngay từ đầu giảm thiểu rủi ro về sau

Xem thêm: Vì sao bảo mật dữ liệu cần được quan tâm thực hiện ngay?

Dùng máy trạm làm máy chủ được không?

Do có sự tương đồng giữa máy chủ và máy trạm, một số khách hàng đã thắc mắc rằng “Liệu một máy trạm có thể phát triển thành máy chủ hay không?”. Câu trả lời sẽ là “Có” nếu xét trên phương diện kỹ thuật. Bất kỳ máy trạm nào cũng có thể đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của phần cứng để hoạt động như một máy chủ.

Nhưng khi hiểu rõ về sự khác biệt giữa Server và Workstation, ta không cần thiết phải biến một chiếc máy trạm trở thành máy chủ. Lý do là vì máy chủ thực sự sẽ được thiết kế ngay từ đầu để đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là xử lý dữ liệu liên tục trong vòng 24 giờ với dung lượng lưu trữ lớn, đặc biệt là khả năng quản lý tài nguyên mạng an toàn và đáng tin cậy.

Đối với máy trạm, chúng không được thiết kế để thực hiện những mục tiêu này nên kết quả là độ tin cậy kém hơn khi phát triển thành máy chủ. Cho dù làm việc ở một doanh nghiệp 10 người hay tập đoàn đa quốc gia, nhà cung cấp nên đưa ra lời khuyên cho khách hàng về việc lựa chọn một máy chủ thực sự thay vì nâng cấp máy trạm.

không nâng cấp máy trạm thành máy chủ
Không nên nâng cấp máy trạm trở thành một máy chủ

Xem thêm: [Bí quyết] Lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ - Elite

Lựa chọn máy chủ phù hợp với ngân sách doanh nghiệp vừa và nhỏ

Máy chủ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, từ khả năng quản lý, lưu trữ và xử lý dữ liệu đến chia sẻ tài nguyên mạng cũng như đảm bảo tính an toàn, bảo mật cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một máy chủ phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tham khảo các dòng máy chủ HPE được Elite giới thiệu dưới đây:

  • HPE ProLiant Gen10 Plus: Một chiếc máy chủ có kích thước nhỏ gọn, linh hoạt với khả năng phục hồi cao và thích ứng với nhiều tải công việc, môi trường đa dạng. Ngoài ra, chúng sở hữu phần cứng Intel Xeon mạnh mẽ với nhiều tính năng mở rộng, đặc biệt là chức năng quản lý, điều khiển từ xa.
  • HPE ProLiant Gen11: Đây là dòng máy chủ doanh nghiệp cao cấp do HPE sản xuất. Kiến trúc đa socket hỗ trợ CPU Intel Xeon Scalable 2 thế hệ mới nhất, cho hiệu năng cao hơn trước 40%. Hỗ trợ bộ nhớ DDR4 2666 MHz cho băng thông cao hơn, lên đến 3TB trên một máy chủ đơn. Hỗ trợ SSD PCIe 3.0 NVMe cho tốc độ đọc/ghi lên tới 3,5/2,1 GB/s. Hệ thống quản lý iLO 5 mới có giao diện thân thiện với người dùng, tích hợp nhiều tính năng bảo mật và giám sát.
máy chủ hpe proliant dl380 gen11
HPE ProLiant DL380 Gen11

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sở hữu máy chủ HPE của Elite, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng:

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Elite

  • Địa chỉ: 289/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 35 123 959 - Fax: (028) 35 123 958/ 35 128 708
  • Website: https://smb-server.elite-jsc.vn/

Qua bài viết, Elite đã so sánh máy chủ và máy trạm để quý doanh nghiệp hiểu rõ cũng như có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc về máy chủ HPE, vui lòng liên hệ theo hotline (028) 35 123 959 để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

  • HPE là gì? Các thông tin hữu ích về HPE mà bạn chưa biết
  • Chuyển đổi số là gì? Khái niệm chuyển đổi số
  • Bảo vệ doanh nghiệp SMB trước tấn công mạng
  • Mô hình hệ thống IT cho Doanh nghiệp SMB
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên đổi mới sáng tạo
  • Hạ tầng công nghệ thông tin : Thành phần, lợi ích và vai trò
  • Latency là gì ? Nguyên nhân, cách tính và khắc phục hiệu quả
  • Firewall : Khái niệm, chức năng và cách thức hoạt động