Chế độ ăn uống sau phẫu thuật là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hồi phục sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu sau phẫu thuật nên ăn gì và kiêng gì đảm bảo sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé.
1Sau phẫu thuật nên ăn gì?
Chất lỏng trong suốt
Sau hầu hết các cuộc phẫu thuật, cơ thể của bệnh nhân thường sẽ mệt mỏi và có thể xuất hiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng dẫn đến liệt ruột. Do đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn từ lỏng sang rắn để chắc chắn rằng người bệnh vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt trước khi tiêu thụ thức ăn đặc.
Bạn nên ăn thực phẩm lỏng, ít đạm, ít béo, nhiều nước và dinh dưỡng như cháo nhạt, nước luộc rau, nước ép trái cây hoặc nước lọc. Chia khẩu phần ăn thành 6 - 8 cữ nhỏ trong ngày, tiêu thụ từ từ, tránh gây buồn nôn nhằm ngăn ngừa sự hao hụt năng lượng, mất nước và cân bằng điện giải.[1]
Người bệnh nên ăn thực phẩm lỏng, ít đạm, ít béo, nhiều nước và dinh dưỡng
Sữa chua
Bệnh nhân trong và sau phẫu thuật thường được sử dụng thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể làm xáo trộn sự cân bằng của hệ thống vi khuẩn đường ruột.
Vì thế, tiêu thụ sữa chua - một nguồn thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, có thể giúp phục hồi sức khỏe đường ruột sau khi dùng kháng sinh và phẫu thuật. Hơn nữa, sữa chua cũng dễ dung nạp, không gây buồn nôn sau phẫu thuật. Kẽm và protein trong sữa chua còn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo, chữa lành vết thương.[1]
Do đó, sau phẫu thuật người bệnh nên tiêu thụ sữa chua tối đa 2 hộp/ngày, sau khi ăn 1 - 2 tiếng.
Sau phẫu thuật, người bệnh nên tiêu thụ sữa chua tối đa 2 hộp/ngày
Protein và hải sản
Protein trong chế độ ăn uống là chìa khóa cho sự phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều nguồn protein có nhiều chất béo bão hòa gây ra tình trạng viêm nhiễm trên đường tiêu hóa và cũng có thể gây táo bón.[2]
Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn protein nạc trong các thực phẩm như:[3]
- Thịt gà không da.
- Thịt lợn.
- Đậu hũ.
- Bơ đậu phộng hoặc bơ hạt.
- Cá và hải sản.
Đặc biệt, cá béo như cá hồi, cá ngừ,... cũng chứa lượng lớn axit béo omega-3 - hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Từ đó, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Protein trong chế độ ăn uống là chìa khóa cho sự phục hồi sau phẫu thuật
Quả mọng
Bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm một số loại quả mọng như việt quất, dâu tây, quả mâm xôi,... vào chế độ ăn uống sau phẫu thuật của mình. Các loại quả mọng này đều chứa nhiều vitamin C hỗ trợ chữa lành vết thương.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong quả mọng cũng hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.[1]
Bạn có thể bổ sung một số loại quả mọng vào chế độ ăn uống hậu phẫu
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể, giúp tránh cũng như điều trị táo bón sau phẫu thuật. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều protein, kẽm, magie và vitamin B giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các nguồn ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe như:[4]
- Lúa mạch.
- Bulgur (lúa mì nứt) hoặc lúa mì Farro.
- Hạt quinoa (diêm mạch).
- Gạo nếp đen.
- Gạo lức.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời sau phẫu thuật
Rau lá màu xanh đậm
Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn,... lựa chọn tốt cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Những thực phẩm này có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc chống đông. Lý do vì rau bina và các loại rau xanh đậm khác thường chứa hàm lượng vitamin K cao, có thể gây cản trở hoạt động của thuốc chống đông, làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc hình thành cục máu đông, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Các loại rau lá xanh đậm là lựa chọn tốt cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật
Trái cây và rau quả tươi
Trái cây và rau quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời, hỗ trợ quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên tiêu thụ với lượng vừa phải vì ăn quá nhiều trái cây hoặc rau quả có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, thậm chí gây căng thẳng cho ruột sau phẫu thuật và cản trở quá trình lành vết thương.
Bạn có thể cần hạn chế một số loại trái cây và rau quả để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục như:[2]
- Táo.
- Anh đào.
- Nho.
- Lê.
- Măng tây.
- Củ cải.
- Cải Brussel, bắp cải.
- Súp lơ.
- Đậu và các loại đậu.
- Tỏi tây.
Trái cây và rau quả tươi có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương sau phẫu thuật
Sữa ít béo
Sữa cũng như các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin D tuyệt vời. Tuy nhiên, sữa có thể làm tăng ho và tiết dịch phổi ở bệnh nhân phổi sau phẫu thuật đồng thời gây áp lực quá mức lên vết mổ trong quá trình lành vết thương.
Do đó, để an toàn và dễ tiêu hóa, bạn nên lựa chọn các sản phẩm từ sữa ít chất béo như sữa tách béo hoặc sữa chua không béo để mang đến hiệu quả tốt cho quá trình hồi phục hậu phẫu.
Bạn nên lựa chọn sữa ít chất béo tốt cho quá trình hồi phục hậu phẫu
2Sau phẫu thuật nên kiêng gì?
Phô mai
Táo bón là tình trạng cực kỳ phổ biến sau phẫu thuật bởi việc sử dụng thuốc giảm đau và thiếu vận động sau phẫu thuật sẽ làm thay đổi chức năng của hệ tiêu hóa.
Ăn thực phẩm giàu chất béo như phô mai có thể gây buồn nôn và táo bón sau phẫu thuật. Vì thế, tốt nhất bạn nên kiêng ăn phô mai sau phẫu thuật.
Bạn nên kiêng ăn phô mai ít nhất vài ngày sau phẫu thuật
Thực phẩm chiên hoặc chất béo
Thực phẩm chiên và chất béo có thể gây buồn nôn, nôn mửa sau khi phẫu thuật. Vì thế, chúng không phải là sự lựa chọn tuyệt vời sau phẫu thuật. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng cần thiết để chữa lành vết thương như protein, vitamin C, vitamin D, vitamin E và kẽm.
Thực phẩm chiên và chất béo có thể gây buồn nôn, nôn mửa sau khi phẫu thuật
Rượu
Bạn không nên sử dụng rượu sau khi phẫu thuật vì rượu có thể tương tác với thuốc giảm đau sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hơi thở chậm, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hơn nữa, sử dụng rượu cũng làm cơ thể mất nước và chất điện giải, do đó cần bổ sung nhiều chất lỏng lành mạnh hơn để hồi phục.
Bạn không nên sử dụng rượu sau khi phẫu thuật
Thực phẩm đã được chế biến nhiều lần
Bánh quy, bánh ngọt, kem, khoai tây chiên và các loại đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn có hương vị thơm ngon nhưng chứa rất ít vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để phục hồi, chữa lành sau phẫu thuật.
Do đó, bạn nên ăn những thực phẩm đơn giản như quả mọng, các loại hạt, thịt nạc, hải sản, sữa chua, trứng, trái cây và rau quả.
Thực phẩm chế biến nhiều lần có ít dưỡng chất, không đủ để cơ thể phục hồi sau phẫu thuật
Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường và giàu calo như chocolate, bánh, kem, nước ngọt,... nên được hạn chế tiêu thụ sau phẫu thuật vì có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến vết thương lâu lành hơn.
Ngoài ra, một số thực phẩm có đường như kẹo cao su có thể gây đầy hơi, khiến người bệnh mệt mỏi và khó tiêu.
Thực phẩm chứa đường có thể gây đầy hơi và khiến người bệnh mệt mỏi hơn
Thực phẩm gây dị ứng
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần kiêng những thực phẩm dễ gây kích thích, dị ứng như đồ nếp, hải sản. Hải sản có thể tăng nguy cơ bị ngứa và khó chịu ở vết thương trong khi đồ nếp có nguy cơ khiến vết thương sưng, mưng mủ, thậm chí là viêm nhiễm, từ đó lâu lành và dễ để lại sẹo.
Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn những thực phẩm chưa ăn bao giờ để hạn chế nguy cơ dị ứng, khiến vết thương bị ngứa ngáy, khó chịu và lâu lành.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần kiêng thực phẩm gây dị ứng
Thực phẩm sống
Bệnh nhân sau phẫu thuật không không nên ăn các loại thực phẩm sống như gỏi cá, sushi, nộm,… dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm sống sau phẫu thuật.
Vì thế, những người vừa mới phẫu thuật chỉ nên ăn những thực phẩm đã được chế biến cẩn thận và nấu chín.
Bệnh nhân sau phẫu thuật không không nên ăn các loại thực phẩm sống
Thực phẩm lên men
Người bệnh sau khi phẫu thuật nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm lên men như dưa, cà muối, đồ uống có gas,… để tránh dẫn đến những vấn đề về đường tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh sau khi phẫu thuật ăn thực phẩm lên men có thể dẫn đến vấn đề về đường tiêu hóa
3Hướng dẫn cách bổ sung chế độ ăn uống sau phẫu thuật
Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng sau phẫu thuật có thể giúp cơ thể phục hồi, hỗ trợ quá trình lành vết thương. Tuy vậy, thời gian ăn kiêng sau phẫu thuật của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sau mổ, cơ địa,... và nên tuân thủ các lưu ý sau:[5]
- Ăn một lượng nhỏ thức ăn với nhiều bữa trong ngày thay vì ba bữa lớn.
- Tập trung ăn những thực phẩm chứa nhiều calo, protein và dinh dưỡng.
- Hạn chế ăn no hoặc uống quá nhiều nước để tránh bị buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng.
- Nên có chế độ ăn ít chất béo và ít muối.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm cùng với thức ăn dễ tiêu hóa để giúp vết thương nhanh hồi phục.
- Nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc, vệ sinh, chăm sóc vết mổ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Liên hệ với bác sĩ kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt, buồn nôn, nôn, vết mổ sưng tấy, đau nhức,...
Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng sau phẫu thuật giúp cơ thể phục hồi và làm lành vết thương
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những loại thực phẩm nên và không nên ăn sau khi phẫu thuật để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!