Mổ ruột thừa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Darkrose
Mổ ruột thừa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Mổ ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Hầu hết các cuộc phẫu thuật ruột thừa đều lành tính, nhanh phục hồi. Tuy nhiên, để tránh làm tổn hại đến vết thương, người bệnh cần chú ý đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Mổ ruột thừa bao lâu thì lành sẽ phụ thuộc vào cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Vậy mổ ruột thừa kiêng ăn gì và nên bổ sung chất nào để mau lành vết thương. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi mổ ruột thừa.

Mổ ruột thừa kiêng ăn gì?

Phẫu thuật ruột thừa có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở. Trong đó, mổ mở áp dụng cho những bệnh nhân có tiền sử tim mạch, bệnh hô hấp nặng không đáp ứng được nội soi. Vết mổ ở bụng thường dài 5 - 10cm. Phương pháp nội soi thông qua một vết rạch rất nhỏ ở bụng. Bác sĩ luồn ống có camera, đèn và dụng cụ phẫu thuật vào để cắt bỏ phần ruột thừa.

Những thông tin về việc mổ ruột thừa kiêng ăn gì có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu ăn uống tùy tiện, người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu gây đau tức ở vết mổ. Hoặc có những thực phẩm khiến vết mổ lâu lành, thậm chí bị mưng mủ, sưng tấy và nhiễm độc. Tùy vào phương pháp mổ ruột thừa mà bệnh nhân có những kiêng khem khác nhau trong ăn uống.

Mổ nội soi ruột thừa kiêng ăn gì?

Phẫu thuật ruột thừa bằng phương pháp nội soi, bạn cần kiêng ăn:

  • Các loại hải sản: Kiêng ăn tôm, cua, mực, hàu,… Sau mổ, hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, dễ phản ứng thái quá với protein có trong hải sản. Cơ thể sẽ sản sinh ra histamin và một số kháng thể với loại protein đó. Chúng gây dị ứng, làm ngứa vết mổ, đau bụng, tiêu chảy.
  • Các loại gia vị cay, nóng: Kiêng ăn ớt, tỏi, gừng, hạt tiêu, mù tạt… Tính cay, nóng của chúng dễ gây tích tụ nhiệt độc làm vết mổ bị mưng mủ, sưng tấy, đau rát và khó lành.
  • Đồ uống có cồn: Sau mổ ruột thừa không được uống bia, rượu. Chất cồn dễ làm giãn mạch, gây sưng huyết, giảm bạch cầu khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng vết mổ và tăng nguy cơ bị chảy máu trong.
  • Các chất kích thích: Kiêng ăn sôcôla, kiêng uống cà phê, trà đặc, hút thuốc lá, thuốc lào. Chất kích thích có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị sau mổ ruột thừa.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu nên dễ gây đầy hơi, đau bụng. Sau mổ ruột thừa bị đau bụng khiến cơ bụng co bóp tác động làm đau vết mổ.
  • Thức ăn cứng, dai: Ngay sau mổ ruột thừa, hoạt động của nhu động ruột chưa thể trở lại như bình thường. Người bệnh không nên ăn thức ăn cứng, dai vì khó tiêu hóa dễ gây chướng bụng, táo bón.

Cắt ruột thừa mổ mở ở bụng kiêng ăn gì?

Phẫu thuật cắt ruột thừa theo phương pháp mổ mở cũng áp dụng kiêng khem ăn uống như nội soi. Tuy nhiên, vì đây là vết mổ hở nên cần lưu ý cẩn thận hơn. Mổ ruột thừa kiêng ăn gì không để lại sẹo? Người bệnh cần kiêng như sau:

  • Kiêng rau muống: Thành phần Madecassol có trong rau muống là hoạt chất thúc đẩy tăng biểu mô. Nó khiến cho vết mổ ở bụng dễ tạo sẹo lồi.
  • Kiêng ăn trứng: Trứng chứa nhiều vitamin B1, B2 có tác dụng làm trắng da. Ăn trứng dễ khiến vết sẹo sau mổ bị trắng loang lổ, kém thẩm mỹ.
  • Kiêng ăn đồ nếp: Đồ nếp gây tăng sinh collagen quá mức khiến vết thương lâu lành. Nó làm sưng phồng vết mổ, dễ mưng mủ và hình thành sẹo lồi.
  • Kiêng ăn thịt bò: Protein trong thịt bò cũng kích thích tăng sinh tế bào và hắc sắc tố da. Nó khiến vết mổ ruột thừa dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm.

Mổ ruột thừa nên ăn gì?

Ngoài biết rõ mổ ruột thừa kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần bổ sung một số loại thực phẩm để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Sau mổ ruột thừa, người bệnh cần được theo dõi trong vòng 6 - 8 giờ. Nếu không có dấu hiệu nôn mửa thì có thể bắt đầu uống sữa ấm. Những ngày đầu sau cắt ruột thừa chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như: Cháo, phở, bún, súp… Người bệnh tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giúp nhanh lành vết thương.

Mổ ruột thừa nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân mổ ruột thừa:

  • Thịt thăn heo: Giàu vitamin, protein, sắt, kẽm giúp bổ máu, cung cấp năng lượng và thúc đẩy phục hồi sau mổ.
  • Yến mạch: Trong 100 gam yến mạch chứa khoảng 16.9 gam protein. Ăn yến mạch giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể nhanh khỏe lại.
  • Súp lơ xanh: Giàu chất xơ, vitamin C giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau mổ ruột thừa.
  • Quả bơ: Chứa nhiều vitamin C, vitamin E và các khoáng chất giúp làm lành vết thương. Ăn bơ góp phần ngăn ngừa sẹo lồi sau mổ.
  • Trái cây mọng nước: Giúp bù nước, cung cấp chất xơ và vitamin. Có thể kể đến như: Dâu tây, nho, việt quất, dưa lưới, bưởi ngọt, cam, quýt…

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Đây là những thực phẩm chức năng giúp tăng cường dưỡng chất, hỗ trợ làm lành vết mổ và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Lưu ý chăm sóc người bệnh sau mổ ruột thừa

Bên cạnh mối bận tâm mổ ruột thừa kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cần lưu ý về việc nghỉ ngơi, vận động sau khi mổ. Đây là những lưu ý cần nhớ:

  • Vận động nhẹ nhàng sau mổ giúp khí huyết lưu thông, thúc đẩy cơ thể nhanh phục hồi.
  • Tránh hoạt động gắng sức, lên xuống cầu thang, mang vác đồ nặng sẽ ảnh hưởng vết mổ.
  • Trong vòng 2 đến 4 tuần sau mổ, không nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
  • Cẩn thận trong khi di chuyển, tránh tác động vật lý vào vết mổ.
  • Giữ vệ sinh vết mổ sạch sẽ, phòng ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu đau bụng kéo dài hoặc có bất thường thì đi khám ngay.

Trên đây là những giải đáp mổ ruột thừa kiêng ăn gì, nên ăn gì và những lưu ý sau mổ. Viêm ruột thừa cấp là bệnh phổ biến, thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nếu phát hiện sớm, phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm sẽ ít gây biến chứng. Sau khi mổ ruột thừa, bạn nhờ áp dụng cách kiêng khem trong ăn uống mà chúng tôi đã chia sẻ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp