Đau khớp ngón tay cái là tình trạng các khớp nối giữa hai đốt xương ngón tay và giữa xương ngón tay và bàn tay có cảm giác đau nhức khi cử động hoặc chạm vào. Nếu tình trạng khớp ngón tay cái bị đau kéo dài, có thể là nguyên nhân của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vậy nguyên nhân đau ngón tay cái do đâu và nên làm gì để khắc phục? Mời bạn cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
1. Điểm danh 5 nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái
Tình trạng đau sưng khớp ngón tay cái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là một số trường hợp như:
1.1. Chấn thương tay
Ngón tay cái nằm ở vị trí xa với các ngón khác nên có nhiều nguy cơ gặp chấn thương. Theo đó, các chấn thương ở tay như bong gân, trật khớp ngón tay cái, gãy xương ngón cái có thể gây ra đau xương khớp ngón tay cái. Cụ thể:
- Bong gân: Gây nên tình trạng đau đớn ngón tay cái, đồng thời có thể làm suy yếu khả năng cầm nắm đồ vật giữa ngón cái và ngón giữa.
- Trật khớp ngón tay cái: Có thể gây tổn thương dây chằng hỗ trợ, do đó ngoài các cơn đau ngón tay cái, người bệnh còn có thể bị sưng phù ở phần khớp bị tổn thương.
- Gãy xương ngón cái: Là chấn thương khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật hoặc làm tăng nguy cơ bị viêm khớp khi lớn tuổi.
Các chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương… là giải đáp cho thắc mắc vì sao đau khớp ngón tay cái người bệnh cần lưu tâm.
>> Tìm hiểu ngay: Bong gân ngón tay khi chơi thể thao và cách khắc phục kịp thời!
1.2. Viêm thoái hóa khớp ngón tay
Viêm thoái hóa khớp ngón tay là tình trạng sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị mòn hoặc thoái hóa. Do đó, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Ngoài ra, những người từng bị chấn thương ngón tay cái hoặc làm công việc yêu cầu lực tay nhiều cũng có khả năng bị viêm thoái hóa khớp ngón tay.
Triệu chứng của viêm thoái hóa khớp ngón tay khá rõ ràng nên dễ nhận biết, như:
- Cơn đau thường xuất hiện ở gốc ngón tay cái khi hoạt động (nắm, chụp bắt, nắn bóp,…).
- Khớp gốc ngón tay cái sưng to hoặc gồ lên nhìn thấy cục xương,…
Ngoài xảy ra do lão hóa hay chấn thương, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm thoái hoá khớp ngón tay là béo phì, mắc một số tình trạng di truyền (dây chằng khớp lỏng, các khớp bị biến dạng,…), các bệnh làm thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của sụn khớp như viêm khớp dạng thấp,…
1.3. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay, gây ra các cơn đau nhức, tê bì hay loạn cảm các ngón tay. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Ngứa ran ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và có thể di chuyển lên cẳng tay về phía vai.
- Suy giảm khả năng vận động tay, khiến bạn khó thực hiện các động tác bình thường như viết, gõ bàn phím, sử dụng điện thoại…
- Đau cơ và chuột rút.
Nguyên nhân gây nên hội chứng ống cổ tay là do bất thường về giải phẫu (đường hầm ống cổ tay của bệnh nhân có kích thước nhỏ), sau tổn thương cổ tay, thực hiện động tác lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc gập duỗi quá mức ở bàn tay và cổ tay, bệnh lý đi kèm (tiểu đường, viêm khớp, cường giáp,…)
Tình trạng đau khớp ngón tay cái có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay.
1.4. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra do hoạt động bất thường của hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở các khớp trên cơ thể như khớp tay, khớp gối, khớp bàn chân,…
Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ cảm thấy triệu chứng tăng dần từ nhẹ đến nặng như:
- Bị cứng khớp ngón tay cái, đặc biệt là buổi sáng khi vừa thức dậy.
- Khớp sưng cứng nhiều gây khó khăn khi cử động.
- Mô xương xuất hiện, sụn khớp bị phá hủy.
- Ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây xói mòn xương và khớp biến dạng.
Mặc dù nguyên nhân viêm khớp dạng thấp chưa được xác định, nhưng người bệnh không nên chủ quan, vì tình trạng có thể xảy ra do di truyền, tuổi tác (đặc biệt là tuổi trung niên), hút thuốc lá.
1.5. Các nguyên nhân khác
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp ngón tay cái có thể do người bệnh thường xuyên bẻ ngón tay, dùng ngón tay cái quá nhiều, sử dụng điện thoại hoặc gõ bàn phím trong thời gian dài. Điều này sẽ làm tổn thương đến các mô, dây thần kinh của ngón tay cái và gây đau.
2. Khớp ngón tay cái bị đau có nguy hiểm không?
Nếu các cơn đau khớp ngón tay nhẹ và không ảnh hưởng đến khả năng vận động ngón tay thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm dần. Mặc khác, nếu cơn đau ngón tay cái kéo dài kèm theo các biểu hiện như cứng khớp, xương ngón tay lỏng lẻo, ngón tay sưng đỏ,… thì bạn nên sớm thăm khám và điều trị.
3. Cách chẩn đoán đau ngón tay cái
Khi đến cơ sở y tế thăm khám, để chẩn đoán được nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp ngón tay, các bác sĩ sẽ tiến hành:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành khai thác bệnh sử của bệnh nhân có mắc phải các bệnh như viêm khớp, chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,… hay không. Kết hợp kiểm tra hành động của bàn tay và các ngón tay và vem xét xung quanh vùng ngón tay cái có bị sưng đỏ, đau nhức,…
- Chẩn đoán hình ảnh: Trong trường hợp nghi ngờ có các tổn thương ở ngón tay cái, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang, chụp MRI (cộng hưởng từ),…
- Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm CRP, Beta Crosslaps,… Điều này nhằm giúp bác sĩ phân định được giữa các bệnh như thoái hóa khớp, gout, viêm khớp dạng thấp hay các bệnh tự miễn khác.
- Phân tích dịch khớp: Đây là phân tích giúp bác sĩ phân biệt được tình trạng đau khớp ngón tay cái là do bệnh viêm khớp dạng thấp hay bệnh gout.
>> Xem ngay: Đau khớp ngón tay - Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua
4. Đau khớp ngón tay cái phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng khớp ngón tay cái bị đau, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây:
4.1. Áp dụng cách giảm đau tại nhà
Đối với các trường hợp đau khớp ngón tay cái nhẹ, cơn đau không quá nghiêm trọng, vẫn có thể cử động và thực hiện các hoạt động bình thường thì bạn có thể điều trị tại nhà với các phương pháp như:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh nên để ngón tay cái được nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động có thể làm tăng tình trạng đau nhức khớp như đánh máy tính, dùng điện thoại, xách đồ nặng, chơi nhạc cụ,…
- Chườm đá: Có công dụng trong việc giảm sưng, giảm đau khớp ngón tay hiệu quả.
- Đeo nẹp cố định: Điều này giúp giảm đau và cố định ngón tay cái, nhờ đó hỗ trợ cho việc điều trị thuận lợi.
- Bấm huyệt: Có tác dụng kích thích khí huyết lưu thông, tác động tích cực lên các huyệt vị và đường phản xạ, nhờ đó làm giảm tình trạng đau nhức, cứng khớp ngón tay hiệu quả. Dù vậy, việc bấm huyệt chữa đau khớp ngón tay cái chỉ nên thực hiện ở những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn, tránh bấm sai huyệt đạo.
4.2. Dùng thuốc
Để giảm các cơn đau khớp bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như paracetamol, ibuprofen,… Tuy nhiên, thuốc chỉ hỗ trợ giảm đau tạm thời, không điều trị tận gốc nguyên và có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, tổn thương gan, thận,… Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn.
Dùng thuốc không phải là phương pháp lâu dài, bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ.
>> Xem thêm: Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường
4.3. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là cách chữa đau khớp ngón tay cái được thực hiện với mục đích giúp tái tạo mô tổn thương, từ đó giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp . Dù vậy, phương pháp này chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người có tiểu cầu máu < 150.000 /mm3, người bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da quanh khớp… nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi thực hiện.
4.4. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Hiện nay, ACC là một trong những phòng khám đi đầu trong việc áp dụng Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng vào điều trị các bệnh xương khớp, giúp nhiều bệnh nhân cải thiện cơn đau khớp ngón tay cái hiệu quả cao mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Theo đó, các bác sĩ Chiropractic tại ACC áp dụng kỹ thuật nắn và điều chỉnh nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động và giảm đau ở khớp ngón tay cái. Kết hợp cùng Vật lý trị liệu gồm chiếu tia laser thế hệ IV, sóng sung kích Shockwave, dán băng RockTape,…cùng các bài tập Phục hồi chức năng tập trung vào việc cải thiện chức năng và sự phối hợp của bàn tay.
Bác sĩ Hoisang Gong đang thăm khám khớp tay cho bệnh nhân
Hơn 18 năm hoạt động trong điều trị bệnh lý về cơ xương khớp, ACC được nhiều bệnh nhân tin chọn thực hiện Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Khi đến với phòng khám ACC, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe, chẩn đoán bệnh lý từ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản. Qua đó giúp bệnh nhân tìm được nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp với tình trạng bệnh.
Ngoài ra, phòng khám ACC còn trang bị hệ thống phòng vật lý trị liệu tiên tiến, hiện đại của Châu Á và được các chuyên gia đánh giá cao như sóng xung kích Shockwave, trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000,…
>> Đừng để cơn đau khớp ngón tay cái cản trở bạn trong sinh hoạt hàng ngày. Liên hệ ACC TẠI ĐÂY để được chữa đúng cách - lành cơn đau nhanh và ngăn ngừa tái phát lâu dài!
Với hệ thống thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, Phòng khám ACC giúp bệnh nhân giải quyết tình trạng đau khớp ngón tay hiệu quả.
4.5. Phẫu thuật
Nếu tình trạng đau khớp ngón tay cái không thể điều trị hiệu quả với các phương pháp bảo tồn và có kèm theo các triệu chứng như sưng đau, cứng khớp,… thì bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật với một số phương pháp như:
- Hàn xương: Có tác dụng ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp, giảm các cơn đau hiệu quả.
- Thay khớp nhân tạo: Được thực hiện trong trường hợp khớp bị viêm nghiêm trọng.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được bó bột hoặc nẹp ngón tay. Khoảng 6 tuần sau đó, người bệnh có thể tháo bột (nẹp ngón tay), đồng thời thực hiện một số bài tập cử động ngón tay.
5. Cách ngăn ngừa đau khớp ngón tay cái
Để ngăn ngừa tình trạng đau khớp ngón tay cái tái phát, bạn cần lưu ý:
- Tránh để ngón tay cái hoạt động quá lâu như gõ bàn phím, bấm điện thoại,…
- Xoa bóp ngón tay thường xuyên giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó xoa dịu cơn đau hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, khoa học, đặc biệt tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi (sữa, hải sản, các loại đậu,…) giúp nâng cao sức khỏe xương khớp.
- Thực hiện các bài tập vận động tay đều đặn giúp hạn chế tình trạng cứng khớp.
- Tránh đeo các món đồ trang sức ở ngón tay cái hoặc đeo bao tay, bởi những đồ vật này có thể làm siết chặt phần ngón tay, gây khó chịu và tăng cảm giác đau.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau khớp ngón tay cái hiệu quả. Lưu ý, nếu cơn đau ở khớp ngón tay không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và có cách điều trị phù hợp.