Tên gọi "Nhà Kinh doanh" và "Nhà Quản trị" vốn được gọi cũng như sử dụng rộng rãi trong giới kinh doanh hay trên thương trường. Nếu bạn là người trong giới, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ thế nào là một nhà kinh doanh hay nhà quản trị. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người nhập nhằn giữa 2 danh từ này.
Phân biệt Nhà Kinh doanh với Nhà Quản trị
Nhà Kinh doanh
Nhà Kinh doanh là người sáng lập ra doanh nghiệp, giữ quyền sở hữu và quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh.
Mục đích: Có thể là tìm kiếm lợi nhuận, tự khẳng định bản thân mình hay đơn giản chỉ là thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của họ,...
Nhà kinh doanh thường có những đặc điểm:
- Phần lớn, họ là người có chí tiến thủ, có chí hướng, có cao vọng.
- Họ chấp nhất rủi ro, thậm chí rủi ro lớn (nếu có) trong quá trình lập nghiệp
- Họ muốn khẳng định mình
Nhà Quản trị
Nhà Quản trị là người phân bổ, phối hợp các nguồn lực và trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của một bộ phận hay một tổ chức.
Nhà Quản trị làm việc cùng với và thông qua người khác bên trong và bên ngoài tổ chức. Trọng trách của họ là cân bằng các mục tiêu đối khác và xếp đặt ưu tiên giữa các mục tiêu đã định.
Trong doanh nghiệp/ tổ chức, nhà quản trị có nhiều vai trò quan trọng.
Vai trò trong quan hệ với con người:
- Vai trò người lãnh đạo
- Vai trò người đại diện
- Vai trò liên lạc hoặc giao dịch
Vai trò thông tin:
- Vai trò phát ngôn
- Vai trò phổ biến thông tin
- Vai trò thu thập và thẩm định thông tin
Vai trò quyết định:
- Nhà doanh nghiệp
- Người giải quyết các công việc phát sinh
- Người phân phối tài nguyên
- Nhà thương thuyết, đàm phán
Các cấp bậc của nhà quản trị
Nhà Quản trị có 3 cấp bậc: Quản trị viên cấp cao, quản trị viên cấp trung gian, quản trị viên cấp cơ sở.
Một nhà quản trị giỏi cần phải có đầy đủ những kỹ năng cơ bản: kỹ năng nhân sự, kỹ năng nhận thức, chuyên môn - kỹ thuật,...cũng như những yếu tố cần thiết để tạo nên một nhà quản trị giỏi: sự quyết đoán, hiểu biết sâu rộng, quản lý thời gian hiệu quả,...