Bị đau nhức răng không nên ăn gì?

Darkrose
Bị đau nhức răng không nên ăn gì?

Trước khi trả lời câu hỏi, đau nhức răng không nên ăn gì thì người bệnh cũng nên biết tới các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng mà cần ưu tiên bổ sung như:

  • Thực phẩm mềm, lỏng: các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo được khuyến khích bổ sung khi đau răng nhờ kết cầu mềm, dễ nhai nuốt và hầu như không gây kích ứng mô nướu hay chân răng đang tổn thương. Hơn nữa, các thực phẩm này đa số chứa thành phần dinh dưỡng cân bằng (chất xơ, đạm, tinh bột,...) do đó phù hợp với bệnh nhân đang mệt mỏi vì tình trạng đau răng, không ăn được nhiều
  • Rau xanh: các loại rau xanh mang tới nhiều lợi ích cho cơ thể, chất xơ có tác dụng giảm độ axit trong khoang miệng, hỗ trợ làm sạch các mảng bám sinh học và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó hàm lượng nước dồi dào còn giúp làm dịu răng bị đau nhức, ê buốt răng và giảm hôi miệng.
  • Trái cây giàu vitamin: Các loại trái cây giàu vitamin có thể giúp giảm tình trạng chán ăn, mệt mỏi và uể oải do đau răng gây ra. Hơn nữa khi ăn trái cây, khoang miệng còn tăng tiết nước bọt. Ngoài tác dụng tiêu hoá thức ăn, nước bọt còn có vai trò cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại và cung cấp khoáng chất thiết yếu cho răng. Trong thời gian đau răng, người bệnh nên được bổ sung các loại trái cây có kết cấu mềm, nhiều nước như lê, táo, nho, anh đào, dưa hấu, bơ, sapoche, đu đủ,...
  • Sữa chua: đau răng thường khiến con người mệt mỏi, khó chịu, thậm chí lưỡi giảm vị giác và không ngon miệng. Việc bổ sung sữa chua và một số sản phẩm từ sữa như phô mai vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng (đạm, canxi, khoáng chất) lại cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào nhưng không tác động đến răng bị ê buốt. Ngoài ra các thực phẩm này còn giàu canxi, giúp nuôi dưỡng hàm răng chắc khỏe, cải thiện men răng và hỗ trợ lấp đầy các lỗ sâu li ti. Do đó ngay cả khi răng hết đau nhức, vẫn nên bổ sung sữa và sữa chua vào chế độ ăn để duy trì sức khỏe răng miệng
  • Cá ngừ và cá hồi: là thực phẩm có kết cấu mềm, dễ nhai nuốt, chứa nhiều canxi cải thiện sức khoẻ răng, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng răng lung lay và suy yếu do thiếu dưỡng chất. Bên cạnh đó, các loại cá này còn cung cấp nhiều axit béo không bão hoà- đặc biệt là omega 3 là thành phần thiết yếu đối với não bộ, thị lực và tim mạch.
  • Gừng: chứa gingerol có tác dụng ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm (prostaglandin) và giảm đau tự nhiên. Bệnh đó gừng còn chứa cineol có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
  • Nghệ: là gia vị quen thuộc chứa hoạt chất curcumin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm
  • Mật ong: có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm ở mô nướu, hỗ trợ giảm đau nhức răng và cải thiện tình trạng mệt mỏi