​Môi trường làm việc lý tưởng – Bài toán hay cho cả “tôi” và “bạn”

Darkrose
​Môi trường làm việc lý tưởng – Bài toán hay cho cả “tôi” và “bạn”

Bàn về môi trường làm việc lý tưởng, nhiều người sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau, không ai giống ai. Dựa vào những cảm nhận riêng, chúng ta tự xác định tiêu chí phản ánh nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên vẫn luôn có những chuẩn mực để giúp bạn cân đo đong đếm giúp bạn có thêm cái nhìn khách quan trong việc lựa chọn cho mình một nơi làm việc tốt nhất.

Môi trường làm việc lý tưởng là gì?

Luôn mong tất cả mọi người, từ những cá nhân đang có trong tay một công việc nào đó cho đến người còn lặn lội với hành trình tìm kiếm việc làm có thể nhận diện về môi trường làm việc rõ ràng hơn, Bích Phượng sẽ gửi đến bạn những chia sẻ mà Phượng tâm đắc nhất khi nghĩ về môi trường làm việc lý tưởng. Những chia sẻ này Bích Phượng không chỉ dành riêng cho người tìm việc mà còn là nguồn tài liệu vô cùng hấp dẫn với ngay cả những người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người đang làm trong lĩnh vực tuyển dụng cũng có thêm thông tin hữu ích để tạo ra một môi trường lý tưởng thu hút nhân tài.

1. Những tiêu chí để đánh giá môi trường làm việc lý tưởng?

Bằng những cảm quan cá nhân, bạn hoàn toàn có thể tự mình đưa ra những tiêu chí mà bạn cho rằng đó chính là môi trường làm việc lý tưởng. Do đó sẽ có rất nhiều tiêu chí để đánh giá cho vấn đề này.

Với một số người thì một môi trường làm việc lý tưởng sẽ là nơi mà họ có thể chơi bóng chuyền với đồng nghiệp sau mỗi giờ tan sở. Một số khác họ đặc biệt yêu thích hoạt động “bàn tròn” vào mỗi cuối tuần khi họ và các đồng nghiệp - co-worker cùng hội tụ, gác lại các nhiệm vụ dang dở để lên ý tưởng cho tuần tiếp theo. Một vài người khác thì rất yêu thích môi trường làm việc mà nơi ấy họ có thể làm việc độc lập, một mình và yên tĩnh.

Thế đấy, hầu hết tất cả chúng ta đều luôn luôn nghĩ đến một nơi làm việc có đặc điểm mà họ thích, được thực hiện nhiệm vụ đúng chuyên môn và nơi ấy có thể chắp cánh để cho họ theo đuổi đam mê của mình. Nhưng nếu bạn không nằm trong số đó vì bạn chưa biết mình mong muốn gì ở công việc và môi trường làm việc lý tưởng thì hoàn toàn có thể tìm kiếm một môi trường lý tưởng cho riêng mình trong chính những tiêu chí mà Bích Phượng sẽ chỉ ra dưới đây.

1.1. Môi trường làm việc giàu cơ hội phát triển bản thân

Khi bạn đã dành ra một nửa thời gian của cuộc đời để theo đuổi gắn bó với công việc thì chẳng có lý do gì bạn lại không mong muốn có thể tìm thấy một môi trường làm việc giàu tiềm năng phát triển. Con kiến đi tha mồi cũng vì mong đến một ngày tích được đầy tủ thức ăn, chúng ta cũng vậy, 2/3 cuộc đời gắn bó với công việc chắc chắn sẽ không muốn chỉ dừng lại ở một vị trí nhất định nào đó.

Không một ai chấp nhận đứng mãi một nơi, làm mãi một công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại qua ngày qua tháng mà luôn luôn vươn tới sự phát triển, thăng tiến. Nơi làm việc có thể mang đến cho bạn thỏa mãn sự mong đợi đó chính là nơi làm việc lý tưởng.

Có nghĩa là, một môi trường lý tưởng để bạn tham gia làm việc phải là nơi mang tới lộ trình phát triển rõ ràng, có những công việc thú vị với sự trải nghiệm đa dạng. Thậm chí tại đó, bạn còn có cơ hội tham gia vào các đợt tập huấn đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó có thể hình thành thêm kỹ năng làm việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của xã hội, từ đó có thêm bước đệm thuận lợi để thăng tiến trong công việc.

Xem thêm: Môi trường làm việc của Google

1.2. Bạn có nghĩ môi trường làm việc lý tưởng là nơi có thời gian làm việc linh hoạt?

Với tiêu chí hay còn được gọi là flexitime này, mỗi người sẽ có một cách nghĩ khác nhau. Khi ở phương diện của nhà quản lý, đa số họ sẽ không cho là như vậy bởi vì họ đòi hỏi sự quy củ chặt chẽ về thời gian làm việc hơn là một phong cách làm việc với quỹ thời gian phóng khoáng mà họ cho là làm việc tùy ý không phù hợp với tác phong công nghiệp. Nhưng ở phương diện của người lao động, tùy vào tính cách, khả năng của từng người mà chúng ta có thể đòi hỏi về một môi trường làm việc tự do hơn, thoải mái và cho phép sự linh động.

Có vẻ hai quan điểm khá mâu thuẫn nhau nhưng thực chất mà nói, đánh giá điều này có phải là lý tưởng hay không thì còn tùy thuộc vào sự gặp gỡ phù hợp giữa nhà quản lý và người nhân viên. Vì sao lại như vậy?

Nếu người lao động mong chờ một nơi làm việc với những quy định chặt chẽ, nhất là thắt chặt về thời gian vì họ cho rằng chỉ có như vậy mới có động lực để tập trung hoàn thành công việc thì đương nhiên họ sẽ rất phù hợp với những nhà quản lý luôn cổ súy cho lối làm việc không mấy linh hoạt về thời gian. Ngược lại, người có tính cách phóng khoáng thì khó có thể làm việc lâu dài tại công ty như vậy vì với suy nghĩ bị gò bó, họ cũng chẳng thể làm tốt công việc của mình được.

Nói chung về vấn đề thời gian, môi trường làm việc có lý tưởng hay không còn tùy thuộc vào sự gặp gỡ giữa bạn và người quản lý là “trái khoáy” hay tương đồng.

1.3. Lương, thưởng và chế độ phúc lợi của môi trường làm việc lý tưởng

Trong tâm lý của nhân viên hay người tìm việc thì lương, chế độ phúc lợi chính là tiêu chí đầu tiên để xem xét môi trường lý tưởng và đưa ra quyết định theo đuổi hay gắn bó. Về phương diện này mỗi người sẽ đăt ra cho mình những giới hạn khác nhau dựa vào nhu cầu, mong muốn cá nhân.

tiêu chí để đánh giá môi trường làm việc lý tưởng

Theo đó, sẽ có những trường hợp chỉ mong muốn nhận được mức lương cạnh tranh, có người lại hy vọng nhận lấy một mức lương cao xứng đáng với năng lực của mình. Nhưng ở tất cả chúng ta đều có chung nhau một điều mong muốn, đó là có thể được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về phúc lợi, chế độ tốt, được thăng tiến và nâng bậc lương theo định kỳ.

Xem thêm: Văn hoá công sở là gì

1.4. Giao tiếp tốt, truyền thông hiệu quả

Chắc chắn đọc đến đây nhiều người sẽ thắc mắc vì sao một môi trường lý tưởng để làm việc lại là môi trường cần truyển thông và giao tiếp? Chẳng khó hiểu chút nào, khi doanh nghiệp thực hiện các chính sách, văn hoá giao tiếp và truyền thông “mở cửa” cho nhân viên thì chắc chắn sẽ mang lại cho nhân viên rất nhiều lợi thế.

Lợi thế lớn nhất có lẽ giúp chúng ta dễ dàng tạo được luồng thông tin một cách cởi mở nhất, dễ dàng hòa nhập với môi trường. Điều này rất có lợi để các bạn yên tâm làm việc hơn là mỗi ngày phải lo lắng phải đối mặt với sếp, với đồng nghiệp ra sao. Khi mối quan hệ đồng nghiệp được thắt chặt thì mọi luồng thông tin cũng được cập nhật một cách nhanh chóng, dễ dàng cập nhật và tiếp thu, thậm chí có bất cứ khó khăn nào bạn cũng sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp khác.

1.5. Tạo ra nhiều lợi thế phát triển

Thêm một tiêu chí nữa để bạn đánh giá được một môi trường làm việc lý tưởng cho mình, đó chính là những điều kiện thuận lợi để bạn có thể bước xa hơn với niềm đam mê của mình. Bất cứ ai cũng đều mong muốn có được được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Doanh nghiệp có thể tạo ra những gì thuận lợi nhất để giúp các bạn được trang bị đầy đủ kỹ năng, trình độ là môi trường sẽ được lựa chọn để gắn bó lâu dài.

Bạn hãy cân nhắc xem, nơi làm việc của mình có thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ cho nhân viên hay không, có mang đến cho nhân viên những khoản phụ cấp hợp lý để phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo hay không , thậm chí, bạn có nhìn thấy cả quy trình đào tạo nhân viên bài bản tại Công ty? Khi doanh nghiệp có thể làm những điều đó cho bạn thì đồng nghĩa rằng doanh nghiệp ấy chắc chắn là nơi có thể trao gửi cả thanh xuân, tuổi trẻ, sự cống hiến và nhiệt huyết mà bạn có.

Với những tiêu chí được chỉ ra ở trên đây, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được một công việc phù hợp lý và một môi trường làm việc lý tưởng. Tôi biết sẽ còn rất nhiều tiêu chí khác để đánh giá môi trường làm việc, bạn có thể cùng Bích Phượng góp thêm nhiều tiêu chí khác để giúp cho bạn đọc có thêm căn cứ để lựa chọn môi trường làm việc phù hợp và lý tưởng.

Xem thêm: Có nên kết bạn với đồng nghiệp trên mạng xã hội

2. Lãnh đạo nên học hỏi bí quyết tạo dựng môi tường làm việc lý tưởng của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới

Thời đại kinh tế mở, nhiều doanh nghiệp được thành lập và tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ cho nhau. Một trong những lợi thế giúp các ông chủ cạnh tranh đó chính là nguồn nhân lực. Nếu như doanh nghiệp có thể sở hữu một đội ngũ nhân lực sáng tạo, có tư duy phản biện tốt và luôn dám nghĩ dám làm thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển hơn những doanh nghiệp tỏ ra yếu thế hơn về nguồn nhân lực.

Nhưng một bài toán khó đặt ra cho doanh nghiệp đó chính là bài toán làm sao để thu hút và giữ chân các nhân tài. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn dựa vào những tiêu chí mà Bích Phượng vừa chia sẻ ở trên để tạo ra căn cứ lập kế hoạch thu hút nhân tài, cũng đồng thời có thể dựa vào một số điểm mấu chốt trong đó để giữ chân nhân tài.

Việc thu hút người tài giỏi đã khó, giữ được chân họ ở lại cống hiến cho doanh nghiệp còn khó khăn hơn rất nhiều. Bởi lẽ đó mà trước khi lên kế hoạch thực hiện việc thu hút nhân tài thì các ông chủ được khuyên rằng hãy học hỏi ngay những bí quyết để giữ chân nhân tài từ chính những doanh nghiệp lớn, có tiếng trên thế giới.

Bích Phượng đã từng đọc rất nhiều sách về kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, do đó cũng nắm được một vài chiêu giữ chân nhân tài của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.

2.1. Tạo điều kiện để nhân viên được là chính họ

Khi được hỏi vì sao lại trung thành gắn bó lâu đến thế với Tập đoàn Waitrose,vị Giám đốc cấp cao của tập đoàn này đã chia sẻ như thế này: “gia đình, bạn bè luôn thấy tôi ở nơi làm việc cũng giống như khi tôi ở nhà”. Bạn có hiểu được ý đồ trong câu nói của vị CEO ấy?

Có lẽ sẽ không nếu như bạn chẳng hề biết điều này, tại Waitrose, các sở thích cá nhân của nhân viên luôn được tìm hiểu cặn kỹ, từ chuyện yêu thích nấu ăn, năng khiếu học đàn cho đến những điều lớn lao hơn như giấc mơ sự nghiệp của mỗi nhân viên đều trở thành đề tài đáng lưu ý trong mắt các nhà quản lý cấp cao tại đây. Thông qua cách đó, tập đoàn đã tạo ra được một bầu không khí làm việc vô cùng thoải mái, dễ chịu cho nhân viên. Dù có đi làm nhưng họ luôn luôn có thêm một cảm giác đó là được trở thành chính mình ở mọi lúc mọi nơi.

bí quyết tạo dựng môi tường làm việc lý tưởng

Tất nhiên mỗi một người quản trị doanh nghiệp, chẳng ai muốn biến công ty của mình mang phong cách của một cái chợ, sẽ luôn phải có những quy định nào đó để đưa nhân viên của mình vào nền nếp như quy định về đồng phục, về giờ làm việc chẳng hạn. Tuy vậy, nếu như mọi quy định ấy được áp dụng một cách cứng nhắc thì cũng sẽ chẳng thể tạo ra hiệu quả đối với việc giữ chân nhân tài, tha vào đó, một chút linh hoạt sẽ là ý tưởng hay để trong cương có nhu và trong nhu có cương, vừa đưa nhân viên vào khuôn khổ cần thiết, lại vừa có thể giảm hiệu quả áp lực cho họ mỗi khi bước chân đến công ty.

2.2. Luôn tạo ra luồng thông tin xuyên suốt cho nhân viên

Trong sự nhìn nhận của người đi làm, một môi trường làm việc được cho là lý tưởng chính là nơi không tồn tại những lừa dối, bóp méo sự thật hay che giấu thông tin. Hơn bất cứ ai, người đứng đầu doanh nghiệp cũng hiểu rõ điều đó bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ cũng như hiệu quả của công việc của từng bộ phận, từng tuyến nhân viên.

Đôi khi, trong quá trình thực vận hành, doanh nghiệp sẽ chẳng thể tránh khỏi những tình huống tiêu cực xảy ra. Rất nhiều người lãnh đạo đã cố gắng biến diễn biến của tình hình trở nên tích cực hơn bằng cách giấu diếm một phần sự thực, thậm chí đôi khi còn sẵn sàng biến tình hình. Nhưng đó không phải là một cách hay, thay vì giúp nhân viên bớt căng thẳng đi thì thực chất, họ đang làm mất lòng tin của nhân viên.

2.3. Thúc đẩy tiềm năng của nhân viên

Đương nhiên, đối với nhân tài, giấc mơ của họ không bao giờ nằm yên một chỗ, thay vào đó, họ là người có tham vọng, có định hướng bước đến những tầm cao. Nếu như muốn giữ chân họ cống hiến cho công ty nhưng các ông chủ lại chẳng tạo ra bất cứ động lực nào cho họ thì thử hỏi, giấc mơ của họ sẽ được chắp cánh vì điều gì và như thế nào?

Do đó, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện đó chính là cố gắng tìm hiểu và nắm bắt những điểm mạnh của nhân viên để từ đó mang đến những giá trị tốt nhất giúp họ được thúc đẩy và tiến bộ mỗi ngày và mỗi giai đoạn. Một nơi làm việc luôn giàu cơ hội phát triển và còn rất nhiều tiềm năng để khai thác thì về bề ngoài bạn chẳng cần giữ nhân viên cũng sẽ tự động muốn gắn bó với doanh nghiệp của bạn.

3. Khi được hỏi Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì? nên trả lời như thế nào?

Bất cứ ai cũng đều mong muốn tìm được một môi trường làm việc lý tưởng vì đó là mấu chốt mang đến cho bạn sự thoải mái trong công việc. Nhà tuyển dụng hiểu rất rõ điều đó cho nên trong kế hoạch tuyển dụng của mình, họ chắc chắn sẽ để tâm nhiều hơn đến việc khai thác suy nghĩ của ứng viên về môi trường làm việc lý tưởng, một phần là vì muốn biết ứng viên mong đợi một môi trường doanh nghiệp như thế nào, một phần qua đó đánh giá ứng viên để tìm kiếm sự phù hợp giữa họ và nền văn hóa doanh nghiệp, quy tắc ứng xử nơi công sở hiện tại mà công ty đang áp dụng.

Chính vì vậy, khi bước vào cuộc phỏng vấn, nếu bạn có được hỏi câu hỏi này thì hãy thật khéo léo trả lời để vừa chứng tỏ rằng bạn là người phù hợp vừa đồng thời có thể tác động đến nhà tuyển dụng có một vài ý tưởng nho nhỏ về việc thay đổi, cải tạo môi trường làm việc theo mong muốn của bạn.

Để suôn sẻ vượt qua câu trả lời này, bạn có thể tham khảo những cách sau:

3.1. Nói rằng, bạn yêu thích sự gọn gàng, ngăn nắp và khả năng truyền cảm hứng tốt từ môi trường làm việc

Cách trả lời phòng vấn về môi trường làm việc lý tưởng

Nếu như bạn không quan trọng cách bài trí văn phòng mà có thể để mặc ngay cả khi văn phòng làm việc không được ngắn nắp, gọn gàng thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không dành nhiều cảm tình cho bạn. Vì thế, cố gắng nói với nhà tuyển dụng rằng, bạn luôn mong muốn có thể được làm việc ở trong một môi trường làm việc thoải mái, sạch sẽ gọn gàng và không gian có thể tạo ra cho bạn nguồn cảm hứng làm việc dồi dào thì chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá là một người có ý thức xây dựng tập thể chung và hơn hết bạn là một người có tâm hồn, giàu sức sáng tạo. Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng ấn tượng tốt về bạn hơn bao giờ hết.

3.2. Khi bạn cho rằng, môi trường lý tưởng luôn công bằng, không thiên vị

Đối với người tìm việc, việc đảm bảo công bằng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên yên tâm làm việc vì họ mong muốn một môi trường công bằng, nơi mà không có sự ưu ái đặc biệt từ cấp trên và mọi thành viên được đối xử bình đẳng. Và nhà tuyển dụng sẽ rất tôn trọng tâm tư đó của bạn vì họ biết rằng bạn là người chính trực, ngay thẳng.

Ngoài ra còn rất nhiều tiêu chí khác nữa cho bạn liệt kê vào trong câu trả lời của mình về một môi trường làm việc công bằng. Bạn hoàn toàn có thể tìm chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng từ cách trả lời khéo léo câu hỏi này. Nên nhớ rằng, sự thẳng thắn và cách đưa ra suy nghĩ từ tận đáy lòng bạn chính là một trong những yếu tố giúp cho bạn vượt qua câu hỏi này thành công.

Bàn về môi trường làm việc lý tưởng còn rất nhiều vấn đề khác nữa và Bích Phượng rất mong chờ ý kiến góp ý của bạn để chúng ta có những nhìn nhận toàn diện nhất về môi trường làm việc lý tưởng. Dù là nhà quản trị doanh nghiệp hay những người tìm kiếm việc làm thì ý thức xây dựng nên một môi trường làm việc lý tưởng là trách nhiệm chung của tất cả mọi người.