"Tôi làm Freelancer" hẳn không ít người đã từng nghe về công việc hoặc thuật ngữ này nhưng liệu có thật sự hiểu họ là ai? Làm gì chưa? Ngay dưới đây, hãy cùng LPTech tìm hiểu câu trả lời về Freelancer là gì và kinh nghiệm để trở thành Freelancer chuyên nghiệp nhé!
Freelancer là thuật ngữ chỉ những người làm việc tự do (freelance), không bị giới hạn về thời gian, môi trường địa điểm làm việc. Đúng như tính chất "free" của công việc, người làm Freelancer có thể nhận làm nhiều job cùng một lúc, làm việc tại nhà miễn là hoàn thành tốt công việc theo đúng KPI và tiến độ.
Những năm trở lại đây, Freelancer trở thành là công việc mơ ước và định hướng của nhiều người bởi tính chất công việc linh hoạt, chủ động thời gian và có thể làm việc được với nhiều khách hàng/đối tác cùng một lúc.
Công việc nào cũng sẽ có những mặt ưu và nhược điểm khác nhau, với Freelancer cũng vậy:
Những ưu điểm nổi bật kiến nhiều người lựa chọn công việc này như:
Nhưng bên cạnh những "mặt màu hồng" thì công việc này cũng có vô số những khó khăn. Người làm freelancer phải tự tìm khách hàng cho mình và làm hết tất cả mọi việc.
Nghề Freelancer không "kén" người!
Ai cũng có thể trờ thành Freelancer nếu bạn đủ giỏi, có kiến thức chuyên môn và làm tốt trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Về công việc freelance, nó ở xung quanh chúng ta. Nhiều mảng bạn có thể trở thành Freelancer như:
Lộ trình thành công của mỗi người đều không giống nhau, bởi vậy thật khó để bạn có thể trở thành Freelancer chuyên nghiệp chỉ qua một công thức khô cằn. Tuy nhiên nếu mong muốn thực sự, hãy tham khảo các bước để trở thành Freelancer chuyên nghiệp và tự linh động biến hoá nó trở thành con đường phù hợp cho bản thân mình nhé!
Phần lớn bạn trẻ muốn chuyển sang làm Freelancer vì nhàm chán với sự gò bó, chèn ép nơi môi trường công sở. Do đó, nhiều bạn quyết tâm bỏ công việc văn phòng/ ổn định hiện tại đi để chuyển sang làm freelancer. Tuy nhiên, gượm lại một chút bởi thực sự đời chẳng bao giờ đi theo tưởng tượng.
Bạn hãy chuyển đổi dần công việc, làm song song nhận thêm các dự án ngoài để gia tăng kinh nghiệm và thu nhập. Cho đến khi ổn định, làm quen được nhịp độ cũng như mở rộng được nhiều mối quan hệ rồi hãy nghỉ hẳn việc làm công ăn lương. Đây là cách khôn ngoan giúp bạn vẫn có tiền để duy trì cuộc sống và không bị chênh vênh khi bắt đầu làm freelancer.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm freelancer ngày càng cao bởi đây là phương án tối ưu nhân lực và kinh phí cho nhiều doanh nghiệp. Tương tự cũng có rất nhiều freelancer giống bạn, đồng nghĩa sức cạnh tranh việc làm cũng rất lớn.
Vậy nên để trở thành Freelancer chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng thì mỗi cá nhân phải không ngừng học hỏi và gia tăng kinh nghiệm làm việc. Chỉ khi bạn là một trong số những người giỏi thì mới lọt vào mắt xanh của khách hàng. Đây chính là tiền đề để bạn tăng giá trí của bạn thân, xây dựng thương hiệu cá nhân và kiếm được nhiều job "xịn".
Bạn cần tô sáng cho bản thân mình bởi ngoài kia có cả rừng freelancer đang không ngừng toả sáng. Bắt đầu lưu lại từng dòng kinh nghiệm, những sản phẩm bạn đã tạo ra trong Portfolio để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấu năng lực và dễ tuyển bạn hơn.
Đồng thời, chăm chút chỉnh chu cho các kênh xã hội của mình cũng quan trọng không kém. Thực tế có kha khá người lướt mạng Facebook và quyết định tuyển chọn nhân viên của mình dựa trên những gì người đó đăng tải. Do đó, bạn nên chăm chút nội dung đăng tải trên đó để làm đẹp cho hồ sơ cá nhân của mình.
Có phải bạn đang có ý nghĩ sẽ đổi một dàn máy thật xịn để phục vụ công việc được tốt hơn không? Điều này sẽ tốt hơn, nếu bạn đã có một thời gian dài trải nghiệm làm freelancer rồi.
Có nhiều người thành công khi trở thành freelancer, nhưng còn gấp nhiều hơn thế những người từ bỏ phải quay lại công việc văn phòng. Vì vậy, trang bị thiết bị xịn quá sớm có thể gây lãng phí, thậm chí khiến bạn gánh nợ nếu bạn vay tiền để mua. Tốt nhất, nên tận dụng những thiết bị đang có và làm tốt công việc.
Một Mentor giỏi sẽ giúp bạn rất nhiều trong những bước đi đầu, mọi thắc mắc đều có thể được giải đáp rõ ràng và cặn kẽ. Bởi vậy, bạn rất cần một mentor dẫn dắt vào nghề. Ngoài ra mentor cũng có sẵn nhiều đối tác, có những mối quan hệ uy tín bạn có thể cộng tác được.
Để trở nên chuyên nghiệp thực thụ, bạn cần phải chuyên nghiệp và giỏi về lĩnh vực gì đó. Đừng ôm "sô" tất cả mọi thứ, bạn không có thời gian để thấu hiểu tất cả đâu. Tìm một lĩnh vực riêng mà bạn yêu thích, bạn giỏi và phát triển nghề nghiệp theo hướng đó.
Có sẵn mục tiêu giúp bạn định vị phương hướng, thành công sớm hơn.
Đừng nghĩ rằng, freelancer chính là bạ đâu làm đó. Dù chẳng để cho ai nhìn, bạn cũng cần xây dựng khu vực làm việc riêng. Một khu vực làm việc chuyên nghiệp, đủ đầy phương tiện hỗ trợ sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt.
Đặc biệt với những nghề cần sự sáng tạo cao, bạn cũng nên có không gian đẹp để tư duy thoải mái có thể bay cao bay xa được. Nói tóm lại muốn thành dân chuyên không thể bỏ qua việc xây dựng khu làm việc đâu nhé!
Trên đây là một số điều cần chú ý khi bạn muốn trở thành Freelancer chuyên nghiệp. Hãy lưu lại ngay đi, vì chắc chắn nó sẽ rất cần thiết khi bạn dấn thân vào giông bão đấy!
>> Xem thêm: 6 điều cần biết để trở thành một Freelancer
Freelancer là top một trong những công việc thịnh hành hiện này, đặc biệt ở giới trẻ. Bởi tuổi trẻ là thích khám phá và tự do, họ thích học nhiều điều mới chứ không chỉ bó buộc trong chuyên môn của mình. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít bạn lo lắng không biết cách tìm kiếm nguồn việc làm Freelancer ở đâu nhiều và chất lượng.
Đừng lo, ngay dưới đây LPTech sẽ mách bạn các nguồn công việc Freelancer đơn giản và nhanh chóng:
Cách đầu tiên chính là tìm việc tự do trên các website tuyển dụng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tuyển dụng việc làm, có rất nhiều trang web uy tín hoạt động như một trung gian kết nối doanh nghiệp với người tìm việc.
Tại đây, bạn có thể tìm kiếm được đa dạng công việc, chức vụ ở nhiều ngành nghề khác nhau kèm thêm những thông tin như mô tả công việc, số giờ làm việc hay mức lương. Sau khi tìm được job ưng ý, Freelancer có thể trực tiếp gửi hồ sơ xin việc, hồ sơ năng lực và deal lương trực tiếp với chủ dự án.
Một số trang web uy tín bạn có thể tìm công việc Freelancer như:
Mạng xã hội không chỉ là kênh để chat chit, giải trí hay kinh doanh bán hàng mà ngày nay còn phát triển mảng tuyển dụng mạnh mẻ, điển hình là Facebook. Bạn có thể tham gia vào các group tuyển dụng hoặc group của freelancer.
Một số group của các cộng đồng freelancer uy tín trên Facebook như:
Ngoài Facebook, bạn cũng có thể tìm việc làm Freelancer trên Linkedin. Hãy chăm chút hình ảnh và thương hiệu bản thân qua profile LinkedIn của bạn. Các nhà tuyển dụng, các công ty cần nhân sự làm việc ngắn hạn…trên toàn thế giới, có thể biết đến bạn và chủ động tìm đến bạn khi họ ấn tượng bởi profile chuyên nghiệp và thể hiện được những thế mạnh bạn có.
Một nguồn khác mà dường như nhiều bạn ít tận dụng chính là cơ hội còn đến từ những mối quan hệ xung quanh bạn. Đây là cách đơn giản nhưng cũng là cách vô cùng lợi hại! Nếu bạn có quan hệ rộng, mang lưới bạn bè lớn thì cơ hội càng nhiều hơn.
Lợi thế chính là những người đã biết bạn sẽ tin tưởng và ưu tiên giao job cho bạn hơn. Hoặc là khi bạn được bạn bè giới thiệu, khách hàng sẽ có độ tin cậy cao hơn và khả năng bạn nhận được công việc là rất dễ dàng. Bạn làm việc tốt thì chính những khách hàng là những “nguồn” giới thiệu tuyệt vời tới những khách hàng thứ 2, thứ 3…
Nhu cầu ngành việc làm chưa bao giờ thấp, đa dạng các ngành nghề hiện nay đang cần tuyển người làm việc tự do. Cùng LP Tech điểm qua các nghề Freelancer đang phổ biến, có thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay nhé!
Một công việc freelancer đang rất phổ biến ở các bạn trẻ hiện nay đó là Copywriter hay viết content. Cơ hội việc làm freelancer của các Copywriter và Content là rất cao, bởi nhu cầu quảng cáo, truyền thông của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức.
Trong viết content có rất nhiều loại như viết content chuẩn SEO cho website, content website, content PR báo, content landing page, content giới thiệu sản phẩm/dịch vụ,...
Về yêu cầu làm Freelancer viết content cũng không cần quá nhiều kỹ năng, kinh nghiệm như các nghề freelancer khác. Chỉ cần bạn có khả năng viết lách tốt, đầu óc sáng tạo và am hiểu người tiêu dùng. Với khả năng cùng tốc độ viết tốt, bạn có thể nhận viết nhiều dự án cùng một lúc, mang về nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.
Nếu bạn có khả năng về ngôn ngữ, thông thạo các thứ tiếng ngoài thì làm freelancer dịch thuật là một công việc tiềm năng dành cho bạn. Đôi nét về công việc này, Freelancer dịch thuật là những người được trả công để thực hiện một công việc dịch thuật cho khách hàng với sự tự do.
Những lĩnh vực dịch thuật phổ biến đang chiếm ưu thế hiện nay cho freelancer dịch thuật có thể như là:
Hiện nay, dịch thuật tiếng Anh vẫn là phổ biến nhất, nhưng dịch thuật tiếng Hàn, Nhật, Trung cũng đang ngày càng phổ biến hơn.
Với công việc freelancer dịch thuật, bạn có thể linh động làm bán thời gian hoặc toàn thời gian. Bên cạnh đó, nhiều trung tâm, đơn vị dịch thuật thuê các dịch giả/ freelancer dịch thuật để tiết kiệm chi phí hơn. Vì vậy các bạn làm ngành này có thể kiếm job thông qua các công ty dịch thuật trung gian hoặc làm việc trực tiếp.
Với tính chất công việc của ngành IT, các lập trình viên ngày càng có xu hướng làm việc tự do nhiều hơn. Tùy theo năng lực lập trình viên có thể nhận dự án ở nhiều mảng khác nhau như:
Mỗi vị trí sẽ yêu cầu lập trình viên có chuyên môn và kinh nghiệm cụ thể. Và để tăng mức lương cũng như nhận được nhiều job ngon thì Freelancer IT cần xây dựng kiến thức và kỹ năng chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ là một yêu điểm, tạo một portfolio hấp dẫn cũng như xây dựng hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp.
Các doanh nghiệp, chủ kinh doanh ngày nay đầu tư rất mạnh vào xây dựng hình ảnh thương hiệu, hình ảnh/ video về sản phẩm/ dịch vụ để thu hút khách hàng.
Nhu cầu tìm kiếm nhân viên quay dựng, thiết kế hình ảnh cũng từ đó cũng tăng cao hơn, mang lại nhiều cơ hội không chỉ cho người làm full-time mà còn cho các Freelancer như:
Bên cạnh các khái niệm về KOLs, Influencers, thì Reviewer cũng còn khá mới mẻ nhưng hiện tại nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là khi nghề reviewer thịnh hành trên Tiktok đã dần lan rộng và phổ biến hơn ở những nền tảng khác.
Cụ thể các Reviewer sẽ được ghi hình, tham gia vào các video review sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc quảng bá thương hiệu…Ngoài ra, tùy theo nền tảng và lĩnh vực mà yêu cầu về chuyên môn của Freelacer review cũng khác nhau.
Làm sáng tạo nội dung hẳn nhiều bạn đã biết những content creator cho Tiktok liệu bạn đã biết chưa? Tuy gia nhập chưa lâu nhưng Tiktok đang dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành nền tảng mạng xã hội hàng đầu được người dùng Việt Nam ưu chuộng.
Không chỉ để giải trí mà nhiều người dùng, người kinh doanh và nhãn hàng đã tận dụng mãnh đất này để xây dựng nội dung, PR thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ gần hơn với khách hàng. Lúc này công việc làm Tiktok content creator cũng xuất hiện và dần trở nên phổ biến.
Công việc của TikTok Content Creator sẽ tham gia vào việc quay dựng các video như: lên ý tưởng, quay và chỉnh sửa video theo các trend trên Tik Tok. Các thương hiệu, nhãn hàng sẽ booking dịch vụ, gửi sản phẩm hay tài trợ freelancer review trải nghiệm cảm nhận. Hình thức này hiện tại đang rất thịnh hành và mang lại nguồn thu nhập "khủng" cho các freelancer.
Bên cạnh các vị trí nêu trên, trở thành CTV chăm sóc khách hàng cũng đang được nhiều người săn đón bởi tính chất công việc đơn giản, không yêu cầu đi lại nhiều.
Freelancer chăm sóc khách hàng sẽ làm các công việc như sau:
Công việc đơn giản, làm online tại nhà nhưng mang lại nguồn thu nhập ổn định, kèm theo chiết khấu hoa hồng thích hợp cho sinh viên hoặc các bạn yêu thích công việc này.
Tiếp đến, Hành chính - Nhân sự cũng là lĩnh vực hấp dẫn không kém có nhu cầu tìm kiếm CTV cao.
Công việc Freelancer tuyển dụng cơ bản gồm có:
Đối với các bạn sinh viên chuyên ngành nhân sự hoặc có đam mê trong lĩnh vực tuyển dụng đều có thể tham khảo các vị trí liên quan, vừa được làm việc tự do, làm công việc yêu thích vừa thích vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm.
Hình thức livestream ngày một phổ biến. Kéo theo đó, nghề livestream cũng nổi lên như một hiện tượng khi ngày càng nhiều người lựa chọn hình thức livestream để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, mang đến trải nghiệm trực quan cho người dùng.
Và đây cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn làm Freelancer tham gia với nhiều mảng như:
Với khả năng giao tiếp và ăn nói tốt chính là lợi thế để các bạn có thể kiếm job Freelance ở mảng công việc này. Làm việc thoải mái, sáng tạo đồng thời cũng mang về nguồn thu nhập linh động không hề nhỏ.
Trên đây LPTech đã chia sẻ với bạn đọc về công việc Freelancer là gì cũng như các kinh nghiệm hữu ích để bạn trở thành Freelancer cũng như tìm kiếm được nguồn công việc tốt, phù hợp với bản thân mình. Hãy áp dụng và cho LPTech biết hiệu quả nhé!
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/cach-tro-thanh-freelancer-a106396