Đau khớp ngón tay giữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau khớp ngón tay giữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau khớp ngón tay giữa là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó khăn khi cầm nắm, cử động ngón tay. Hãy xem bài viết dưới đây để tìm ra phương pháp điều trị đau ngón tay thích hợp nhất.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Vũ Đức Việt - Bác sĩ ngoại chấn thương chỉnh hình, chuyên khoa phẫu thuật chi trên thuộc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Đau khớp ngón tay giữa là gì?

Đau khớp ngón tay giữa dẫn tới khớp bị sưng, đau, nóng đỏ, biến dạng. Tình trạng này xảy ra do phần sụn, cơ, mô bao gân và dây chằng của khớp bị thoái hóa, mòn hoặc bị tổn thương. Khi tay cử động, các đầu xương sẽ ma sát vào nhau, gây tổn thương và viêm ở khớp ngón tay.

Viêm khớp ngón tay có biểu hiện khớp bị sưng, đau, nóng đỏ, thậm chí biến dạng.

Người bệnh sẽ thấy cứng khớp vào buổi sáng và sau một khoảng thời gian dài, các gân gập sưng tấy, làm người bệnh đau nhức và khó cử động các ngón tay. Nếu tình trạng này được phát hiện sớm thì người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng đau khớp ngón tay giữa dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn cho khớp.

2. Các dấu hiệu bị đau khớp tay ngón giữa

Đau khớp ngón tay giữa là tình trạng gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bàn tay. Triệu chứng điển hình nhất là cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc đau rát, đau và cứng khớp vào buổi sáng, sưng khớp.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như: giảm khả năng cầm nắm, tiếng kêu khi vận đông khớp, không thể khép hoặc mở hoàn toàn bàn tay… Trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài liên tục trong thời gian dài.

3. Nguyên nhân gây ra

3.1 Chấn thương

Chấn thương bàn tay có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm trật khớp, gãy xương ngón tay và tổn thương xương dưới sụn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm khớp sau chấn thương. Ngay cả khi được điều trị đúng cách, gãy xương vùng khớp cũng có thể dẫn tới tổn thương sụn và viêm khớp sẽ phát triển theo thời gian.

Hình ảnh viêm khớp ngón tay sau chấn thương.

3.2 Do bệnh lý

Hình ảnh bệnh nhân bị biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp.

4. Các phương pháp điều trị

4.1 Điều trị viêm khớp ngón tay bằng các biện pháp không phẫu thuật

Các lựa chọn điều trị viêm khớp bàn tay và cổ tay bao gồm:

Bác sĩ đưa ra khuyến nghị điều trị dựa trên:

4.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả, phẫu thuật là phương pháp chữa đau khớp ngón tay giữa thường được đưa ra. Có nhiều lựa chọn phẫu thuật. Phương pháp điều trị phẫu thuật được chọn phải là phương pháp có khả năng giảm đau lâu dài và phục hồi chức năng hợp lý. Phương pháp này phải phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người bệnh.

4.2.1 Đóng cứng khớp:

Đóng cứng khớp giúp giảm đau nhưng ngăn chặn chuyển động của khớp. Các bề mặt khớp bị tổn thương đã biến mất, do đó chúng không thể gây đau và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, vì không còn khớp nữa nên chuyển động do khớp đó cung cấp không còn nữa. Do đó, các ca phẫu thuật này có thể làm giảm chức năng. Ở một số khớp, tình trạng mất chức năng này không quan trọng. Ở các khớp khác, những hạn chế của quá trình hợp nhất là rõ ràng và đầy thách thức, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

4.2.2 Thay khớp:

Khi tổn thương đã tiến triển đến mức các bề mặt không còn hoạt động được nữa, cần phải thay khớp nhân tạo.

Mục tiêu của thay khớp là giảm đau và duy trì chức năng. Cũng như thay khớp háng và khớp gối, đã có những cải thiện đáng kể trong thay khớp ở ngón tay và cổ tay kể từ khi các thủ thuật này được thực hiện lần đầu tiên.

Các khớp thay thế được làm bằng vật liệu tương tự như vật liệu được sử dụng trong các khớp chịu lực, chẳng hạn như gốm hoặc các bộ phận kim loại và nhựa bền lâu. Mục tiêu của các vật liệu này là cải thiện chức năng và tuổi thọ của khớp được thay thế.

Đau khớp ngón tay giữa là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của nhiều người. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng này hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/ngon-giua-la-gi-a106893