Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

Giấm là nguyên liệu phổ biến trong không gian nhà bếp, nó vừa giúp tăng thêm hương vị cho món ăn vừa có tác dụng để khử mùi hôi thịt cá và một số đồ dùng bếp núc khác. Vậy giấm ăn là gì? Nhận biết các loại giấm thông dụng, phổ biến trong gian bếp ra sao? Cùng chuyên mục Mẹo vào bếp tìm hiểu ngay nào.

1. Giấm là gì?

Giấm là một loại chất lỏng, được lên men từ nhiều loại thực phẩm và thành phần chính của giấm được tìm thấy là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ dao động từ 2% - 5%.

Con người đã biết làm và sử dụng giấm từ hàng ngàn năm trước. Chẳng hạn, khoảng 5000 năm TCN, người Babylon đã dùng quả trà là để làm rượu và giấm. Hơn nữa, các vết tích của giấm đã được người ta tìm thấy từ 3000 năm TCN tại Ai Cập cổ đại.

Thậm chí, khoảng 500 TCN, ở Hy Lạp, vị cha đẻ của ngành y học hiện đại là Hippocrates đã sử dụng giấm táo hòa chung với mật ong để trị bệnh cảm lạnh và ho.

Giấm là gì?

2. Các loại giấm thông dụng

Dưới đây là một số loại giấm thông dụng với những đặc điểm mà bạn có thể tham khảo trước khi sử dụng:

Giấm trắng

Đặc điểm

Lúc trước, giấm trắng được lên men từ thực phẩm quen thuộc như khoai tây, củ cải đường, mật ong đường hoặc váng sữa. Tuy nhiên, ngày nay giấm trắng được lên men từ rượu ngũ cốc (ethanol) và được bổ sung thêm một số thành phần dinh dưỡng khác như phốt phát hoặc men.

Giấm trắng có nồng độ axit axetic từ 4 - 7% và nước từ 93 - 96%, thậm chí một số loại giấm trắng có đến 20% axit axetic thường dùng cho mục đích công nghiệp (như làm sạch đồ dùng). Giấm trắng có màu trắng trong suốt, mùi hương mạnh và vị hơi chua cho đến chua gắt.

Đặc điểm giấm trắng

Công dụng của giấm trắng trong nấu ăn

Công dụng của giấm trắng trong nấu ăn

Giấm táo

Đặc điểm

Giấm táo được lên men từ quả táo tươi và có nồng độ axit axetic dao động từ 4 - 8%. Bạn có thể tìm thấy 2 loại giấm táo được phổ biến trên thị trường với đặc điểm sau:

Nhìn chung, giấm táo có màu vàng nhạt, vị chua thanh dịu và thoảng mùi táo.

Đặc điểm giấm táo

Công dụng của giấm táo trong nấu ăn

Công dụng của giấm táo trong nấu ăn

Giấm gạo

Đặc điểm

Giấm gạo được lên men từ gạo và có nồng độ axit axetic cao hơn các loại giấm khác, vị chua dịu và không quá gắt. Đặc biệt, giấm gạo có màu trong suốt cho đến màu vàng nhạt, màu đen hoặc màu đỏ nhờ sử dụng loại gạo khác nhau như:

giấm gạo

Công dụng của giấm gạo trong nấu ăn

Công dụng của giấm gạo trong nấu ăn

Giấm rượu

Đặc điểm

Giấm rượu được lên men từ rượu, như rượu vang đỏ, rượu cherry, sâm banh hoặc bất kì loại rượu nào nhưng chỉ cần rượu ngon thì sẽ làm cho giấm rượu càng ngon hơn. Vì thế, màu sắc của giấm rượu và hương vị cũng khác nhau nhưng thường có vị chua ngọt dịu và nồng độ axit thấp hơn giấm trắng.

Đặc điểm giấm rượu

Công dụng của giấm rượu trong nấu ăn

Công dụng của giấm rượu trong nấu ăn

Giấm Balsamic

Đặc điểm

Giấm Balsamic được lên men từ rượu nho và được ủ trong thùng gỗ đến 50 năm nên có giá thành khá cao bởi hương vị rất đặc biệt. Vị chua của giấm len lỏi với vị ngọt, có màu đen và rất thơm.

Đặc điểm giấm Balsamic

Công dụng của Giấm Balsamic trong nấu ăn

Công dụng của Giấm Balsamic trong nấu ăn

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/giam-an-la-dung-dich-axit-axetic-co-nong-do-tu-a25692