Rau chân vịt là một loại rau rất phổ biến trong các bữa ăn của gia đình, có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết vềtác dụng của loại rau này trong bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
Rau chân vịt còn có tên gọi khác là cải bó xôi hay rau bina, họ Dền. Rau chân vịt phù hợp để trồng ở nơi có khí hậu mát lạnh. Vậy nên, ở nước ta, loại rau này được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt.
Lá của rau chân vịt có hình thoi hoặc hình tam giác, mọc xen kẽ nhau. Các lá lớn thường tập trung ở gần gốc, còn các lá non thì chủ yếu ở gần ngọn.
Rau chân vịt được chia thanh 3 loại chính:
>> Xem thêm: Rau nhút: Công dụng và tác hại của rau nhút bạn cần biết
Nhiều người thường nhầm lẫn rau chân vịt với rau mồng tơi vì lá của hai loại rau này đều có hình hơi dẹt, màu xanh bóng. Nhưng trên thực tế đây là hai loại rau hoàn toàn khác nhau. Đặc điểm của rau chân vịt là các cành mọc thành cụm và mỗi cành chỉ có một lá, lá giòn và dễ bị dập, có 3 đường gân giống như chân vịt. Còn rau mồng tơi có các cành mọc riêng lẻ, mỗi cành có nhiều lá, lá rau mồng tơi dày, mọng nước, có hình trái tim hoặc hình trứng mọc xen kẽ dọc theo thân.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau chân vịt gồm có:
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong rau chân vịt có một thành phần tự nhiên có tên thylakoid - được tạo ra trong quá trình quang hợp có khả năng giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa được nguy cơ béo phì.
>> Xem thêm: 6 Chế độ ăn giảm cân lành mạnh và an toàn tại nhà
Ngoài việc cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết hàng ngày, rau chân vịt còn cung cấp chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể, chống viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ra bệnh tật. Các chất chống oxy hoá có trong rau bao gồm: kaempferol (một sắc tố được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư), quercetin ( giúp bảo vệ tim và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2).
Trong rau chân vịt, tìm thấy acid folic là một chất có cơ chế giống như chất chống oxy hóa, từ đó làm giảm lượng đường trong máu đồng thời tăng độ nhạy insulin. Vì vậy loại rau này được cho là một loại rau tốt với các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Một số nghiên cứu về acid alpha-lipoic cũng cho thấy hoạt chất này có thể làm suy giảm bệnh thần kinh ngoại vi và bệnh thần kinh tự trị ở bệnh nhân đái tháo đường. Nhưng hầu hết các dưỡng chất này thường dùng tiêm tĩnh mạch và cần phải có nhiều nghiên cứu để xem có tạo ra lợi ích giống như vậy hay không khi bổ sung bằng đường uống.
>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Triệu chứng & Cách chữa
Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu và điển hình từ cuộc nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã chứng minh rằng rau chân vịt là nguồn cung cấp các chất beta-carotene, lutein và xanthene. Đây là những chất có lợi cho mắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngứa mắt, loét giác mạc và khô mắt. Và nhờ một số đặc tính chống viêm của rau nên nó có thể làm giảm bọng mắt hoặc kích thích trong mắt, giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh về mắt.
Ngoài ra, lutein và zeaxanthin có trong cải bó xôi hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh nên giúp đôi mắt ngăn ngừa được những tác động của tia UV có thể dẫn đến nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm giảm tác động của các gốc tự do, có thể là nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể và các bệnh khác về mắt.
Cũng như tác dụng của các nhóm rau xanh lá đậm khác, loại rau này chứa một lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể. Nhờ vậy các bệnh về đường tiêu hóa luôn được kiểm soát tốt và cải thiện đáng kể.
Cải bó xôi cung cấp cho cơ thể một nguồn beta caroten dồi dào, đây là dưỡng chất tuyệt vời có tác dụng hạn chế nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn thấp nhất. Vì vậy bạn đừng bỏ qua món ăn bổ dưỡng này nhé!
Vitamin K trong rau chân vịt có khả năng sản sinh ra prothrombon. Đây là hoạt chất thúc đẩy quá trình đông máu xảy ra nhanh hơn. Đồng thời, prothrombon còn giúp kích thích chức năng gan. Vậy nên, khi ăn rau chân vịt, tình trạng rối loạn đông máu sẽ được giảm.
Kali trong rau chân vịt có khả năng trung hòa lượng muối trong cơ thể. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Ngoài ra, rau chân vịt còn chứa folate, một dưỡng chất giúp cơ thể được thư giãn.
Ăn rau chân vịt thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng loãng xương. Bởi vì thành phần của rau chân vịt có chứa vitamin K, canxi, kẽm, mangan,…. đều là những vi chất tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe.
Trong rau chân vịt có chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau với khả năng chống viêm, chống ung thư rất tốt. Đặc biệt, trong nghiên cứu dần đây cho ra kết quả, việc ăn rau chân vịt thường xuyên có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài những công dụng có lợi có sức khỏe, rau chân vịt còn có những tác dụng phụ nếu bạn không sử dụng đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng phụ của loại rau này để có thể tránh được những trường hợp không mong muốn.
Trong 100g chứa đến 970mg chất oxalat - là hợp chất nếu tiêu thụ quá nhiều có thể hình thành sỏi trong cơ thể. Thông thường, sự gia tăng hàm lượng oxalat có trong nước tiểu sẽ làm hình thành sỏi thận và phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat.
Có thể làm giảm hàm lượng oxalat ở một mức độ nào đó khi sử dụng rau chân vịt luộc. Đồng thời nếu bạn kết hợp các thực phẩm cung cấp canxi (sữa, phô mai) với loại rau này cũng có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi.
Tuy nhiên, phản ứng của mỗi người có thể khác nhau và tình trạng của mỗi cá nhân là duy nhất. Vì vậy, bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình hay không.
>> Xem thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì? Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất
Hợp chất hóa học Purin có chứa trong rau chân vịt được xem là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, thiếu mối liên hệ chính xác giữa việc ăn các loại rau giàu purin và bệnh lý về gout. Vì vậy, cần phải cần phải có nhiều nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Nếu bạn đang trong quá trình đối phó với căn bệnh gout, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng rau có thể dùng vì cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc bạn đang sử dụng bởi màu xanh đậm của loại rau này.
Một số nghiên cứu đưa ra kết luận rằng tiêu thụ nhiều rau chân vịt hay thực phẩm giàu oxalat có thể làm cho quá trình hấp thụ khoáng chất bị ức chế điển hình như dưỡng chất canxi. Loại rau này chứa cả oxalat và canxi, vì vậy nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi của xương. Ngoài ra, thành phần oxalat trong rau cũng có thể phản ứng với sắt và bằng việc hình thành các tinh thể để ức chế sự hấp thụ sắt.
Loại rau nàycó chứa hàm lượng cao Vitamin K - một loại khoáng chất có tác dụng làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu.
Thuốc làm loãng máu thường được sử dụng để ngăn ngừa sự khởi phát của các cơn đột quỵ và warfarin là chất làm loãng máu được kê đơn cho những người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao. Vì vậy, vitamin K được dùng làm chất để giảm hiệu quả của warfarin do vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Tuy nhiên, cũng chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể và vitamin K cũng có một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa vôi hóa động mạch, bệnh tim mạch, ung thư và loãng xương nên bạn không nên loại bỏ rau ra khỏi chế độ dinh dưỡng của mình.
Thỉnh thoảng bạn nên ăn rau chân vịt với lượng vừa phải sẽ là một lựa chọn an toàn hơn nếu sức khỏe ổn định và không đang trong giai đoạn mắc bệnh cấp tính nào.
>> Xem thêm: Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Rau chân vịt có nhiều dưỡng chất tốt và bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng loại rau này:
Trên đây là tổng hợp những công dụng, lợi ích hiệu quả mà rau chân vịt mang đến cho sức khỏe con người cũng như những tác dụng phụ không mong muốn mà loại rau này mang lại khi bạn sử dụng quá nhiều. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến bạn và gia đình. Nếu có nhu cầu cần giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Bên cạnh đó, mời bạn truy cập thêm trang Tin tức y tế để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về y học thường thức.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/rau-chan-vit-a25838