Tỉnh Hà Nam đang quyết tâm lớn trong việc triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Toàn Ngành giáo dục đã tích cực chuẩn bị, sẵn sàng để thực hiện đổi mới một cách chủ độông. Những quyết sách mang tầm chiến lược phát triển GD-ĐT giai đoạn 2011- 2022 giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã thể hiện quyết tâm của Hà Nam trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Giáo dục phổ thông tỉnh Hà Nam tích cực triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2003. Hà Nam đang là địa phương với chất lượng GDPT được giữ vững và có bước phát triển, luôn duy trì ở tốp 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chất lượng và tỷ lệ đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và quốc tế đã có điểm nhấn nổi bật.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam cho biết: Hiện thực hóa Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương, ngành GD&ĐT Hà Nam đang đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục, chuyển từ việc cung cấp kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất người học; trong đó tỉnh chú trọng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.
Giáo giới Hà Nam gửi mong muốn và đề xuất tới Bộ trưởng là đảm bảo các điều kiện dạy học Chương trình GDPT 2018.
Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống trường học các cấp đã cơ bản được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị dạy học được bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp từng bước được nâng cao về chất lượng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục Hà Nam vẫn còn nhiều hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, học sinh đông, vượt so với quy định (nhất là ở cấp mầm non, tiểu học) ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đặc biệt, những năm gần đây, quy mô học sinh tăng nhưng số lượng người làm việc phải cắt giảm do tinh giản biên chế. Để khắc phục hạn chế này, Hà Nam đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách về phát triển GD-ĐT và cũng mong muốn đưa ra kiến nghị với Bộ trưởng để việc thực hiện tốt hơn.
Đón nhận tin vui “Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GD&ĐT năm 2023”, Ủy ban nhân nhân dân tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo mời đầy đủ thành phần lãnh đạo Công đoàn ngành Giáo dục; đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; đại diện cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong tỉnh sẵn sàng các ý kiến, kiến nghị gửi tới Bộ trưởng.
Những nỗ lực của Hà Nam đã tạo sự thay đổi chất lượng trong dạy và học.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam, để đưa ra kiến nghị với Bộ trưởng, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo đại diện cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường trung học phổ thông: Trường THPT B Phủ Lý, Trường THPT A Kim Bảng, Trường THPT A Bình Lục, Trường THPT Bắc Lý; các Phòng GD&ĐT và các đại biểu cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý, mỗi cấp học 1 cán bộ quản lý, 1 giáo viên, sẵn sàng các ý kiến, kiến nghị về những vấn đề liên quan đến hoạt động dạy - học.
Đến thời điểm này, các đơn vị tham gia trực tuyến đã chuẩn bị phòng họp, có SmartTV (cài được app MyTV), có đường truyền Internet ổn định cho SmartTV. Các đơn vị phối hợp VNPT tại địa phương đã cài đặt, kết nối, test kỹ thuật đầy đủ cho chương trình trực tuyến. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham dự chương trình Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023 đã sẵn sàng cho buổi gặp gỡ với những ý kiến, tâm tư, tình cảm của giáo giới Hà Nam gửi tới Bộ trưởng.
Những kiến nghị giáo giới Hà Nam gửi đến Bộ trưởng là tâm tư, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc dạy - học và đề xuất trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, như dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…. Cũng như việc thực hiện chế độ chính sách nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non… Điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/giam-doc-so-giao-duc-ha-nam-a26011