Ngành kinh tế là gì? học ngành kinh tế ra trường làm gì?

Cùng Edunet khám phá tổng quan về ngành kinh tế là gì? học gì? mức lương và cơ hội việc làm có cao không?

Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế là ngành học về những hoạt động trao đổi, giao thương, logictics, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá thể: người tiêu dùng, hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp,… với nhau trong một nước và giữa các nước với nhau. Do đó, kinh tế là một ngành học rất rộng gồm nhiều lĩnh vực, cũng như có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội học,…

Xem thêm: Ngành logictics là gì? cơ hội việc làm và mức lương có cao không?

nganh-kinh-te-la-gi

tại sao ngành kinh tế lại được nhiều học sinh sinh viên lựa chọn học?

Ngành kinh tế là một ngành đặc biệt quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngành kinh tế cũng giống như một mạng lưới toàn cầu bao gồm nhiều ngành nghề trong đó và các hoạt động kinh tế được liên kết chặt chẽ với nhau một cách thống nhất. Do đó một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì việc đào tạo và ươm mầm những thế hệ tài năng học ngành kinh tế là rất cần thiết và quan trọng.

Ngành kinh tế học gì? gồm những chuyên ngành nào?

Kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn và không chỉ giới hạn trong hoạt động trao đổi, buôn bán mà kinh tế hiện nay đã mở rộng ra trên rất nhiều ngành khác nhau. Chính vì thế mà trong ngành này có rất nhiều các chuyên ngành và các lĩnh vực khác nhau, ứng dụng vào các hoạt động kinh tế khác nhau.

nganh-kinh-te-hoc-gi-va-co-nhung-chuyen-nganh-nao

học ngành kinh tế có bao nhiêu chuyên ngành?

Dưới đây là những chuyên ngành mà bạn có thể tham khảo.

♦ Ngành Kinh tế học

Ngành học cơ bản nhất của Kinh tế - Kinh tế học - là ngành học chung những kiến thức về kinh tế vi mô và vĩ mô. Tùy theo đinh hướng nghiên cứu mà bạn có thể chọn nghiên cứu chuyên sâu về Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Kinh tế học tài chính, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư,…

♦ Ngành Tài chính ngân hàng

Tài chính - Ngân hàng luôn nằm trong TOP những ngành kinh tế có tỷ lệ cạnh tranh và điểm chuẩn đầu vào cao nhất tại các trường Đại học TOP đầu. Ngoài những kiến thức về tài chính, tiền tệ, ngân hàng và các định chế tài chính, trong khối ngành Tài chính Ngân hàng bạn sẽ được tập trung đào tạo chuyên sâu về những chuyên ngành như Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Phân tích và đầu tư tài chính,… hay một số ngành mới bao gồm Công nghệ tài chính, Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro tài chính,…

Xem thêm: Ngành tài chính ngân hàng là gì? Có nên học ngành này hay không?

nganh-tai-chinh-ngan-hang-la-gi

ngành tài chính ngân hàng là gì?

♦ Ngành Kế toán - Kiểm toán

Kế toán - Kiểm toán cũng là một trong những ngành học thuộc khôi Kinh tế có điểm chuẩn cao. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tới bộ phận Kế toán, do đó đây được coi là chuyên ngành học có tính “ổn định” trong ngành kinh tế.

Xem thêm: Ngành kế toán - kiểm toán là gì? cơ hội làm việc có cao không?

♦ Ngành Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế - Logictics

Xuất nhập khẩu luôn là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của bất cứ một nền kinh tế nào, đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Do đó, các ngành học liên quan đến xuất nhập khẩu như Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tế, Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng,… luôn có điểm chuẩn cao, tỉ lệ cạnh tranh gắt gao

Xem thêm: Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Tại sao ngành này lại hot?

logictics-la-gi

có nên học ngành logictics hay không?

♦ Ngành Marketing và Quan hệ công chúng

Tiếp thị là một khâu quan trọng trong vận hành kinh doanh và hiện nay quản trị Marketing đã trở thành một trong những “vũ khí” quan trọng để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh, tìm được chỗ đứng trong thị trường khốc liệt và thu hút khách hàng. Nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing xu hướng tăng mỗi năm, bởi ngày càng nhiều donah nghiệp hiểu tầm quan trọng của bộ phận Marketing và sẵn sàng chi ngân sách lớn để thực hiện các chiến dịch tiếp thị truyền thông nhằm thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu.

nganh-quan-he-cong-chung-hoc-gi

ngành quan hệ công chúng học gì?

Xem thêm: Ngành quan hệ công chúng là gì? những lý do nên học ngành quan hệ công chúng?

♦ Một số ngành Quản trị và Quản lý

Bao gồm các ngành: Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý đất đai, Quản lý dự án, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị điều hành thông minh, Quản trị chất lượng và Đổi mới, Quản trị nguồn nhân lực,…

Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh là gì? Tại sao bạn nên học ngành này?

Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn là gì? Học ở đâu tốt nhất?

♦ Ngành Toán ứng dụng Kinh tế và Công nghệ thông tin trong Kinh tế

Bao gồm các ngành: Toán ứng dụng kinh tế, Thống kê kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý, Phân tích kinh doanh (định hướng Business Ananlyst). Đặc biệt, với xu hướng ứng dụng Big data vào kinh tế, ngành học Khoa học dữ liệu trong Kinh tế & Kinh doanh đang là một ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ muốn làm việc trong ngành kinh tế.

♦ Một số ngành kinh tế khác

Kinh tế ngày càng tăng trường dẫn tới các nảy sinh các nhu cầu mới trong nhiều lĩnh vực và đòi hỏi sự chuyên môn hóa. Theo đó, các ngành học kinh tế mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bạn có thể tham khảo một số ngành học HOT bao gồm: Thương mại điện tử, Bất động sản, Bảo hiểm - Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro,…

Xem thêm: Ngành Thương mại điện tử là gì? và những điều cần biết

thuong-mai-dien-tu-la-gi

ngành thương mại điện tử là gì? có nên học không?

Học ngành kinh tế ra trường làm gì?

Như đã đề cập ở trên, tùy thuộc vào chuyên ngành bạn chọn mà bạn sẽ làm những công việc liên quan đến chuyên ngành đó. Ngành kinh tế là một ngành rất rộng nên cơ hội việc làm của ngành này là tương đối cao và không lo thất nghiệp.

hoc-nganh-kinh-te-ra-lam-gi

học ngành kinh tế ra trường làm việc gì?

Dưới đây là một số ngành mà những sinh viên vừa tốt nghiệp hoàn toàn có thể đảm nhận và làm việc.

- Quản trị kinh doanh: Làm việc tại các tập đoàn và công ty như: bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận tiếp thị marketing, bộ phận hỗ trợ - giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán…

- Tài chính ngân hàng: Bạn có thể làm chuyên viên tại các ngân hàng, các công ty tài chính, các doanh nghiệp làm về tài chính.

- Thương mại điện tử: Các bạn cử nhân mới ra trường có thể làm việc ở những đơn vị thương mại điện tử lớn hiện nay như: Shopee, Tiki, Lazada... cùng rất nhiều đơn vị lớn nhỏ khác nhau của Việt Nam

- Kinh doanh quốc tế: Các bạn có thể làm các công việc như chuyên viên đối ngoại, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên hoạch định tài chính....

- Kinh doanh tự do: Nếu bạn là người học ngành kinh tế và chưa biết nên lựa chọn công việcbạn thích kinh doanh, muốn có cuộc sống thử thách và tự do thì kinh doanh tự do là sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý

Học ngành kinh tế mức lương có cao không?

Tùy theo năng lực và sở thích cá nhân mà mỗi cá nhân sẽ phù hợp với một vài nhóm ngành khác nhau, do đó mức lương của từng chuyên ngành thuộc ngành kinh tế cũng khác nhau. Bên cạnh đó, để có mức lương cao sau khi ra trường trong ngành kinh tế quan trọng nhất vẫn là có năng lực, có khả năng ngoại ngữ và liên tục học hỏi để update kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kiến thức về thị trường kinh doanh, nhạy bén nắm bắt xu hướng mới để đón đầu các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

muc-luong-nganh-kinh-te-co-cao-khong

mức lương của sinh viên mới ra trường ngành kinh tế có cao không?

Mức lương trung bình của ngành Kinh tế ở Việt Nam dao động từ 8 - 20 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương động từ 8 - 10 triệu/tháng. Đối với người có nhiều kinh nghiệm, mức lương lên đến 15 triệu/tháng. Tuỳ vào kiến thức và năng lực của mỗi người sẽ nhận được các mức lương khác nhau.

Ngành kinh tế học trường nào tốt nhất?

♦ Các khối thi vào ngành kinh tế

Ngành kinh tế có chỉ tiêu tuyển sinh tại hầu hết các khối ngành, tổ hợp xét tuyển, chủ yếu là các tổ hợp khối A (A00, A01) và các tổ hợp xét tuyển khối D, một số tổ hợp xét tuyển khối C có Toán hoặc Tiếng Anh cũng được các trường chọn lựa. Nhìn chung, cơ hội thi ngành Kinh tế.

♦ Tổng hợp các trường đào tạo ngành kinh tế

Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh tế. Dưới đây Edunet sẽ giới thiệu cho các bạn một số trường đào tạo tiêu biểu của ngành kinh tế mà các bạn có thể lựa chọn học.

TOP các trường kinh tế tại miền Bắc

Tại miền Bắc có rất nhiều trường Đại học TOP đầu cả nước về kinh tế, mỗi trường lại có thế mạnh về một số lĩnh vực khác nhau bao gồm:

- Đại học Kinh tế Quốc dân: NEU là trường Đại học TOP đầu cả nước về Kinh tế với hàng chục khối ngành kinh tế.

- Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU - CS1), Đại học Ngoại thương CS3 (Quảng Ninh): Cùng với Đại học Kinh tế Quốc dân thì Đại học Ngoại thương cũng nằm trong nhóm những trường Đại học thuộc khối ngành Kinh tế có điểm đầu vào cao nhất cả nước, thế mạnh của trường là nhóm ngành Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tế

- Học viện Tài chính - AOF (trực thuộc Bộ Tài chính), đây cũng là một trong những trường Đại học TOP đầu với thế mạnh là các ngành Tài chính Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán, Thuế và Hải quan,…

- Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,… cũng là một số trường Đại học thuộc nhóm những trường TOP đầu về kinh tế tại miền Bắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khoa Kinh tế tại một số trường Đại học, Cao đẳng như Học viện Ngoại giao, Học viện Chính sách và phát triển (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Đại học RMIT, Đại học FPT, Đại học Thủy lợi, Đại học Lao động và Xã hội, Đại học Thăng Long, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội,…

TOP các trường kinh tế tại miền Nam

Tại miền Nam, danh sách các trường TOP đầu về Kinh tế bao gồm:

- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)

- Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2)

- Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL)

- Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh (BUH)

- Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (HCMCOU)

- Đại học Kinh tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)

- Đại học Tài chính - Marketing

- Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu Ngành kinh tế là gì? học gì? mức lương có cao không? bạn đã có thêm kinh nghiệm để chọn ngành, chọn trường phù hợp nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline: 1900 98 99 61 để được tư vấn về ngành kinh tế một cách chi tiết và hoàn toàn miễn phí. Edunet - Nền tảng tìm kiếm so sánh và đặt chỗ khóa học số 1 Việt Nam.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/bang-kinh-te-a27361