Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới cướp đi sinh mạng của hơn 17,9 triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh tim mạch (Heart Disease) là bệnh lý do rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh bao gồm các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại vi, thấp tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim… là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ. (1)
Tại Việt Nam, bệnh tim cướp đi mạng sống của gần 200.000 người mỗi năm cao hơn số người tử vong vì ung thư, đáng lưu ý là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây, các bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch não, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên… thường gặp ở người lớn tuổi, thì ngày nay, có thể xuất hiện sớm ở người trẻ. (2)
Trong khi đó, những người trẻ thường chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh nên không có biện pháp phòng ngừa hợp lý và thái độ tầm soát sớm, điều đó dẫn tới các biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài sản lao động của xã hội. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân tim bẩm sinh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ đáng kể bệnh lý tim mạch ở người trẻ.
Bệnh động mạch vành là bệnh của động mạch nuôi tim, biểu hiện dưới dạng 3 nhóm dưới dạng: đau thắt ngực ổn định, đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Theo ước tính hiện có khoảng 8,9 triệu người tử vong mỗi năm do bệnh động mạch vành. Đối với khu vực các nước đang phát triển như Việt Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỉ lệ mạch vành tăng dần qua các năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5%. Các bệnh mạch vành chiếm từ 11 - 36% trường hợp tử vong. Ngày nay, bệnh động mạch vành cũng có dấu hiệu trẻ hóa và xuất hiện ở những người gầy.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành do sự xuất hiện của các mảng bám từ cholesterol và các chất thải tế bào khác có xu hướng tích tụ tại vị trí bị tổn thương tạo thành quá trình xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt mảng bám bị tắc hoặc vỡ, các tế bào máu kết tụ lại với nhau tại vị trí để cố gắng sửa chữa động mạch, sự tích tụ các mảng bám dẫn đến sự hẹp của thành mạch. Động mạch vành có chức năng cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ tim, vì vậy khi sự tắc nghẽn diễn ra không được điều trị vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.
Nếu động mạch vành bị thu hẹp, điều này dẫn đến việc không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho tim đặc biệt là khi tim đập mạnh, nhanh như khi tham gia hoạt động thể lực, leo trèo. Giai đoạn đầu, lưu lượng máu giảm có thể không gây ra hoặc gây ra ít các triệu chứng. Tuy nhiên, qua thời gian khi các mảng bám tích tụ nhiều hơn trong động mạch vành, người bệnh có thể nhận ra các dấu hiệu của bệnh động mạch vành như:
Nhịp đập của tim bình thường của người trưởng thành sẽ nằm trong khoảng từ 60 - 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về tần số tim như quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhịp trên phút) hay nhịp không đều. (3)
Rối loạn nhịp tim có thể khiến cho hoạt động bơm máu của tim trở nên kém hiệu quả và gây ra các triệu chứng như:
Rối loạn nhịp tim có thể là vô hại trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của nhịp tim, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Đặc biệt, cần lưu ý khi xuất hiện những trường hợp dưới đây:
Van tim có cấu trúc đặc biệt nhằm đảm bảo việc máu lưu chuyển giữa các buồng tim được hoạt động theo chu trình nhất định. Bệnh van tim là tình trạng bệnh lý của tim thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim, hoặc có thể xuất hiện tình trạng một van tim có 2 tổn thương cả hẹp và hở van tim. Hẹp van tim khiến cho các van tim trở nên dày và cứng, trong một số trường hợp xảy ra dính các mép van, điều này làm hạn chế khả năng mở của van tim, cản trở sự lưu thông dòng máu.
Ngược lại, khi các van tim đóng không kín do giãn vòng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài sẽ gây ra tình trạng hở van tim, điều này có thể làm cho dòng máu trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh van tim như:
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh van tim đáng chú ý như:
Dị tật tim bẩm sinh có ngay từ khi trẻ mới sinh và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của tim và cách thức hoạt động của tim em bé. Bệnh tim bẩm sinh được biết đến là dạng dị tật phổ biến nhất và là nguyên nhân gây hàng đầu gây tử vong của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh khoảng từ 0,7 - 1% trẻ sinh ra còn sống. Ở Việt Nam, theo báo cáo của các bệnh viện nhi, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1,5% trẻ nhập viện và 30 - 55% trẻ vào khoa tim mạch.(4)
Cứ 4 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng. Với những trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh nặng, bác sĩ khuyến cáo làm phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật cần thiết trong những năm đầu đời. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, những tiến bộ trong kỹ thuật y học đã giúp tầm soát và phát hiện được dị tật tim bẩm sinh ở tuần thứ 18 của thai kỳ.
Nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được hiểu rõ. Một số trẻ bị dị tật tim do những thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể của trẻ. Bệnh tim bẩm sinh cũng được cho là do sự kết hợp của gen và các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố môi trường, chế độ ăn uống của người mẹ, tình trạng sức khỏe của người mẹ hoặc việc sử dụng thuốc của người mẹ trong khi mang thai.
Ví dụ, một số bệnh lý mà người mẹ mắc phải, như bệnh tiểu đường hoặc béo phì từ trước, có liên quan đến dị tật tim ở trẻ. Tình trạng hút thuốc khi mang thai cũng như dùng một số loại thuốc cũng có liên quan đến dị tật tim.
Theo các chuyên gia, nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện sớm và điều trị có thể dẫn đến tử vong do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu trẻ có những triệu chứng giống như dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tim mạch xảy ra khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi và các chất khác tích tụ lại trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Thời gian dài, các mảng bám tích tụ và cứng lại, gây nên tình trạng hẹp động mạch.
Có 2 thể viêm tắc động mạch ngoại vi:
Bệnh động mạch ngoại biên thường có triệu chứng không rõ ràng và khá mơ hồ, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau nhói ở bắp chân khi thực hiện các hoạt động thể lúc như đi bộ, chạy và có thể hết sau 5-10 phút. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị một số triệu chứng như lạnh da, da xanh xao, xuất hiện các vết loét lâu lành, chi bị hoại tử…
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng tiếp nhận máu để cung cấp máu cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim được xem là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.
Dựa vào phân loại giải phẫu bệnh, có thể phân chia nguyên nhân gây bệnh dựa trên 3 nhóm bệnh suy tim chính là: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể khác nhau ở mỗi người, trong đó một số dấu hiệu thường gặp như:
Khám sàng lọc nên được thực hiện khi trẻ sơ sinh ≥ 24 giờ tuổi và nghi ngờ có bệnh tim bẩm sinh khi có ≥ 1 trong số các triệu chứng sau:
Ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh lý tim mạch, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như:
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp. Xem thêm các tác hại của thuốc lá đến trái tim của bạn tại đây
Hãy thông báo với bác sĩ của bạn nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch. Bác sĩ có thể cho bạn kiểm tra huyết áp và mức cholesterol để tầm soát bệnh.
Bên cạnh đó là các yếu tố không thể thay đổi cũng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của bạn bao gồm:
Một số kiểm tra cận lâm sàng được áp dụng trong chẩn đoán các bệnh tim mạch bao gồm:
Các xét nghiệm được sử dụng để phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh tim bao gồm: cholesterol và các thành phần lipid trong máu để tầm soát sớm bệnh rối loạn lipid máu, lượng đường trong máu và huyết sắc tố Glycosyl hóa được đo để phát hiện bệnh tiểu đường, acid uric hay protein phản ứng C (CRP) và các xét nghiệm để phát hiện các rối loạn chuyển hoá khác, tình trạng viêm có thể dẫn đến các bệnh tim.
Trong cơn đau ngực, các tế bào cơ tim sẽ giải phóng protein vào máu, xét nghiệm Troponin-T, proBNP và các dấu ấn sinh học khác giúp chẩn đoán tổn thương cơ tim hay suy tim.
Kỹ thuật này cho thấy hình dạng và kích thước của tim phổi và các mạch máu chính.
Điện tâm đồ là một thăm dò không xâm lấn, đơn giản, tiết kiệm chi phí, có thể tiến hành trong vòng 5 phút. Xét nghiệm này ghi lại hoạt động điện của tim, nhằm phát hiện các bất thường của nhịp tim. Trong một số trường hợp như rối loạn nhịp tim xuất hiện thành cơn, không thường xuyên, thì Holter điện tâm đồ trong 24 giờ hoặc thậm chí trong 15 ngày, là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán bệnh.
Điện tâm đồ cũng là biện pháp đơn giản nhất để tìm các dấu hiệu của bệnh mạch vành. Bên cạnh đó, điện tâm đồ cũng có thể cho thấy các biểu hiện của việc thiếu máu cơ tim hoặc hoại tử cơ tim cũng như phát hiện các biến chứng của bệnh mạch vành. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân có bệnh mạch vành nhưng chỉ số điện tâm đồ không biến đổi, hoặc biến đổi nhưng bệnh nhân không có các bệnh lý mạch vành như trường hợp bệnh nhân béo phì, có tăng huyết áp hoặc giới tính nữ.
Đây là phương pháp theo dõi huyết áp tự động và liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là 24 - 48 giờ. Với phương pháp này, huyết áp sẽ được ghi lại bằng máy thông qua thiết bị đo huyết áp tự động, dữ liệu thu về sẽ được lưu lại trong bộ nhớ. Kích thước của máy đo huyết áp nhỏ gọn vì thế người bệnh có thể mang theo bên mình khi làm việc, đa số các máy đo huyết áp đều có một nút bấm để đánh dấu thời điểm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng.
Siêu âm tim là phương pháp sử dụng sóng âm thanh tạo ra hình ảnh động của trái tim. Điều này cung cấp thông tin về hình dạng, kích thước, hoạt động, van và các buồng tim. Siêu âm tim là một thăm dò không xâm lấn nhằm đánh giá vận động của thành tim. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, vùng cơ tim được cấp máu bởi nhánh mạch vành đó sẽ không được cấp đủ oxy dẫn đến hiện tượng rối loạn vận động so với các vùng khác.
Đây là phương pháp cho bác sĩ có thể nhìn rõ cấu trúc tim, và xác định được các chi tiết quan trọng mà các siêu âm thông thường có thể thể bị bỏ sót như phát hiện các huyết khối trong buồng tim, tách thành động mạch chủ, các lỗ thông…
Phương pháp này giúp phát hiện cặn canxi hoặc vôi hóa trong thành động mạch vành. Đây là những dấu hiệu ban đầu của chứng xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
MRI tim là phương pháp không xâm lấn để tạo ra hình ảnh của tim. Điều này cung cấp hình ảnh 3D về chuyển động cũng như hình ảnh tĩnh của trái tim.
Đây là biện pháp kinh điển để chẩn đoán bệnh mạch vành. Thông thường, khi bệnh nhân nghỉ ngơi, động vành vành bị hẹp vẫn có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể. Tuy nhiên khi gắng sức, nhu cầu này tăng lên và bệnh nhân có thể có các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Để thực hiện liệu pháp này, bác sĩ chó thể để người bệnh thực hiện một số hoạt động thể lực như đạp xe tại chỗ với tốc độ tăng tiến, chạy…hoặc truyền thuốc… Một số các biện pháp như điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức sẽ được thực hiện để ghi nhận tình trạng thiếu máu cơ tim khi gắng sức. Từ kết quá đó, bác sĩ sẽ đánh giá người bệnh có bị bệnh mạch vành không và đang ở mức độ nào.
Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch vành là phương pháp không xâm lấn an toàn cung cấp giá trị cao trong đánh giá hình thái động mạch vành.
Chụp động mạch vành là biện pháp chẩn đoán chính xác nhất tổn thương mạch vành. Phương pháp này sử dụng tia X để quan sát mạch máu của tim, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ là một ống thông đưa lên tim vào nhánh động mạch vành. Từ ống thông, chất cản quang sẽ được đưa vào động mạch vành. Dung dịch này cho phép bác sỹ nhìn thấy hình dạng, kích thước mạch vành trên màn huỳnh quang, đánh giá vị trí hẹp và mức độ hẹp mạch vành. Đây là một phương pháp an toàn, không xâm lấn và có giá trị cao.
Để điều trị các bệnh tim mạch, tùy theo thể trạng, bệnh lý của từng người bác sĩ có thể có các phác đồ điều trị khác nhau, một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định bao gồm:
TS.BS Nguyễn Thị Duyên nhấn mạnh: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thay đổi lối sống của bạn để hướng tới một trái tim khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một vài bước thực tế mà bạn có thể làm theo để phòng ngừa
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim bao gồm sự kết hợp của các loại thực phẩm khác nhau bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt. Cắt giảm các loại thịt mặn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích… cũng như thức ăn mặn như cá khô. Tránh tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp và thức ăn nhanh. Thay thế đồ ăn nhẹ có đường như bánh rán, bánh quy, và những thứ tương tự bằng trái cây và rau tươi và nếu khát, hãy thay nước giải khát có đường bằng nước lọc.
Thừa cân béo phì được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên. Mặt khác, béo phì là vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và hơn 90cm đối với nam. Vòng eo lớn dẫn đến nhiều chất béo trong bụng hơn và có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
Hoạt động thể chất góp phần cải thiện huyết áp, cải thiện mức cholesterol và các lipid máu khác, và kiểm soát cân nặng.
Sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc (chủ động và thụ động) có hại cho tim của bạn. Bỏ thuốc lá là món quà sức khỏe lớn nhất mà bạn có thể ban tặng cho trái tim mình và có lợi cho sức khỏe ngay lập tức và lâu dài, bao gồm cả việc sống lâu hơn đến 10 năm. Sau một năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc. Mười lăm năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim tương đương với người không hút thuốc.
Uống rượu có liên quan đến hơn 200 tình trạng bệnh tật và chấn thương, bao gồm cả các bệnh tim mạch, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên tránh uống rượu hoàn toàn để bảo vệ trái tim của mình.
Một cách quan trọng để duy trì một trái tim khỏe mạnh là huyết áp và lượng đường trong máu của bạn phải được kiểm tra thường xuyên. Một số người không biểu hiện triệu chứng ngay cả khi họ đã bị cao huyết áp và điều này có thể làm tổn thương tim của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh, bệnh nhân tim mạch cần được chăm sóc và thăm khám định kỳ thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh đó cần chú ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh như:
Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, BS Nguyễn Minh Trí Viên, TS.BS Trần Văn Hùng, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, BSCKI Vũ Năng Phúc, TS.BS Nguyễn Thị Duyên, BS Nguyễn Đức Hưng, BS Nguyễn Phạm Thùy Linh, BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy, BS.CKII Võ Ngọc Cẩm, ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao, BS.CKI Hoàng Thị Bình, ThS.BS Nguyễn Quốc Khánh…; cùng trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch cho mọi đối tượng, từ phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn, người cao tuổi…
Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch gia tăng đều đặn mỗi năm là dấu hiệu cảnh báo để chúng ta không thể xem nhẹ căn bệnh này. Việc tầm soát tim mạch định kỳ càng trở nên đặc biệt rất quan trọng. Hãy đến ngay các bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu kể trên.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/benh-tim-mach-a27511