Bạn có từng bị ngứa khắp người mà không biết nguyên nhân? Tình trạng này có thể do nhiều lý do khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân gây ngứa toàn thân và khi nào chúng ta nên lo lắng.
Ngứa toàn thân có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân rõ ràng như dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, mỹ phẩm hoặc những bệnh lý về da như nấm da, mề đay, vảy nến, ghẻ, eczema.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác mà chúng ta thường không để ý hoặc chỉ phát hiện khi đi khám bác sĩ.
Da khô là một trong những nguyên nhân gây ngứa nhưng lại không được chú ý đến. Khi da bị khô, bạn có thể chỉ cảm thấy ngứa mà không có các biểu hiện khác như mụn nước, sần, mụn đỏ... Da khô thường do tác động của thời tiết, như nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm thấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể đến từ việc sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm không thích hợp.
Các bệnh lý gan mật như viêm gan, gan nhiễm mỡ, suy gan có thể gây ra tình trạng ngứa da. Tình trạng ngứa có thể lan ra toàn thân và ngày càng tăng, không thể kiểm soát được. Việc dùng thuốc kháng dị ứng thông thường không giảm ngứa vì nguyên nhân từ bên trong. Khi gan bị suy yếu hoặc bị rối loạn chức năng, các độc tố sẽ tồn tại trong cơ thể và gây ra các vấn đề trên da. Ngoài ra, bệnh gan còn đi kèm với những biểu hiện như vàng da, nổi mẩn và ngứa kéo dài. Nếu bạn gặp những trường hợp này, hãy đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan và tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Suy thận hoặc thận yếu làm cho cơ thể không thể loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, khiến cơ thể tích tụ các chất độc gây phù nề, ngứa ngáy toàn thân. Nếu bạn bị ngứa toàn thân kèm theo các biểu hiện phù nề và các triệu chứng liên quan đến bệnh thận, hãy nhanh chóng đi khám để biết tình trạng bệnh lý của bạn.
Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương mạch máu dưới da, ảnh hưởng đến sự lưu thông chất dinh dưỡng, từ đó gây da khô sần và ngứa da.
Các vấn đề về máu như đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng...cũng có thể gây ra tình trạng ngứa toàn thân và gây phiền toái cho người bệnh.
Cường giáp hoặc suy giáp có thể gây ngứa da. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề như giảm cân không lý do (bị cường giáp), tăng cân nhanh (suy giáp), tim đập nhanh, mệt mỏi, táo bón hoặc khô da. Nếu bạn bị ngứa da cùng các biểu hiện trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán.
Thói quen ăn thực phẩm tái hoặc sống không đảm bảo vệ sinh, không tẩy giun định kỳ có thể khiến bạn bị nhiễm giun sán. Chất thải của giun sán đi vào máu sẽ kích thích hệ miễn dịch, gây ngứa ngáy toàn thân.
Các bệnh xã hội như lậu, giang mai, sùi mào gà hoặc HIV/AIDS là những căn bệnh có thể gây ngứa da - biểu hiện đầu tiên của bệnh. Trong quá trình điều trị, những bệnh nhân bị nhiễm bệnh xã hội thường bị ngứa khắp người do tác dụng phụ của thuốc kháng virus.
Ngứa da có thể là phản ứng phụ của sự mất cân bằng hormone. Các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm do thay đổi hormone trong cơ thể cũng có thể làm tình trạng ngứa da trở nên nghiêm trọng. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị ngứa toàn thân nhiều nhất.
Đôi khi, ngứa ngáy toàn thân không phải là do nguyên nhân vật lý, bệnh lí mà là do các vấn đề về tâm lý. Các vấn đề như phiền muộn, lo âu căng thẳng, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có thể gây ngứa da.
Ngứa da có rất nhiều nguyên nhân, từ tác động môi trường, thực phẩm cho đến bệnh lý và tâm lý. Thông thường, ngứa da chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng có những trường hợp bạn nên lo lắng:
Nếu bạn gặp các dấu hiệu này, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra. Điều này rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thúy Diễm
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/ngua-khong-ro-nguyen-nhan-a27827