Khoang miệng: Gồm những cấu trúc nào và đóng vai trò ra sao?

Khi chúng ta nói đến “miệng”, nghĩa là đang đề cập đến “khoang miệng”. Khoang miệng là nơi bắt đầu của ống tiêu hóa, nơi thông thương giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, khoang miệng và các cấu trúc giải phẫu bên trong đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Khoang miệng bao gồm: môi, má, răng, nướu, khẩu cái mềm và cứng, lưỡi, amidan và tuyến nước bọt. Những cấu trúc miệng này cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động chức năng như: ăn , uống, thở, phát âm.

Vị trí và cấu tạo khoang miệng

Khoang miệng nằm ở phía trước trên của mặt, dưới khoang mũi. Nó được giới hạn bởi:

Khoang miệng mở ra mặt thông qua khe miệng. Trong khi phía sau khoang miệng thông với hầu họng thông qua một lối đi hẹp gọi là eo hầu họng, được bao quanh bởi vòm miệng mềm và vòm hầu.

Một số xương đóng góp vào khung hình thành khoang miệng. Bao gồm các xương hàm trên, xương khẩu cái và xương thái dương được ghép nối với nhau. Các xương bướm và xương móng đơn độc.

Cung răng phân chia khoang miệng thành 2 khu vực:

Bên trong khoang miệng liên tục được bôi trơn bởi các tuyến nước bọt cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn bằng cách tiết ra các enzyme bắt đầu quá trình tiêu hóa carbohydrate. Các tuyến này là các tuyến mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi.

Các đặc điểm giải phẫu trong khoang miệng

Môi

Được cấu tạo bởi mô cơ và mô tuyến, phủ bên ngoài là da và bên trong là niêm mạc.

Môi trên đụng đến đáy mũi và tiếp giáp với vùng má qua “rãnh môi má mũi”. Rãnh này xuất phát từ cánh mũi chạy xuống dưới và ra bên ngoài đến tận cùng gần khóe mép.

Ở người trẻ, môi dưới và má không có đường phân chia rõ ràng. Ở người già thì có rãnh bờ môi đi từ khóe mép vòng xuống dưới gần đến bờ xương hàm dưới. Môi dưới tiếp giáp với vùng cằm qua rãnh môi cằm.

Cấu tạo môi

Môi trên và môi dưới tiếp giáp nhau ở 2 bên góc miệng. Nơi đó thấy có một nếp gấp mỏng khi miệng ngậm , đó là Khóe mép. Khóe mép thường ở vị trí tương ứng răng nanh.

Ở môi có sự chuyển tiếp da của da bên ngoài và niêm mạc. Vùng chuyển tiếp màu đỏ gọi là vành môi. Ngay trung điểm vành môi trên phồng lên tạo củ môi. Từ củ môi, một rãnh rộng nhưng cạn chạy thẳng lên đáy mũi, đó là nhân trung. Ở trung tâm vành môi dưới đôi khi có một rãnh mờ gọi là rãnh môi cằm.

Phần di động của má được cấu tao bởi: cơ mút, mô mỡ (cục mỡ Bichat). Má được phủ bên ngoài là da và bên trong là niêm mạc má. Niêm mạc má mày hồng nhạt và nhẵn mịn, phía trên và dưới niêm mạc má gập lại để tiếp giáp với niêm mạc xương ổ răng tạo đáy hành lạng miệng ở phía sau. Ở phía trước, niêm mạc má liên tục với niêm mạc môi. Giới hạn sau của niêm mạc má là một nếp gấp của niêm mạc đi từ niêm mạc má phía trên và sau cung răng trên phía sau cung răng dưới. Nếp gấp này do đường đan chân bướm hàm đội lên.

Thường trên niêm mạc má nổi lên một đường trắng do sự in dấu của mặt nhai các răng cối. Đó là đường nhai. Ở phía sau niêm mạc má, nơi tương ứng với cổ răng 6 hàm trên, có một nốt nhỏ gọi là gai ống stenon hay gai mang tai. Đó là nơi ống stenon mở ra trong miệng.

Lỗ ống tuyến nước bọt mang tai

Đáy hành lang

Trên đường giữa hàm trên và hàm dưới có nếp gấp niêm mạc nối tiếp với niêm mạc xương ổ răng với môi. Các nếp gấp này hình lưỡi liềm, có độ dày mỏng, dài ngắn thay đổi từng người. Đó là hai thắng môi giữa trên và dưới. Thắng môi trên to và dày hơn thắng môi dưới.

Ở hai bên vùng răng nanh và răng cối nhỏ trên, dưới, cũng có những nếp gấp tương tự. Chúng gọi là thắng bên. Thường thì thắng bên hàm dưới to và dày hơn ở hàm trên.

Khoang miệng

Răng, niêm mạc nướu răng và xương ổ

Trong cuộc đời của mỗi người sẽ trải qua 2 hệ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn.

Răng sữa gồm 20 chiếc: 8 răng cửa sữa, 4 răng nanh sữa, 8 răng cối sữa. Bộ răng sữa được hoàn thiện vào năm 3 tuổi. Bắt đầu từ 6 tuổi, các răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bởi răng vĩnh viễn.

Thông thường, một người trưởng thành có 32 răng vĩnh viễn, mỗi hàm 16 cái. Chúng được chia thành bốn góc phần tư với 8 răng mỗi phần: 2 răng cửa, 1 răng nanh 2 răng cối nhỏ và 3 răng cối lớn tạo thành một góc phần tư.

Mỗi răng nằm trong một ổ răng và được giữ ở vị trí nhờ dây chằng nha chu. Răng bao gồm: men răng, ngà răng , tủy răng. Bề mặt chân răng không có men che phủ, thay vào đó là xê măng.

Men - đây là phần bên ngoài và là mô khoáng cứng nhất trong cơ thể. Men có thể bị hư hỏng do sâu răng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Ngà răng - đây là lớp dưới men răng. Nếu sâu răng đi qua men răng, sẽ tấn công ngà răng - nơi hàng triệu ống ngà nhỏ dẫn trực tiếp vào tủy răng.

Tủy răng - đây là mô mềm được tìm thấy ở trung tâm của tất cả các răng. Tủy răng chứa mô thần kinh và mạch máu. Nếu sâu răng đến tủy, bạn thường cảm thấy đau và có thể phải làm thủ thuật lấy tủy.

Niêm mạc xương ổ mỏng, nhẵn mịn, màu đỏ sậm, ôm sát theo những lồi lõm chân răng tạo ra ở bề mặt xương ổ. Chúng có thể di động được so với bề mặt xương này.

Niêm mạc nướu bám sát theo các cổ răng, dày và săn chắc hơn niêm mạc xương ổ. Chúng có màu hồng nhạt và có lấm tấm da cam. Nướu dính chặt vào răng và xương bên dưới trừ ở đường viền nướu tự do rất mỏng (1-2 mm). Đây được gọi là nướu rời, để phân biệt với phần còn lại là nướu dính.

Bờ tự do của nướu nhọn lên tạo gai nướu. Đường tiếp giáp giữa niêm mạc xương ổ răng và nướu là một đường uốn khúc song song với bờ nướu và cách 4mm. Phía sau cung răng dưới, niêm mạc xương ổ phủ lên tam giác hậu hàm. Phía sau cung răng trên, niêm mạc xương ổ phủ lên lồi cùng.

Khẩu cái

Vòm khẩu cái tạo thành trần của xoang miệng chính. Khẩu cái có hình vòm cung và gồm hai phần:

Niêm mạc khẩu cái cứng dày màu hồng nhạt, dính chặt vào bề mặt xương bên dưới. Trên đường giữa ngay phía sau hai răng cửa giữa nổi lên một u thịt hình thuẫn gọi là gai khẩu hay gai cửa. Từ gai cửa, một nếp gấp niêm mạc thấp và hẹp chạy ra sau gọi là đường đan giữa khẩu cái. Từ đường này tỏa ra những nếp gấp ngang gọi là vân khẩu cái.

khẩu cái
Khẩu cái

Nhìn kỹ niêm mạc khẩu cái có những lỗ nhỏ li ti có khi còn đọng những giọt nước bọt. Đó là những lỗ của các ống dẫn tuyến nước bọt phụ khẩu cái.

Niêm mạc khẩu cái mềm màu đỏ sậm, mỏng và mịn gần đường tiếp giáp vòm cứng. Bờ tự do của khẩu cái mềm ở giữa tạo thành lưỡi gà. Ở hai bên thì chẻ đôi tạo thành hai trụ hầu. Trụ trước còn gọi là cung khẩu lưỡi. Trụ sau là cung khẩu hầu. Giữa hai trụ là một hốc hình tam giác chứa hạch hạnh nhân. Phần xuống của màng hầu và 2 trụ hầu tạo thành eo hầu. Qua đó khoang miệng ăn thông với khẩu hầu.

Lưỡi

Lưỡi có một phần di động và một phần cố định gọi là đáy lưỡi. Mặt trên lưỡi hay lưng lưỡi được phủ lớp niêm mạc sần sùi hồng nhạt. Mặt này được chia là 2 phần bởi một dãy 8 hay 9 gai vị giác (gai đài) xếp thành chữ V có đỉnh quay vào trong (V lưỡi). Phía trước lưng lưỡi có 3 loại gai vị giác:

Niêm mạc lưỡi có nhiều nốt lympho hình tròn, gọi là amidan lưỡi. Mặt dưới lưỡi hay bụng lưỡi được phủ một lớp niêm mạc mỏng. Trên đường giữa có một nếp gấp niêm mạc gắn liền với sàn miệng. Đó là thắng lưỡi. Ở hai bên thắng, có thể thấy 2 u thịt do cơ cằm lưỡi đội lên. Trên đó là 2 nếp gấp niêm mạc rất mỏng. Ngoài ra còn có thể thấy các tĩnh mạch dưới lưỡi chạy ngoằn ngoèo hai bên bụng lưỡi.

Cấu trúc lưỡi

Sàn miệng

Sàn miệng có hình móng ngựa, ở dưới đầu lưỡi phía trước và ở hai bên của đáy lưỡi. Do đó còn gọi là rãnh dưới lưỡi. Ở đường giữa có thắng lưỡi. Hai bên thắng lưỡi là tuyến dưới lưỡi, đội lên thành hai dãy dưới lưỡi. Trên bề mặt dãy dưới lưỡi có những ống dấn phụ (hay ống Rivinus) của tuyến dưới lưỡi mở ra trong miệng. Dãy dưới lưỡi tận cùng ở gần chỗ thắng lưỡi gắn vào sàn miệng, có 1 gai nhỏ gọi là gai dưới lưỡi. Đó là nơi ổng Wharton của tuyến dưới hàm và có khi ống Bartholin của tuyến dưới lưỡi mở ra trong miệng.

Sàn miệng

Tuyến nước bọt

Có ba cặp tuyến nước bọt chính bao gồm: tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm và tuyến mang tai.

Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất trong số các tuyến nước bọt. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt tiết thanh dịch. Ống tiết là ống Stenon, chạy ở mặt ngoài cơ cắn, đổ vào miệng ở mặt trong má tương ứng vị trí răng số 6,7 hàm trên.

Tuyến dưới lưỡi là tuyến nước bọt nhỏ nhất và nằm dưới lưỡi, trên cơ hoành. Tuyến dưới lưỡi: bao gồm rất nhiều tuyến nhỏ, là tuyến nước bọt hỗn hợp. Các ống dưới lưỡi chính kết thúc ở phần dưới lưỡi và bắt nguồn từ phần trước của tuyến. Các ống dẫn dưới lưỡi ngắn hơn dẫn đến sàn khoang miệng.

Tuyến dưới hàm nằm giữa cơ hai bên, trong tam giác dưới hàm. Tuyến dưới hàm: là tuyến nước bọt hỗn hợp, ống tiết là ống Wharton.

Sinh lý của tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt sản xuất 0,5 - 1,5 lít nước bọt mỗi ngày. Nước bọt có chứa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và bôi trơn khoang miệng để tạo điều kiện cho thức ăn nuốt vào. Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra mỏng và chứa rất nhiều enzyme tiêu hóa.

Tuyến mang tai là một tuyến thanh dịch. Các tuyến nhầy tiết ra một chất lỏng nhầy nhụa với độ nhớt cao. Sự tiết chất nhầy rất giàu glycoprotein. Cả hai tế bào tuyến thanh dịch và nhầy đều có mặt trong các tuyến dưới lưỡi và dưới hàm.

Enzyme tiêu hóa alpha-amylase được tìm thấy trong nước bọt. Nó thủy phân các liên kết 1,4-glycosid trong tinh bột. Enzim hoạt động mạnh nhất ở pH 6,9. Tuy nhiên, không hoạt động trong dạ dày do độ pH cực kỳ axit. Ngoài ra, nước bọt có chứa globulin miễn dịch, đặc biệt là IgA, cũng như các chất điện giải như natri, kali, clorua và các chất khác.

Hệ thống bạch huyết của khoang miệng

Các quá trình thở và ăn liên tục vận chuyển vi khuẩn vào cơ thể. Hầu họng là một trong những điểm xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể và được bao quanh bởi các mô bạch huyết dưới dạng amidan. Được gọi là vòng amidan Waldeyer. Amidan đóng vai trò chính trong việc phát hiện các sinh vật có khả năng gây hại.

Vòng amidan Waldeyer bao gồm: Amidan khẩu cái , Amidan lưỡi ở gốc lưỡi , Amidan ống quanh lỗ miệng của ống Eustachian, Amidan họng ở vùng họng

Chức năng của khoang miệng

Tiêu hóa

Đường tiêu hóa bắt đầu ở miệng. Quá trình tiêu hóa bắt đầu khi thức ăn được đưa vào miệng, nghiền nát nhờ răng và làm ẩm bằng nước bọt. Nước bọt có một loại enzyme gọi là amylase bắt đầu phân hủy carbohydrate thành đường. Chuyển động của lưỡi giúp đẩy khối thức ăn ướt, mềm ra phía sau miệng nơi có thể nuốt được. Khi nuốt nắp thanh quản đóng trên khí quản để đảm bảo thức ăn được dẫn vào thực quản - ống dẫn đến dạ dày.

Phát âm

Việc phát âm đòi hỏi các động tác phức tạp xảy ra theo thứ tự. Không khí thoát ra đi qua các dây thanh âm trong thanh quản. Các dây thanh âm rung lên, tạo ra âm thanh. Loại âm thanh phụ thuộc vào độ kín của dây thanh âm và lực của không khí thoát ra. Chuyển động của lưỡi và môi giúp định hình âm thanh. Các cấu trúc miệng khác liên quan đến việc tạo ra âm thanh bao gồm vòm miệng cứng, vòm mềm và mũi.

Hô hấp

Thở mũi phụ thuộc vào vòm miệng trên hoặc xương hàm trên và xương hàm phát triển tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thở mũi gặp vấn đề. Khoang miệng sẽ hỗ trợ cho việc trao đổi khí. Việc thở miệng cũng đi kèm những nguy cơ. Do đó thở mũi vẫn là ưu tiên quan trọng.

Hỗ trợ thăng bằng, thị giác và thính giác

Nếu cơ quan lưỡi, xương hàm và hệ thống thần kinh sinh ba không khỏe mạnh, chúng ta có thể mất thăng bằng Tai của chúng ta là cơ quan cân bằng và nhận vai trò thính giác của chúng ta. Chúng gắn chặt với hàm ta. Xương hàm trên còn hỗ trợ hoạt động của nhãn cầu . Nếu nó không phát triển đầy đủ có thế gây áp lực cho nhãn cầu và tất cả các cơ hỗ trợ.

Dẫn lưu xoang

Nếu vòm miệng không phát triển đúng vị trí, cấu tạo sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn lưu xoang với môi trường ngoài.

Khoang miệng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể: tiêu hóa, hô hấp, phát âm, dẫn lưu… Hiểu rõ các đặc điểm cấu tạo, chức năng của khoang miệng giúp chúng ta có cách thức bảo vệ và quan tâm hơn để hoạt động của khoang miệng luôn khỏe mạnh. Lưỡi là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là điều bình thường vì hằng ngày chúng ta ăn lượng thức ăn vô cùng lớn. Mọi người đều đánh răng mỗi ngày nhưng không phải ai cũng chú ý tới vệ sinh lưỡi. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây triệu chứng khó chịu.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/khoang-mieng-a28046