Khi bị nóng gan, cơ thể thường có biểu hiện mệt mỏi, mẩn ngứa, nóng trong. Lúc này, hầu hết người bệnh chưa vội sử dụng thuốc mà tìm hiểu các loại thảo dược, lá cây giúp thanh nhiệt, mát gan. Vậy, nóng gan uống gì hiệu quả. Tham khảo 10 loại lá dưới đây.
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể, thực hiện hơn 500 nhiệm vụ lớn nhỏ khác nhau, trong đó thanh lọc và đào thải độc tố được xem là chức năng phổ biến nhất của gan.
Gan như là hàng rào bảo vệ cơ thể để chống lại các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa, nhưng do thường xuyên tiếp xúc với nhân tố có hại như hóa chất, thực phẩm bẩn, virus, ô nhiễm môi trường nên gan rất dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng gan. Khi gặp phải vấn đề này, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nóng trong người, mẩn ngứa, khó chịu…
Để hỗ trợ thanh nhiệt, bảo vệ gan, mát gan, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, nhiều người có nhu cầu tìm đến những loại lá, thảo dược tốt cho gan. Vậy nóng gan uống lá gì? Có hiệu quả không? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
Phương pháp thanh nhiệt, giải độc gan từ thảo dược có ưu điểm:
Với những ưu điểm trên, nhiều người có nhu cầu tìm đến các bài thuốc dân gian để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí điều trị.
>>>Bệnh nóng gan - Tìm hiểu ngay nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa
Trà xanh hay còn gọi là chè xanh - loại lá cây quen thuộc được sử dụng làm trà uống mỗi ngày. Đây cũng được mệnh danh là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa nóng gan hiệu quả.
Ngoài ra, chè xanh còn được nhắc đến với công dụng trị mụn, chống oxy hóa, giúp loại bỏ một số tế bào gốc gây bệnh.
Cách thực hiện với chè xanh như sau:
Nếu bạn lo lắng về vấn đề say trà hoặc khó ngủ, hãy pha loãng, uống cách xa giờ đi ngủ. Nên kiên trì trong khoảng thời gian dài để gan hoạt động tốt trở lại.
Rau má là một trong những loại rau được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ được dùng nhiều trong một số món ăn, rau má còn được người dân chế biến làm nước ép rau má.
Từ xa xưa, dân gian ta đã biết sử dụng rau má làm nước ép giải khát vào mùa hè. Bởi, loại rau này có tác dụng giải độc gan, hỗ trợ thanh nhiệt, chữa nóng gan. Vì vậy, để chữa nóng gan bạn có thể áp dụng ngay với rau má.
Hướng dẫn thực hiện:
Cây biển súc hay còn gọi là rau đắng, biển trúc, trúc tiết thảo… Đây là loại cây mọc hoang, thường được sử dụng trong một số bữa ăn gia đình. Cây có 2 loại chính là rau đắng đất, rau đắng biển, cả hai đều có vị đắng, đặc biệt là cây già.
Theo Đông y, cây biển súc có tính mát, khi sử dụng nước sắc có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hỗ trợ giải độc gan. Đồng thời, thảo dược này cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa mề đay, mụn nhọt, đau dạ dày, thanh lọc gan.
Với cây biển súc có thể thực hiện như sau:
Ngoài ra, bạn có thể ăn rau này trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn như canh chua rau đắng, cháo cá lọc, canh rau đắng… cũng tốt cho gan.
Mã đề là một trong những vị thuốc nam có vị ngọt, tính mát, giúp tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu đờm. Chính vì vậy, từ xa xưa, dân gian ta đã sử dụng cây mã đề làm trà, thuốc, nấu canh giúp mát gan, cải thiện sức khỏe lá gan.
Hướng dẫn thực hiện:
Lưu ý: Khi dùng lá mã đề cần thận trọng với phụ nữ có thai và đối tượng thận yếu.
Trong danh sách những thảo dược chữa nóng gan không thể không kể đến cây nhân trần. Đây là dược liệu có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về gan.
Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra, trong nhân trần có thành phần pinen, capilen, xeton có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tác nhân như virus, gốc tự do, chất độc…
Với nhân trần, các thực hiện như sau:
Bổ công anh cũng được xếp vào danh sách những loại lá có tác dụng giải độc gan, mát gan. Theo Đông y, lá bồ công anh có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thông sữa, lợi tiểu… Chính vì vậy, dược liệu này được dùng để chữa chứng tắc ti sữa, tiểu tiện khó, mụn nhọt, dạ dày.
Ngoài ra, lá bồ công anh cũng được nhắc đến là tốt cho hệ gan mật. Sử dụng bài thuốc từ dược liệu này giúp kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, tăng cường chức năng đào thải chất độc và ngăn ngừa nguy cơ nóng gan.
Cách thực hiện:
Hoặc bạn có thể sử dụng 80g dược liệu khô nấu cùng 1,5l nước, đun sôi uống hàng ngày.
Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, loại cây cỏ mọc nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Theo Đông y, vị thuốc này có tác dụng bổ thận mát gan, trị bệnh nóng gan, thận yếu, chữa chứng vàng da do bệnh gan…
Ngoài ra, cây nọ nồi còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp thanh lọc cơ thể, đồng thời hỗ trợ đào thải độc tố.
Với nhọ nồi, cách thực hiện như sau:
Người bệnh cũng có thể áp dụng bài thuốc mát gan, giải độc gan từ nước lá cây vối. Với lá vối, chỉ cần rửa sạch 3-4 lá (hơ qua lửa nóng để lá vối héo lại khi pha nước uống không bị ngái), sau đó cho vào ấm, rót 300ml nước sôi vào. Tiếp theo, bạn chỉ cần chờ 5p là có thể uống được.
Ngoài làm mát gan, nước lá vối còn giúp giải khát, thanh nhiệt, lợi tiểu hiệu quả. Vì thế mà dân gian ta đã sử dụng loại nước này phổ biến vào mùa hè.
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. Theo Y học cổ truyền, diệp hạ châu có tính hàn, vị đắng, có tác dụng làm mát gan.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm ra hoạt chất hypophyllathin và phyllathin, flavonoid… giúp điều trị chứng nóng gan, hạ men gan.
Ngoài ra, diệp hạ châu cũng được dùng nhằm mục đích hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bệnh viêm gan, tăng cường chức năng gan.
Cách thực hiện:
Như chúng ta đã biết, cây khổ qua được nhắc nhiều đến công dụng giải độc, thanh nhiệt, mát gan. Loại cây này không chỉ sử dụng phần quả mà còn tận dụng phần lá để làm thuốc.
Theo nghiên cứu, trong khổ qua có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B1, B2, B3, canxi, sắt, kẽm… giúp điều trị bệnh ngoài da, tiểu đường, nóng gan. Vì vậy, những người gặp vấn đề về gan có thể tham khảo bài thuốc từ cây mướp đắng.
Cách thực hiện như sau:
Bên cạnh những bài thuốc từ thảo dược, lá cây, người dân có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược có công dụng thanh nhiệt, mát gan, bảo vệ gan, điển hình như sản phẩm Bổ gan Tâm Bình.
Để tăng thêm hiệu quả bài thuốc và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình áp dụng, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
Trong quá trình điều trị, nếu có biểu hiện bất thường nên tạm ngưng và gặp chuyên gia để được hỗ trợ.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin các bài thuốc nóng gan uống lá gì. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được dược sĩ tư vấn cách thanh nhiệt, thải độc, mát gan.
Xem thêm:
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/meo-dan-gian-chua-nong-gan-a32418