Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt có lẽ là điều mà rất nhiều bạn nữ đang lo lắng và quan tâm nhất. Đặc biệt là những thời điểm còn ở tuổi dậy thì, bạn gái chưa có quá nhiều kinh nghiệm và kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt. Để khắc phục tình trạng này hãy cùng Kotex tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu là bị gì? Nguyên nhân & cách chữa trị
Màu máu kinh nguyệt tiết lộ điều gì về sức khỏe
Top 20 Các Loại Băng Vệ Sinh Tốt, An Toàn Và Phổ Biến
Tampon Là Gì? Cách Sử Dụng Và Những Điều Cần Biết Về Băng Vệ Sinh Tampon
Nguyên nhân đầu tiên nếu ra máu nhưng không phải kinh nguyệt là do số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt không cố định, một số bạn bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường. Dịch âm đạo có kèm theo một lượng máu nhỏ xuất hiện sớm có thể báo hiệu sắp bắt đầu có kinh, sau đó lượng máu kinh sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt như: căng thẳng tâm lý, tăng cân, mãn kinh,... Tất cả những tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến các nàng khó tính được chu kỳ kinh nguyệt hoặc tính ngày rụng trứng để mang thai. Hãy thăm khám bác sĩ khi trường hợp này xảy ra thường xuyên hoặc phát hiện những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh.
>> Tham khảo: Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày
Nguyên nhân chính đến đó là từ rối loạn nội tiết tố nữ (Nguồn: Sưu tầm)
>>> Tham khảo thêm: Chậm kinh 2 tháng có sao không?
Nguyên nhân của thủng cùng đồ âm đạo chủ yếu là do sự tác động của một nguồn ngoại lực có mức độ lớn, nhanh và đột ngột vào cùng đồ theo đường âm đạo. Tình trạng thường gặp nhất là quan hệ tình dục quá thô bạo ở phụ nữ trẻ, bạn tình “thiếu kinh nghiệm” hay quá “tích cực”.
Yếu tố khiến cùng đồ dễ bị tổn thương hơn là quan hệ khi người nữ chưa sẵn sàng, chưa thực sự hưng phấn do các tuyến ở âm đạo chưa tiết đủ lượng dịch nhầy để bôi trơn. Ngoài ra, còn do hiện tượng “khô hạn”, âm đạo mất khả năng đàn hồi, co giãn khi phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh.
>> Xem thêm:
Chảy máu vùng kín nhưng không đau do đâu? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng và cách điều trị
Nếu bạn từng phá thai hoặc mang thai ngoài tử cung thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt, đau tức vùng bụng dưới. Trong trường hợp bạn mắc phải 2 nguyên nhân này có thì bạn cần phải đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất.
Đặc biệt là khi xảy ra tình trạng mang thai ngoài tử cung, nếu như thai tiếp tục phát triển thì có thể dẫn đến việc thai bị vỡ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người mẹ.
>> Xem thêm: Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có bình thường?
Hậu sinh sản của các bạn nữ là một trong những nguyên nhân xảy ra hiện tượng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt. Dựa trên y học hiện đại, hậu sinh sản là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày sinh. Lý do có thời kỳ như vậy là vì khi mang thai, các cơ quan sinh dục của phụ nữ phát triển để thích nghi với việc sinh nở.
Sau khi sinh con được 6 tuần ngoại trừ bầu ngực thì các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh. Khi ở hậu sinh sản, các bạn nữ sẽ xuất hiện các sản dịch, điều này lý giải cho việc chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt.
Sản dịch là dịch tiết ra từ tử cung và cơ quan sinh sản trong vài ngày đầu sau khi sinh, sau đó dịch tiết sẽ biến mất trong 2-3 tuần sau khi sinh. Bình thường, dịch tiết ra không có mủ nhưng khi chảy qua âm hộ, âm đạo, lượng dịch này có thể bị nhiễm vi khuẩn gây nên một số bệnh lý như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn…. bạn nữ cần đặc biệt chú ý. Một số phụ nữ có thể bị chảy máu âm đạo 3 tuần sau khi sinh. Hiện tượng này được gọi là kinh nguyệt sớm do nội mạc tử cung phục hồi sớm.
>> Tham khảo: Que thử thai 1 vạch thì có thai hay không?
Triệu chứng hậu sinh bởi cơ quan sinh dục trở lại bình thường (Nguồn: Sưu tầm)
Một số tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín có thể kể đến như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo và nhiễm trùng do lây qua đường tình dục,… các chứng bệnh này có thể khiến cho âm đạo và cổ tử cung của các bạn gái bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng âm đạo ra máu nhưng không phải kinh nguyệt rất bất thường.
>> Tham khảo: Quan Hệ Ngày Đèn Đỏ Có Ảnh Hưởng Gì? Có Thai Không?
Chảy máu là do viêm nhiễm phụ khoa (Nguồn: Sưu tầm)
Các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu âm đạo bất thường nhưng không phải kinh nguyệt. Nếu tình trạng các bệnh lý này xảy ra nhưng không được xử lý sớm thì có thể ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản khác, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, có nguy cơ vô sinh hoặc làm tăng khả năng sảy thai.
Ngoài ra, nếu gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung thì cần phải điều trị sớm mới có thể mang lại hiệu quả tích cực.
>> Tham khảo: Nguyên nhân tới tháng đau bụng nhưng không có kinh và cách điều trị
Mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến tử cung (Nguồn: Sưu tầm)
Đến thăm khám bác sĩ là điều mà các bạn nữ nên ưu tiên khi xuất hiện tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt. Trên thực tế, điều này bắt nguồn từ các bệnh phụ khoa nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nhất là khi phát hiện các dấu hiệu như sau:
Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt hoặc ra máu sau khi hết kinh.
Lượng máu nhiều hơn hoặc ít hơn so với kỳ kinh nguyệt trước đó và kèm theo màu sắc bất thường, máu kinh vón cục.
Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, khi mang thai, hoặc sau thời kỳ mãn kinh.
Chảy máu kèm theo các triệu chứng bất thường như: Tiết dịch âm đạo nhiều, khí hư có mùi hôi, nóng rát âm đạo, đau tức vùng bụng dưới,…
Chị em cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp khắc phục tốt các tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt. Đặc biệt là đối với những bạn nữ ở hậu sinh sản hoặc mắc các bệnh phụ khoa. Chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt được ổn định trở lại cũng như tăng cường sức khỏe và tránh đi các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Hạn chế tình trạng stress kéo dài nhất là trước thời kỳ rụng trứng bởi khi bạn quá căng thẳng trước kỳ kinh sẽ làm cho một số hormone khó kích hoạt, làm chậm quá trình rụng trứng và chảy máu âm đạo nhưng không phải kinh nguyệt.
>> Tham khảo: Gợi Ý 9 Cách Tẩy Vết Máu Kinh Nguyệt Trên Quần Áo Cực Dễ Dàng
Thăm khám bác sĩ khi tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt xảy ra thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)
Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin về tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt mà các bạn nữ đang gặp phải. Hi vọng, với những thông tin được chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như tích lũy thêm cho mình phương pháp điều trị tốt nhất khi gặp phải. Đặc biệt hơn nữa, với những cải thiện trong các sản phẩm băng vệ sinh Kotex sẽ giúp kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả để bạn nữ tránh được các tình trạng viêm nhiễm.
>> Tham khảo các bài viết liên quan:
Tìm hiểu và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Cách tính ngày rụng trứng chính xác để mang thai, tránh thai
Máu kinh nguyệt có những màu nào? Màu máu lạ có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Quan hệ ra máu trước ngày kinh có phải dấu hiệu bệnh lý?
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/ra-mau-nhung-khong-phai-kinh-nguyet-a32766