Ung thư thực quản giai đoạn cuối (4): Triệu chứng và điều trị

Khoảng 50% người bệnh được chẩn đoán ung thư thực quản ở giai đoạn cuối, khi tế bào ác tính đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều trị bệnh giai đoạn này chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng, làm chậm sự tiến triển bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

ung thư thực quản giai đoạn cuối

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, trên thế giới có khoảng 604.100 ca mới mắc và 544.076 ca tử vong do ung thư thực quản. Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 14 trong những loại ung thư thường gặp với 3.281 ca mắc mới, 3.080 ca tử vong mỗi năm và tỷ lệ mắc là 3,57/100.000 dân. Độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là khoảng 50 đến 60 tuổi. Yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh lý ung thư thực quản là thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá thời gian dài và thường xuyên ăn uống thực phẩm quá nóng (trên 60 độ C).

Ung thư thực quản giai đoạn cuối là gì?

Ung thư thực quản giai đoạn cuối là khi tế bào ác tính đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, phổi, não,… Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính do sự phát triển, phân chia mất kiểm soát của các tế bào biểu mô thực quản. Dựa vào đặc điểm giải phẫu mô bệnh học, ung thư thực quản được chia thành hai nhóm là ung thư biểu mô tế bào gai và ung thư biểu mô tế bào tuyến. (1)

Ung thư thực quản ở giai đoạn sớm thường có triệu chứng không rõ ràng. Do đó, hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

giải phẫu ung thư thực quản

Giải mã phân đoạn T, N, M trong giai đoạn cuối ung thư thực quản

Theo hệ thống phân loại của Ủy ban Liên hợp Ung thư Hoa Kỳ năm 2017 (AJCC: American Joint Committee on Cancer), ung thư thực quản được phân giai đoạn dựa trên 3 yếu tố sau: (2)

Dựa trên 3 yếu tố T, N, M, ung thư thực quản giai đoạn cuối được phân giai đoạn như sau:

Xem thêm:

Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối gồm những gì?

Ung thư thực quản giai đoạn cuối thường có biểu hiện đa dạng, phức tạp, tùy vào mức độ tổn thương tại chỗ, tại vùng và vị trí ung thư di căn đến. Các triệu chứng thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối bao gồm:

triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối
Nuốt nghẹn, nuốt khó, nổi hạch thượng đòn có thể là dấu hiệu ung thư thực quản

Thống kê bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối sống được bao lâu

Thống kê từ chương trình SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results: Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ) thu thập các dữ liệu từ các loại ung thư, cho biết giai đoạn ung thư thực quản được chia thành 3 thời kỳ:

Theo thống kê, tỷ lệ sống còn 5 năm sau chẩn đoán lần đầu đối với bệnh nhân ung thư thực quản phân theo giai đoạn được đánh giá như sau (theo SEER 2013-2019):

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác người bệnh, tình trạng sức khỏe, tinh thần và thói quen sinh hoạt, khả năng đáp ứng phương pháp điều trị…

Cách chẩn đoán ung thư thực quản giai đoạn cuối

Khoảng 50% người bệnh được chẩn đoán ung thư thực quản ở giai đoạn cuối, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn, đồng thời ảnh hưởng đến tiên lượng sống và phục hồi của người bệnh. Các phương pháp cận lâm sàng có thể được thực hiện bao gồm:

nội soi chẩn đoán ung thư thực quản giai đoạn cuối
Nội soi đường tiêu hóa trên kết hợp sinh thiết là một trong các phương pháp có thể được dùng để chẩn đoán ung thư thực quản giai đoạn cuối

Cách điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối nào phù hợp với người bệnh?

Điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối chủ yếu nhằm mục đích giảm các triệu chứng, làm chậm sự tiến triển và ảnh hưởng của khối u, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: toàn trạng sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, đời sống tinh thần và nguyện vọng của bệnh nhân. Hiện nay, các hướng dẫn điều trị đối với bệnh ung thư do Bộ Y tế và các hiệp hội ung thư trên thế giới cung cấp đều nhấn mạnh vai trò của việc phối hợp nhiều phương pháp điều trị đa phương thức như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nhắm trúng đích… (còn gọi là điều trị đa mô thức), nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Đồng thời, việc đưa ra kế hoạch điều trị còn tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể (cá thể hóa). (3)

Đối với ung thư thực quản giai đoạn cuối, mục đích điều trị chính yếu là kiểm soát sự phát triển của ung thư, ức chế, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, điều trị hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng triệu chứng, duy trì dinh dưỡng nâng cao thể trạng, kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

1. Xạ trị

Xạ trị có thể được bác sĩ chỉ định ở bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối (IV) để làm nhỏ khối u và mục đích làm giảm nhẹ các triệu chứng (nuốt đau, nuốt vướng…). Phương pháp xạ trị thường kết hợp đồng thời với hóa trị (hóa-xạ trị đồng thời) nhằm tăng hiệu quả điều trị hoặc cũng có thể xạ trị đơn thuần.

2. Hóa trị

Liệu pháp hóa trị có thể được cân nhắc ở bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối (IV) tùy trường hợp. Ung thư biểu mô tuyến đáp ứng tốt với hóa trị hơn so với ung thư biểu mô tế bào gai.

3. Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm mục đích có thể được chỉ định trong phác đồ điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối (ung thư biểu mô tuyến đoạn nối thực quản - dạ dày). (4)

4. Liệu pháp miễn dịch

5. Phẫu thuật giảm nhẹ

Đa số bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối thường không phù hợp chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng là khi bệnh không còn phù hợp nhận chỉ định phẫu thuật triệt để, hoặc thể trạng bệnh nhân không cho phép phẫu thuật triệt căn khối u. Một đoạn giá đỡ (stent) được đặt vào trong lòng thực quản để cải thiện hoạt động nhai nuốt, giúp cho thức ăn có thể đi qua. Ngoài ra để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân, bác sĩ có thể cân nhắc mở dạ dày ra da nuôi ăn cho bệnh nhân. (5)

6. Chăm sóc giảm nhẹ

Điều trị hỗ trợ, chăm sóc giảm nhẹ ung thư thực quản có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với bệnh nhân điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối, với mục tiêu không chỉ giúp kéo dài bệnh mà còn phải nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Chương trình chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối chú ý gì?

Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Gia đình có thể hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân bằng cách:

chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối
Chương trình chăm sóc giảm nhẹ giúp giảm nhẹ triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố do mỗi bệnh nhân ung thư thực quản là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai. Vì vậy bệnh nhân và gia đình cần chủ động trao đổi với bác sĩ để có được các hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.

Để đặt lịch khám, tư vấn, tầm soát và điều trị ung thư thực quản, Quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin sau:

Đón nhận tin ung thư thực quản giai đoạn cuối là điều khó khăn đối với người bệnh và gia đình. Điều trị triệt căn ung thư thực quản giai đoạn IV là điều không thể, tuy nhiên sự phối hợp giữa phương pháp điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, tinh thần của bệnh nhân và sự đồng hành của gia đình có thể giúp cải thiện chất lượng sống, giảm nhẹ triệu chứng ung thư giai đoạn cuối.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/trieu-chung-ung-thu-thuc-quan-giai-doan-cuoi-a32789