Các nước, vùng lãnh thổ

Cộng hòa Pháp (French Republic)

Mã vùng điện thoại: 33 Tên miền Internet: .fr

Quốc kỳ Cộng hòa Pháp

Vị trí địa lý: Ở Tây Âu, giáp biển Bắc, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Đức, Thụy Sĩ, I-ta-lia, Mô-na-cô, Địa Trung Hải, An-đô-ra, Tây Ban Nha, vịnh Bít-cay.

Diện tích: 551.602 km2

Thủ đô: Pa-ri (Paris)

Lịch sử: Nước Pháp hình thành vào cuối thế kỷ IX và đến cuối thế kỷ XIV trở thành một quốc gia thống nhất. Thế kỷ XVIII, nền văn minh Pháp đã phát triển rực rỡ ở châu Âu. Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp nổ ra, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Năm 1791, nền Cộng hòa thứ nhất được thành lập. Nhưng ngay sau đó, Na-pô-lê-ông Bô-na-pác lại thiết lập đế chế và tiến hành xâm lược các nước châu Âu. Năm 1815, đế chế Na-pô-lê-ông I sụp đổ, dòng họ Buốc-bông trở lại trị vì nước Pháp. Năm 1848, triều đại Buốc-bông lại bị lật đổ, nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp bị Đức chiếm đóng. Sau chiến tranh, Pháp lập ra nền cộng hòa thứ tư và thứ năm, mà đặc điểm chủ yếu là quyền lực tập trung vào tay Tổng thống.

Quốc khánh: 14-7 (1789)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 22 vùng: Alsace, Aquitaine, Auvergne, Basse-Normandie, Bourgogne, Bretagne, Centre, Champagne-Ardenne, Corse, Franche-Comte, Haute-Normandie, Ile-de-France, Languedoc-Roussillon, Limousin, Lorraine, Midi-Pyrenees, Nord-Pas-de-Calais, Pays de la Loire, Picardie, Poitou-Charentes, Provence-Alpes-Cote d'Azur, Rhone-Alpes.

Hiến pháp: Thông qua ngày 28-9-1958, được sửa đổi vào các năm 1962, 1992, 1993.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do đa số Quốc hội chọn lựa và được Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Thượng viện (321 ghế, 296 ghế cho nước Pháp, 13 ghế cho các khu hành chính và lãnh thổ hải ngoại, 12 ghế cho người Pháp ở nước ngoài; các thành viên được bầu gián tiếp thông qua cử tri đoàn, nhiệm kỳ 9 năm; 3 năm bầu lại 1/3 số ghế) và Quốc hội (577 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Toà Thượng thẩm tối cao, các thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Hội đồng thẩm phán cấp cao; Hội đồng hiến pháp.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Tập hợp lực lượng vì nền Cộng hòa (PRP), Liên minh Dân chủ Pháp (UDP); Đảng Cộng hòa (PR), Lực lượng Dân chủ (FDP), Đảng Xã hội (PS), Đảng Cộng sản (PCF), Mặt trận dân tộc (FN), Đảng Xanh, v.v..

Khí hậu: Mùa đông lạnh và mùa hè ôn hòa, dọc bờ biển Địa Trung Hải mùa đông ôn hòa và mùa hè nóng. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 1 - 100C, tháng 7: 16 - 240C. Lượng mưa trung bình: 600 - 1.000 mm.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng bằng phẳng, các đồi ở phía bắc và phía tây; phần lãnh thổ còn lại là núi, dãy Pyrenees ở phía nam và dãy Anpơ ở phía đông.

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, quặng sắt, bôxít, cá, gỗ, kẽm, bồ tạt.

Dân số: 64.300.000, đứng thứ 2 trong EU (sau Đức)

Các dân tộc: Người Pháp (87%), Arập (3%), Đức (2%), các dân tộc khác (8%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp; các thổ ngữ Breton, Basque, Provencal cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Cơ đốc giáo (88%), Hồi giáo (9%), Tin lành (2%), Do Thái (1%)

Kinh tế: Là một trong bốn nền kinh tế lớn của Tây Âu và là một trong 8 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G-8). Hệ thống các cơ sở công nghiệp, dịch vụ đa dạng và nguồn lực nông nghiệp lớn. Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp mũi nhọn đã đóng góp 1/4 GDP và hơn 80% nguồn thu từ xuất khẩu. Chính phủ đã duy trì được ảnh hưởng trên nhiều ngành kinh tế chủ chốt, là chủ sở hữu chính của các công ty đường sắt, điện lực, máy bay, truyền thông, công nghệ thông tin. Với nhiều vùng đất màu mỡ được ứng dụng công nghệ hiện đại và được trợ cấp đã làm cho Pháp trở thành một nước sản xuất nông nghiệp dẫn đầu Tây Âu. Là nước xuất khẩu chủ yếu về lúa mì và các sản phảm bơ sữa.

Sản phẩm công nghiệp: Sắt và thép, máy móc thiết bị, hóa chất, ô tô, kim loại, máy bay, điện, khoáng chất, hàng dệt, thực phẩm, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, củ cải đường, khoai tây, rượu nho; thịt bò, các sản phẩm bơ sữa, cá.

Đơn vị tiền tệ: Euro

Văn hóa: Là một trong những cái nôi văn hóa của châu Âu, nền văn hóa Pháp được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm cùng với dòng phát triển lịch sử đất nước từ hàng trăm năm trước Công Nguyên. Văn hóa Pháp đã tồn tại song song với các thời kì phát triển rực rỡ nhất, mang tính “cột mốc” của nền văn hóa nhân loại: thời kì La Mã cổ đại, thời kì phong kiến trung đại và thời kì Phục Hưng, cho đến cuộc cách mạng tư sản vào thời kì hiện đại.

Nền văn hóa đồ sộ, độc đáo này vẫn tiếp tục được người Pháp bảo tồn và gìn giữ cẩn thận. Đến Pháp để thưởng thức nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, văn học cổ đại tồn tại ngay trong lòng đất nước hiện đại bậc nhất của châu Âu. Nước Pháp, đặc biệt là thủ đô Pa-ri được coi là mộ trong những kinh đô của thế giới về thời trang, ẩm thực và nhiều nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng. Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc trong 10 năm với trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. Gần 1/5 số trẻ em học trong các trường học Cơ đốc giáo được nhà nước trợ cấp. Giáo dục cơ sở kéo dài 7 năm (từ 11-18 tuổi), được chia làm hai giai đoạn: college (4 năm) và lycée (3 năm). Hệ thống giáo dục được tập trung hóa cao độ. Pháp có hơn 60 trường đại học, trong đó có trường Sorbonne ở Paris. Những học sinh tốt nghiệp trung học (lycée) và thi đỗ trong kỳ thi quốc gia sẽ được vào trường đại học. Những sinh viên giỏi nhất sẽ vào Grande école (các trường lớn) của nước Pháp và sau này sẽ trở thành những viên chức dân sự hay trở thành nhà quản lý.

Các thành phố lớn: Marseille, Toulouse, Nice, Strasbourg...

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12/4/1973. Tham gia các tổ chức quốc tế: AfDB, AsDB, BIS, EBRD, ESCAP, EU, FAO, G-7, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, OECD, UN, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (thành viên thường trực), UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Pari: bảo tàng Lu-vrơ, khu Latinh, công viên Lúc-xăm-bua, điện Ê-ly-xê, Khải hoàn môn, tháp Ép-phen, điện Véc-xây, lâu đài Phông-te-nơ-blô, thung lũng Loi-rơ (khu vực lâu đài); vùng Noóc-man-đi, cảnh đẹp xứ Prô-văng-xơ, núi An-pơ, những công trình thời La Mã và Trung cổ, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 12/4/1973 (quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ)

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội

Địa chỉ: Số 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 84-04-39445700

Fax: 84-04-39445717

Email: ambafrance.hanoi@diplomatie.gouv.fr

Website: www.ambafrance-vn.org

Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 27 Nguyen Thi Minh Khai Str.,

Điện thoại: 08-35206800

Fax: 08-35206819

Email: ambafrance.hanoi@diplomatie.gouv.fr

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp:

Địa chỉ: 62 Rue Boileau - 75016 Paris

Điện thoại: +33-01-44146400

Fax: +33-01-45243948

Email: vnparis.fr@gmail.com ; vnemb.fr@mofa.gov.vn

Website: http://ambassade-vietnam.fr

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/nuoc-france-a32882