Gan có kích thước lớn, thực hiện đồng thời nhiều chức năng quan trọng, gồm có sản xuất mật, tạo máu, chuyển hoá chất dinh dưỡng, đào thải độc tố,… Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ quan này có thể gặp phải các bệnh lý đáng lo ngại (viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…), thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy việc theo dõi triệu chứng, phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Cùng Hoàn Mỹ tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích.

>>> Xem thêm:

Cấu tạo của gan
Tìm hiểu về cấu tạo và các chức năng quan trọng của gan đối với cơ thể (Nguồn: Internet)

Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể?

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người, nằm dưới lồng ngực, bên phải dạ dày, giữa ổ bụng và phía trên túi mật. Khối lượng thường dao động trong khoảng từ 1,4 - 1,8kg (đối với nam) hoặc 1,2 - 1,4kg (đối với nữ), tuỳ thuộc vào từng người. Cơ quan này có kích thước chiều cao khoảng 6 - 8cm, chiều rộng 15cm, đảm bảo có thể thuận lợi thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Lượng máu chứa trong gan có thể lên đến 800 - 900ml.

Vị trí của gan trong cơ thể
Vị trí gan nằm phía dưới lòng ngực (Nguồn: Internet)

Giải phẫu cấu tạo của gan

Dưới đây là phần giải phẫu cấu tạo chi tiết của gan:

Hình thể gan

Gan có hình nêm, xốp, màu nâu đỏ, gồm hai thuỳ với hình dạng và kích thước không đồng đều.

Cấu trúc trong của gan

Xét theo cấp độ tế bào, bộ ba cửa (tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật) nằm liền kề và song song với nhau. Trong đó, các động mạch gan, tĩnh mạch cửa luôn ở trạng thái bao quanh các tế bào. Các nhánh tĩnh mạch gan nằm ở vị trí trung tâm tiểu thuỳ gan. Máu chảy từ ngã ba tĩnh mạch cửa, đi qua tế bào gan và các nhánh tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ (vùng dễ bị thiếu máu nhất).

Xét về cấu trúc chi tiết, cơ quan này bao gồm nhiều tiểu thuỳ, bao quanh các nhánh cuối của tĩnh mạch trung tâm (tĩnh mạch gan). Giữa các tiểu thuỳ là bộ ba cửa. Mỗi bộ gồm nhiều nhánh ống mật, tĩnh mạch cửa và động mạch gan.

Cấu tạo giải phẫu gan
Cấu tạo giải phẫu gan (Nguồn: Internet)

7 chức năng và vai trò của gan

7 chức năng quan trọng của gan bao gồm:

Chức năng chuyển hóa của gan

Đây là chức năng quan trọng nhất của gan, bao gồm:

Chức năng đào thải độc tố

Một trong những chức năng gan quan trọng nhất là đào thải độc tố. Cơ quan này thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn hoặc phá vỡ các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, điển hình như thuốc lá, hoá chất, thực phẩm bẩn,… Đồng thời, trong quá trình chuyển hoá, một số chất thải sinh ra cũng được gan làm giảm độc tố và đào thải ra ngoài. Gan thực hiện cơ chế này theo hai cách sau đây:

Gan thực hiện chức năng đào thải độc tố và bảo vệ cơ thể (Nguồn: Internet)

Chức năng dự trữ

Gan dự trữ lượng lớn chất dinh dưỡng, là nguồn cung cấp quan trọng của cơ thể trong các trường hợp cần thiết:

Vai trò của gan
Gan là cơ quan dự trữ nhiều chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể (Nguồn: Internet)

Chức năng tạo mật

Gan sản xuất dịch mật để hỗ trợ ruột non phân giải, hấp thụ các Vitamin tan trong dầu, cholesterol, chất béo,… Thành phần mật gồm có muối mật, bilirubin, cholesterol, chất điện giải, nước. Đó là lý do tại sao khi gan bị tổn thương, khả năng tiết mật giảm, cơ thể rất dễ gặp phải triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa thậm chí là nhiều vấn đề bệnh lý đáng lo ngại khác.

Chức năng miễn dịch

Gan là một bộ phận quan trọng của hệ thống thực bào đơn nhân, chứa nhiều tế bào Kupffer (đại thực bào), có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Theo đó, cơ quan này thực hiện chức năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường ruột.

Điều hòa quá trình đông máu

Gan tham gia sản xuất các yếu tố đông máu trong cơ thể, bao gồm prothrombin, fibrinogen, prothrombin, proaccelerin, proconvectin,… Cơ quan này đồng thời cũng góp phần sản xuất một lượng lớn chất heparin (chất chống đông máu). Nói cách khác, gan thực hiện chức năng điều hoà quá trình đông máu, nếu hoạt động này gặp trục trặc, cơ thể rất dễ xảy ra tình trạng chảy máu bất thường, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về hội chứng rối loạn đông máu

Tham gia vào quá trình tạo máu

Gan thực hiện chức năng tạo máu khi bào thai vẫn đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Đây là thời điểm hồng cầu, bạch cầu được hình thành ở cơ quan này. Đến tuần thứ 32, chức năng này sẽ được chuyển sang tuỷ xương. Gan trở thành cơ quan sản xuất các protein cần thiết, hỗ trợ cho hồng cầu, gồm: Globin, các lipoprotein, vitamin B12, acid folic, sắt (dạng ferritin), phospholipid,…

Gan tham gia vào quá trình tạo máu
Gan tham gia vào quá trình tạo máu cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Một số bệnh gan thường gặp

Một số bệnh về gan thường gặp bao gồm:

>>>Có thể bạn quan tâm: Men gan cao: Các mức độ, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ung thư gan
Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu gan không tốt dễ nhận biết

Dưới đây là một số dấu hiệu tổn thương gan người bệnh nhất định nên nắm để phát hiện sớm, từ đó thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm về sau:

Phương pháp điều trị bệnh gan

Tùy vào từng tình trạng bệnh lý và mức độ tổn thương gan, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

Biện pháp phòng ngừa bệnh gan

Gan bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết mọi hoạt động diễn ra trong cơ thể. Nhiều bệnh lý nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc phòng ngừa ngay từ sớm là biện pháp vô cùng cần thiết. Một số gợi ý hữu ích bạn nên tham khảo như:

>>>Có thể bạn quan tâm: Chỉ số BMI là gì? Cách tính theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho người Việt Nam

Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ gan khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin chi tiết về cấu tạo, giải phẫu, chức năng, một số bệnh thường gặp, dấu hiệu gan tổn thương và cách phòng bệnh gan hiệu quả. Hy vọng thông qua bài chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/vi-tri-cua-gan-trong-co-the-a32940