Bệnh quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và có thể gây ra những biến chứng lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của nam giới. Biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh có thể dẫn tới teo tinh hoàn và vô sinh.

bệnh quai bị

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Virus thường lây lan qua ho, hắt hơi hay các tiếp xúc khác với nước bọt từ người bị nhiễm virus sang người khác. (1)

Theo thống kê, đây là bệnh phân bố rộng trên toàn cầu, tỷ lệ mắc quai bị thường cao ở những khu vực đông dân cư, nơi có khí hậu thường xuyên mát hoặc lạnh, khu vực có đời sống chưa được cao…

Tại Việt Nam, quai bị là bệnh phổ biến, phân bố khắp cả nước. Bệnh thường gặp các mùa trong năm, thường bùng phát thành từng cụm dịch vừa và nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 10-40 trường hợp trên 100.000 dân, bệnh thường tập trung nhiều ở các tỉnh miền Bắc, Tây Nguyên.

Tỷ lệ tử vong do nhiễm quai bị thường rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, tuy nhiên không ít trường hợp có biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não hoặc viêm nhiều tuyến.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Quai bị có mặt trên toàn thế giới và bệnh chỉ lưu hành ở người. Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên hay người lớn đều có thể mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh do virus gây nên, virus lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống và giọt bắn khi bệnh nhân ho, hắt hơi, giao tiếp.

virus mumps gây bệnh

Có một số vấn đề đặt ra là virus có thể lây qua đường phân và nước tiểu không, khi người ta thấy rằng virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu của người bệnh từ 2-3 tuần.

Mumps virus phát triển cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau khi nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi có cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có các triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị

Tùy vào tình trạng bệnh, một số người gần như không có triệu chứng, tuy nhiên các triệu chứng thường gặp bao gồm: (2)

Trong các trường hợp hiếm hơn, bệnh quai bị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người lớn mắc bệnh tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn so với trẻ mắc quai bị. Đáng tiếc hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này.

Sau khi nhiễm virus từ 7-14 ngày, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sốt, ớn lạnh, cảm giác đau họng và đau bên góc hàm. Sau đó khoảng 3 ngày, tuyến mang tai của bệnh nhân sẽ dần sưng to và giảm dần trong khoảng 1 tuần. Người bệnh có thể sưng 1 hoặc 2 bên mang tai và việc sưng có thể không cùng lúc, tuyến thứ 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng.

Vùng sưng của quai bị thường rất đặc trưng, vết sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; trong một số trường hợp đặc biệt có thể lan đến ngực gây phù trước xương ức. Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng bị sưng nhưng da ở vùng sưng không nóng và sung huyết.

Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi nói chuyện và ăn uống. Tuy nhiên có 25% bệnh nhân có nhiễm virus mà không có dấu hiệu rõ rệt vô tình trở thành nguồn lây truyền bệnh cho những người xung quanh.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị

Bệnh có thể xảy ra quanh năm ở nước ta, tuy nhiên bệnh bùng phát mạnh và thường xuyên hơn vào các tháng thu-đông, vùng có khí hậu mát mẻ và khô hanh thường là khu vực lý tưởng cho bệnh lan truyền mạnh hơn.

Quai bị thường dễ lây lan ở những nơi tập trung đông người, nhóm trẻ mẫu giáo, trẻ học ở các trường trung học phổ thông hoặc thanh niên, người lớn cũng là đối tượng của bệnh. Tỷ lệ bệnh ở nam sẽ cao hơn ở nữ.

Quai bị thường ít gặp ở những trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu đời với trường hợp mẹ từng mắc bệnh. Sau 2 tuổi, tần suất mắc bệnh cao dần và đạt đỉnh ở độ tuổi từ 10-19 tuổi.

Biến chứng thường gặp của bệnh quai bị

Đây là căn bệnh thường ít gặp ở người lớn nhưng biến chứng quai bị ở người lớn lại nặng nề hơn so với trẻ em.

1. Biến chứng ở nam giới

biến chứng viêm tinh hoàn

2. Biến chứng ở nữ giới

3. Một số biến chứng khác có thể xảy ra ở nam và nữ như

Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh quai bị

Chẩn đoán quai bị thường dựa vào triệu chứng lâm sàng, trong một số trường hợp cần thiết có thể làm một số xét nghiệm phân biệt.

Phương pháp điều trị bệnh quai bị

Hiện nay, chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng kết hợp chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh: (3)

Chăm sóc người bệnh quai bị

Người bệnh quai bị nên được chăm sóc kỹ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế thăm khám và cho chỉ định thuốc cũng như có thể làm một số xét nghiệm cần thiết cũng như theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

Bên cạnh đó người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý như:

Phòng ngừa bệnh quai bị

Quai bị mặc dù là bệnh lành tính nhưng lại có nhiều biến chứng nặng nề với sức khỏe. Đặc biệt bệnh chưa có thuốc đặc trị, vì vậy phòng bệnh được xem là phương án tối ưu nhất để bảo vệ sức khoẻ.

Người dân cần được nâng cao ý thức về phòng ngừa cũng như biết tác hại của bệnh gây nên, đặc biệt những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nâng cao tầm quan trọng của vắc xin, các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường, các nhận biết dấu hiệu bệnh để báo với các cơ quan y tế để phát hiện sớm tránh bùng phát thành cụm dịch.

Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là sử dụng vaccine. Vaccine quai bị có thể được sử dụng sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, hiện nay tại Việt Nam thường dùng là vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella. Các vaccine được nghiên cứu an toàn và có hiệu lực cao, bảo vệ đạt đến trê 95% và miễn dịch có thời hạn lâu bền. (4)

phòng ngừa quai bị

Bên cạnh đó để phòng quai bị cần lưu ý một số biện pháp như:

bác sĩ triệu vỹ

Theo bác sĩ Triệu Vỹ, “Khi mắc bệnh quai bị, virus có thể lây lan sang những cơ quan khác trong cơ thể đặc biệt là tinh hoàn, gây tổn thương cho các tế bào sinh tinh. Điều này dẫn đến phù nề và xơ hóa ống sinh tinh và cuối cùng là viêm teo tinh hoàn. Khi tình trạng tổn thương và xơ hóa ống sinh tinh kéo dài hậu quả dẫn đến có thể gây vô sinh ở nam giới do giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Vì vậy việc mang thai tự nhiên trở nên rất khó khăn do lượng tinh trùng trong tinh dịch xuất ra ngày càng giảm về chất lượng và số lượng kể từ sau khi mắc biến chứng viêm tinh hoàn, và cuối cùng hậu quả có thể dẫn đến vô tinh.”

Tuy nhiên, tùy trường hợp bệnh lý, sau khi thăm khám các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng can thiệp bằng phẫu thuật trích tinh trùng từ mào tinh hoặc từ tinh hoàn để lấy ra số lượng tinh trùng nhỏ còn lại, đủ để làm IVF. Tại IVF Tâm Anh rất nhiều trường hợp nam giới teo tinh hoàn, vô tinh, từng có chỉ định xin tinh trùng vẫn có hy vọng sinh con chính chủ. Vì vậy nếu bạn không may gặp các biến chứng sau khi mắc quai bị nên đến thăm khám sớm với các bác sĩ nam khoa, bác sĩ hỗ trợ sinh sản để được thăm khám, đánh giá chức năng sinh sản còn lại và tư vấn cụ thể hơn, cũng như thảo luận về phương pháp điều trị tối ưu cho trường hợp của mình.

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh đang làm chủ các kỹ thuật điều trị vô sinh nam hiệu quả cho người bệnh bị tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, vô tinh, bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới phải điều trị ung thư. Nhờ ưu thế đa chuyên khoa trong hệ sinh thái như: Khoa Tiết niệu - Nam học, Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Tế bào gốc… cùng trang thiết bị hiện đại phục vụ điều trị hiếm muộn ngay tại bệnh viện, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Tâm Anh đã đồng hành, mang lại hạnh phúc cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh, khó thụ thai.

Quai bị gây ra những biến chứng và hệ lụy lâu dài cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy chưa có thuốc đặc trị nhưng vẫn có thể phòng bệnh thông qua việc chủ động tiêm vaccine, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/quai-bij-a33040