Những cây đỗ quyên cổ thụ phân bố trên diện tích hơn 100 ha của đỉnh Arung, thuộc địa phận xã Lăng và xã Tr’hy (H.Tây Giang, Quảng Nam), ở độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển. Đây là một trong số ít rừng đỗ quyên nguyên sinh còn lại ở Việt Nam và được coi như báu vật của người Cơ Tu.
Hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Trường Sơn
lê trọng khang
Là chuyên viên Phòng văn hóa và thông tin H.Tây Giang, nhưng nhiều năm qua anh Pơloong Plênh đã trở thành hướng dẫn viên du lịch “bất đắc dĩ” khi có đoàn du lịch muốn chinh phục đỉnh Arung để được tận mắt chiêm ngưỡng rừng đỗ quyên rừng cổ thụ.
Rừng đỗ quyên có hàng trăm cây tuổi đời trăm tuổi đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Trong đó, có hai loài đỗ quyên chính là lá rộng và lá kim sống xen kẽ nhau, không có loài cây nào có thể chen vào được.
“Tôi có tình yêu đặc biệt với rừng, với tôi rừng như người cha kiêu hãnh, trầm mặc tạo nên mái Gươl làng sừng sững, mang sợi dây đoàn kết dân tộc vui buồn có nhau. Rừng cũng như người mẹ hiền từ, thủy chung chở che, nuôi sống dân làng. Rừng là hiền minh sản sinh tất cả các giá trị văn hóa của người đồng bào thiểu số sống quần cư lâu đời nơi dãy Trường Sơn huyền thoại”, anh
Pơloong Plênh chia sẻ. Nhưng muốn chinh phục được đỉnh núi cao nhất là đỉnh Arung, du khách cần có sức khỏe tốt vì phải mất từ 7 - 10 giờ đi bộ. Bên cạnh đó, cũng phải có kinh nghiệm để “sinh tồn ở rừng”.
“Mỗi khu rừng nguyên sinh có những cái đẹp hoang sơ riêng biệt. Với tôi, chinh phục những đỉnh núi cao như chinh phục chính bản thân mình. Chính mỗi chuyến về rừng cho tôi có nhiều nguồn cảm hứng”, anh Pơloong Plênh nói thêm.
Du khách bắt đầu chinh phục đỉnh Arung để chiêm ngưỡng rừng đỗ quyên cổ thụ
PƠLOONG PLÊNH
Quần thể đỗ quyên rừng với diện tích hơn 100 ha, mọc trên đỉnh Arung
PƠLOONG PLÊNH
Hoa đỗ quyên có đầy đủ màu từ trắng, trắng pha hồng, tím, đỏ
lê trọng khang
Đoàn du khách đến từ TP.Hà Nội chinh phục đỉnh Arung
lê trọng khang
Với anh Pơloong Plênh, mỗi chuyến về rừng giúp anh có nhiều nguồn cảm hứng để cho những tác phẩm mới về quê hương, đất nước về rừng thiêng. Từ những tác phẩm nhạc, thơ, tản văn anh mong muốn truyền tải thông điệp yêu rừng, bảo vệ thiên nhiên đến nhiều người, nhất là trong bối cảnh rừng Việt Nam bị thu hẹp diện tích do tác động của con người, biến đổi khí hậu…
PƠLOONG PLÊNH
Hệ sinh thái trong rừng còn nguyên vẹn vì chưa chịu nhiều sự tác động của con người
PƠLOONG PLÊNH
Anh Pơloong Plênh trở thành hướng dẫn viên du lịch “bất đắc dĩ” dẫn đoàn du khách chinh phục đỉnh Arung
PƠLOONG PLÊNH
Buổi sáng sớm thức giấc trên đỉnh Arung, ngoài chiêm ngưỡng quần thể đỗ quyên cổ thụ, du khách còn đường đón bình minh trên đỉnh núi "có một không hai này"
PƠLOONG PLÊNH
Bình minh tô đậm thêm vẻ đẹp cho rừng đỗ quyên cổ thụ
PƠLOONG PLÊNH
Với người đồng bào Cơ Tu, rừng đỗ quyên là báu vật
PƠLOONG PLÊNH
Từ tháng hai trở đi, hoa đỗ quyên nở dày đặc trên các triền núi tạo nên vẻ đẹp mê hoặc lòng người
PƠLOONG BLÊNH
Cùng với rừng Lim và Pơ Mu, rừng đỗ quyên cũng là một trong những điểm đến đang được chính quyền H.Tây Giang từng bước khai thác, đón khách tham quan
PƠLOONG PLÊNH
Thân cây đỗ quyên được phủ kín bởi thảm rêu chuyển sắc, từ xanh, xanh thẫm đến ngả vàng
PƠLOONG PLÊNH
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/cay-do-quyen-rung-a34046