Hai vùng sóng thần nguy hiểm đối với Việt Nam

Hai vùng sóng thần nguy hiểm đối với Việt Nam

Đây là nội dung trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn - Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần.

Ông Phương đã chia sẻ rằng trận sóng thần ở Indonesia vừa qua xảy ra ở vùng Ấn Độ Dương, không phải do động đất mà là kết quả của núi lửa phun dưới biển, gây sạt lở một khối lượng rất lớn đất đá ở đáy biển, từ đó tạo ra sóng thần.

Tuy nhiên, Việt Nam được bao bọc bởi Biển Đông, thuộc Thái Bình Dương, nên trận sóng thần vừa qua không vượt qua Indonesia để tấn công vào Biển Đông, không gây ảnh hưởng gì tới các vùng bờ biển và hải đảo của Việt Nam.

Việt Nam có khả năng cảnh báo sớm

Như vậy, vùng bờ biển của Việt Nam có nằm trong khu vực cảnh báo nguy hiểm từ sóng thần, thưa ông?

Tuy nhiên, do đặc thù các vùng bờ biển ở Việt Nam được bao bọc bởi nhiều quốc gia xung quanh như Trung Quốc ở phía bắc, Philippines ở phía đông, Thái Lan ở phía tây và Indonesia, Malaysia ở phía nam, các trận động đất gây sóng thần ở Thái Bình Dương không ảnh hưởng đến Việt Nam.

Hiểu đơn giản là các vùng bờ biển ở Việt Nam đã được "chắn" bởi các quốc gia nêu trên.

Tuy nhiên, các nhà địa chấn Việt Nam đã xác định hiểm họa sóng thần vẫn có thể xảy ra đối với Việt Nam trong tương lai, hiểm họa đó có thể bắt nguồn trong khu vực Biển Đông. Tức là trong khu vực Biển Đông vẫn xác định được các vùng phát sinh động đất có thể gây ra sóng thần, và sóng thần xảy ra trong Biển Đông có thể tác động tới vùng bờ biển Việt Nam.

Cụ thể, các nhà khoa học đã xác định được 9 vùng nguồn khác nhau trong khu vực Biển Đông có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ có hai vùng được xác định nguy hiểm tới Việt Nam, đó là vùng nguồn xa bờ nằm ở phía tây Philippines - ở đó có một đới hút chìm gọi là máng biển sâu Manila. Đây chính là vùng nguy hiểm nhất đối với Việt Nam. Và vùng nguồn gần bờ - nằm trên đường kinh tuyến 109 trên vùng thềm lục địa miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Thưa ông, khi đã nhận diện được vùng có thể gây sóng thần nguy hiểm tới vùng bờ biển Việt Nam, câu hỏi đặt ra là Việt Nam có đủ năng lực cảnh báo sớm sóng thần?

Hiện nay, hệ thống quan trắc của trung tâm này hoạt động 24/24. Nếu có sóng thần xảy ra, chúng ta hoàn toàn có khả năng cảnh báo sớm, kịp thời cho các vùng biển ở toàn bộ dải ven biển Việt Nam.

Trung tâm cũng tham gia hệ thống cảnh báo sớm và giảm thiểu thiệt hại từ sóng thần của khu vực Thái Bình Dương với 35 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam.

Vì vậy, nếu sóng thần xảy ra trên toàn khu vực Thái Bình Dương và có nguy hiểm tới Việt Nam, chúng ta sẽ được thông báo bởi các tổ chức quốc tế. Đồng thời, chúng ta cũng có năng lực tự phát hiện và tự ứng phó với sóng thần trên dải ven biển Việt Nam.

90 - 105 phút triển khai ứng phó

Thưa ông, từ khi phát hiện đến khi ra được bản tin cảnh báo mất bao lâu thời gian? Và từ khi phát tin cảnh báo, người dân có bao nhiêu thời gian để tránh trú trước khi sóng thần ập tới?

Nếu có hiểm họa đối với bờ biển Việt Nam, hệ thống cảnh báo sẽ hoạt động ngay. Trung tâm sẽ đưa ra các cảnh báo về động đất và sóng thần, thông qua hệ thống thông tin công cộng và các cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ứng phó sóng thần.

Hiện nay, hệ thống trực canh thiên tai ở dải ven biển miền Trung đã được hoạt động, như vậy toàn bộ người dân ven biển miền Trung sẽ được cảnh báo thông qua trạm trực canh, có thể thông qua ánh sáng hoặc loa.

Với việc đánh giá thời gian, từ khi phát hiện đến khi ra được cảnh báo, tốc độ phản ứng phụ thuộc vào êkip trực canh tại Viện Vật lý địa cầu. Tuy nhiên, ngay cả khi chậm nhất, chỉ mất 15 phút để ra hết các cảnh báo và gửi tới các cơ quan có trách nhiệm.

Nếu có động đất gây sóng thần ở Biển Đông, với vùng nguồn xa bờ nằm ở máng biển sâu Manila - phía tây Philippines, mất khoảng 120 phút để sóng thần lan truyền tới bờ biển Việt Nam.

Như vậy, sau khi phát tin cảnh báo, chúng ta có khoảng 90 - 105 phút để triển khai các hoạt động ứng phó và cứu hộ đối với vùng nguồn sóng thần ở xa bờ.

Còn nếu sóng thần phát sinh ở các vùng gần bờ, ngay trên đường kinh tuyến 109 - vùng thềm lục địa miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam, thời gian để ứng phó sẽ ít hơn, chỉ khoảng 35 - 45 phút sóng thần sẽ lan truyền tới bờ biển Việt Nam.

Sau khi phát tin cảnh báo, các cơ quan, lực lượng có trách nhiệm sẽ phản ứng ra sao để việc ứng phó với sóng thần thực sự hiệu quả, thưa ông?

Giữa nguồn là Tập đoàn Viettel - đơn vị vận hành các công cụ, phần mềm và phần cứng của các trạm trực canh, hỗ trợ kỹ thuật trong cảnh báo. Các trạm trực canh ven biển sẽ phát tín hiệu cảnh báo cho người dân nhận biết.

Lực lượng cuối nguồn sẽ là Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - đơn vị có lực lượng từ trung ương xuống địa phương, chịu trách nhiệm triển khai ứng phó, sơ tán dân. Ngoài ra, trong ứng phó còn có các lực lượng và đơn vị trong hệ thống phòng chống thiên tai từ trung ương xuống địa phương.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/song-than-o-viet-nam-a48955