THÔNG TƯ
1. Bổ sung Điều 2a sau Điều 2 như sau:
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
3. Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 như sau:
“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.”
3. Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 3 như sau:
“b) Có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non;”
4. Sửa đổi điểm đ khoản 4 Điều 3, điểm d khoản 4 Điều 4, điểm d khoản 4 Điều 5 như sau:
“Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;”
5. Sửa đổi điểm đ khoản 4 Điều 4 như sau:
“đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp huyện trở lên;”
6. Sửa đổi điểm e khoản 4 Điều 4 như sau:
“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
7. Sửa đổi điểm đ khoản 4 Điều 5 như sau:
“đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp tỉnh trở lên.”
8. Sửa đổi điểm e khoản 4 Điều 5 như sau:
“e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
9. Sửa đổi Điều 7 như sau:
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này như sau:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) đối với giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04).
2. Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non từ hạng II lên hạng I.”
10. Sửa đổi Điều 9 như sau:
1. Trường hợp giáo viên mầm non chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Trường hợp giáo viên mầm non chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 nhưng không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh giáo viên mầm non hiện đang được xếp cho đến khi nghỉ hưu.”
11. Sửa đổi Điều 10 như sau:
1. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) hoặc giữ ngạch giáo viên mầm non cao cấp (mã số 15a.205) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25).
2. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) hoặc giữ ngạch giáo viên mầm non chính (mã số 15a.206) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).
3. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) hoặc giữ ngạch giáo viên mầm non (mã số 15.115) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) từ thời điểm giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non theo Luật Giáo dục 2019.
4. Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) nếu đã có bằng thạc sĩ trở lên đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng I và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 5 Thông tư này.”
12. Sửa đổi khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Thông tư này là căn cứ thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”
13. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 11 như sau:
“a) Lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên mầm non trong trường mầm non công lập thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;”
14. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 5.
1. Bổ sung Điều 2a sau Điều 2 như sau:
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
3. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 như sau:
“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.”
3. Sửa đổi điểm g khoản 4 Điều 3, điểm g khoản 4 Điều 4, điểm đ khoản 4 Điều 5 như sau:
“Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;”
4. Sửa đổi điểm i khoản 4 Điều 4 như sau:
“i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
5. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 5 như sau:
“a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;”
6. Sửa đổi điểm g khoản 4 Điều 5 như sau:
“g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
7. Sửa đổi Điều 7 như sau:
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này như sau:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) đối với giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) đối với giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) đối với giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) và hạng II (mã số V.07.03.07) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
2. Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học từ hạng II lên hạng I.”
8. Sửa đổi Điều 9 như sau:
1. Trường hợp giáo viên tiểu học chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV , khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Trường hợp giáo viên tiểu học chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 nhưng không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh giáo viên tiểu học hiện đang được xếp cho đến khi nghỉ hưu.”
9. Sửa đổi Điều 10 như sau:
1. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) hoặc giữ ngạch giáo viên tiểu học cao cấp (mã số 15a.203) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28).
2. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) hoặc giữ ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15.114) hoặc giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) hoặc giữ ngạch giáo viên tiểu học chính (mã số 15a.204) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) từ thời điểm giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học theo Luật Giáo dục 2019.
3. Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) nếu đã có bằng thạc sĩ trở lên đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
4. Một số trường hợp giáo viên đang giảng dạy được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học bao gồm:
a) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Tin học và Công nghệ có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Tin học hoặc Công nghệ hoặc Kỹ thuật công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Tin học, Công nghệ, Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật công nghiệp. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Nghệ thuật hoặc Âm nhạc hoặc Mỹ thuật hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
10. Sửa đổi khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”
11. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 11 như sau:
“a) Lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên tiểu học trong trường tiểu học công lập thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;”
12. Bãi bỏ khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 5.
1. Bổ sung Điều 2a sau Điều 2 như sau:
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
3. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 như sau:
“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.”
3. Sửa đổi điểm h khoản 4 Điều 3, điểm h khoản 4 Điều 4, điểm h khoản 4 Điều 5 như sau:
“Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;”
4. Sửa đổi điểm k khoản 4 Điều 4 như sau:
“k) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
5. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 5 như sau:
“b) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trên truyền hình;”
6. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 5 như sau:
“a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;”
7. Sửa đổi điểm k khoản 4 Điều 5 như sau:
“k) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
8. Sửa đổi Điều 7 như sau:
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2025/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này như sau:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) và hạng II (mã số V.07.04.11) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10).”
9. Sửa đổi Điều 9 như sau:
1. Trường hợp giáo viên trung học cơ sở chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Trường hợp giáo viên trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 nhưng không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh giáo viên trung học cơ sở hiện đang được xếp cho đến khi nghỉ hưu.”
10. Sửa đổi Điều 10 như sau:
1. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) hoặc giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30).
2. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) hoặc giữ ngạch giáo viên trung học cơ sở chính (mã số 15a.201) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).
3. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) hoặc giữ ngạch giáo viên trung học cơ sở (mã số 15a.202) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) từ thời điểm giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở theo Luật Giáo dục 2019.
4. Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) nếu đã có bằng thạc sĩ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học cơ sở hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm k khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
5. Một số trường hợp giáo viên đang giảng dạy được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
a) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Lịch sử hoặc Địa lý hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Lịch sử, Địa lý. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Khoa học tự nhiên có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Khoa học tự nhiên hoặc Vật lý hoặc Hóa học hoặc Sinh học hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
c) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Công nghệ có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Công nghệ hoặc Kỹ thuật công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
d) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Nghệ thuật hoặc Âm nhạc hoặc Mỹ thuật hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
11. Sửa đổi khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ sở công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”
12. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 11 như sau:
“a) Lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học cơ sở trong trường trung học cơ sở công lập thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;”
13. Bãi bỏ khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 5.
1. Bổ sung Điều 2a sau Điều 2 như sau:
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
3. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 như sau:
“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.”
3. Sửa đổi điểm k khoản 4 Điều 3, điểm g khoản 4 Điều 4, điểm g khoản 4 Điều 5 như sau:
“Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;”
4. Sửa đổi điểm i khoản 4 Điều 4 như sau:
“i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
5. Sửa đổi điểm i khoản 4 Điều 5 như sau:
“i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (mã số V.07.05.13) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”
6. Sửa đổi Điều 9 như sau:
1. Thời gian giáo viên trung học phổ thông giữ hạng I, hạng II, hạng III theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV tương đương với thời gian giữ hạng I, hạng II, hạng III quy định tại Thông tư này. Thời gian giáo viên giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) được xác định là tương đương với thời gian giáo viên giữ hạng II (mã số V.07.05.14). Thời gian giáo viên giữ ngạch giáo viên trung học (mã số 15.113) được xác định là tương đương với thời gian giáo viên giữ hạng III (mã số V.07.05.15).
2. Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) nếu đã có bằng thạc sĩ, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học phổ thông hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
3. Một số trường hợp giáo viên đang giảng dạy được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
a) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Công nghệ có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Công nghệ hoặc Kỹ thuật công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Giáo dục Công dân hoặc Giáo dục Chính trị hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Giáo dục Công dân, Giáo dục Chính trị. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
4. Các quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV tiếp tục được sử dụng và không cần phải ban hành quyết định thay thế.”
7. Sửa đổi khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Thông tư này là căn cứ thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”
8. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 10 như sau:
“a) Lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong trường trung học phổ thông công lập thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;”
9. Bãi bỏ khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 5.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2023.
2. Nhiệm vụ của giáo viên được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phân công. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng thực hiện. Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì người đứng đầu trường mầm non, phổ thông công lập quyết định việc quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT
3. Trường hợp giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III; giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại Thông tư này.
4. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Giáo viên tuyển dụng mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng. Tính đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các trường hợp còn dưới 01 (một) năm thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
5. Trường hợp giáo viên chưa được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đúng với cấp học đang giảng dạy hoặc thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và đảm bảo nguyên tắc:
a) Bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm và chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất của hạng được chuyển theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Khi chuyển chức danh nghề nghiệp không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp, không kết hợp nâng bậc lương;
c) Khi chuyển chức danh nghề nghiệp không yêu cầu viên chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm được chuyển;
d) Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp cũ được xác định tương đương thời gian giữ chức danh nghề nghiệp được chuyển.
6. Trường hợp giáo viên vẫn giữ mã ngạch của công chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên đúng với cấp học đang giảng dạy theo quy trình xét chuyển chức danh nghề nghiệp quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp giáo viên vẫn giữ các ngạch giáo viên có đầu mã ngạch là “15.”, “15a.”, “15c.” thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào hướng dẫn bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp tại các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp mới tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT
7. Trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông đã thực hiện việc bổ nhiệm từ các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV , 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV , 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV , 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV sang chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT , 02/2021/TT-BGDĐT , 03/2021/TT-BGDĐT , 04/2021/TT-BGDĐT khi thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương theo các quy định sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này nếu có sự thay đổi về hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm thì cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thay thế và không thực hiện việc truy thu tiền lương, phụ cấp chênh lệch đã chi trả. Trường hợp khi thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương theo các quy định sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này nếu không có sự thay đổi về hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm thì giữ nguyên hạng chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm và không cần ban hành quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thay thế.
8. Trường hợp giáo viên phổ thông đã có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và bằng trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm hoặc trường hợp giáo viên phổ thông đã có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp trước ngày 22 tháng 5 năm 2021 thì được xác định là có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của cấp học đang giảng dạy theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
9. Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp quy định tại tiêu chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được xác định là bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành không thuộc ngành đào tạo giáo viên mà trong chương trình đào tạo của chuyên ngành đó có các môn học hoặc học phần (thuộc khối kiến thức chuyên ngành) đảm bảo yêu cầu giảng dạy môn học cụ thể trong Chương trình giáo dục phổ thông. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục quyết định hoặc phối hợp với cơ sở đào tạo (nơi cấp bằng) để xác định tính phù hợp của bằng cử nhân với môn học cụ thể trong Chương trình giáo dục phổ thông.
10. Đối với các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông chưa có mã ngành đào tạo giáo viên thì người đứng đầu cơ sở giáo dục phân công giáo viên hiện có và cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để đảm bảo đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy môn học được phân công. Trường hợp giáo viên đã có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên, hoặc có bằng cử nhân và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được phân công giảng dạy môn học khác với chuyên ngành được đào tạo và được người đứng đầu cơ sở giáo dục đánh giá đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để giảng dạy môn học được phân công thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương và được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định.
11. Trường hợp giáo viên đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hoặc năm học 2021- 2022 bị đánh giá, xếp loại viên chức không hoàn thành nhiệm vụ thì giữ nguyên mã số, hệ số lương hiện hưởng cho đến khi hết thời gian thi hành kỷ luật hoặc được đánh giá, xếp loại viên chức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương theo quy định.
12. Kể từ ngày 03 tháng 11 năm 2015 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông được bổ nhiệm vào hạng cao hơn sau khi hết thời gian tập sự hoặc sau khi đạt trình độ đào tạo cao hơn trình độ quy định nhưng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn khác cũng như chưa trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng do cấp có thẩm quyền tổ chức thì phải thực hiện bổ nhiệm lại vào đúng hạng theo quy định (bao gồm cả trường hợp tuyển dụng trước ngày 03 tháng 11 năm 2015 và hoàn thành thời gian tập sự theo quy định sau ngày 03 tháng 11 năm 2015).
13. Việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập phải được hoàn thành và báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo trong vòng 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
14. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.
15. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/thong-tu-08-2023-bo-giao-duc-a49516