Hiện nay, nhu cầu về xây dựng và nâng cấp các công trình dân dụng và công nghiệp đang tăng lên nhanh chóng, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế bền vững. Do đó, nhân lực ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng - Civil Engineering ngày các được chú trọng, đầu tư và quan tâm hơn.
Vậy Civil Engineering là gì? Cơ hội cũng như tiềm năng phát triển của ngành nghề này như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Glints nhé.
Civil Engineering là gì? Civil Engineering được hiểu là ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng, là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng khá lớn hiện nay. Công việc chính của ngành này là thiết kế và xây dựng cơ bản các công trình công cộng như cầu đường, đê điều, và nhiều dự án cơ sở hạ tầng khác.
Ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng được xem là một trong những ngành kỹ thuật có lịch sử hình thành lâu đời, chỉ sau ngành kỹ thuật quân sự.
Nhiệm vụ ban đầu của các kỹ sư xây dựng dân dụng là xây tường, cầu đường, mương thủy lợi, v.v. Hiện nay, khi số lượng người dân sống ở các đô thị ngày càng tăng đi kèm là sự các vấn đề nguồn nước sạch, phương thức xử lý chất thải, mạng lưới giao thông đường bộ thì ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng càng có vai trò quan trọng và được phát triển mở rộng. Qua đây, có thể thấy, cơ hội việc làm dành cho lao động ngành này là rất lớn.
Một số công trình thời cổ đại được xây dựng bởi các kỹ sư xây dựng dân dụng như: Con đường của Đế chế La Mã, Vạn Lý Trường Thành, v.v.
Đọc thêm: Công Việc Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì? Cơ Hội Phát Triển Của Ngành Kỹ Sư
Civil engineer là gì? Làm thế nào để trở thành một kỹ sư xây dựng dân dụng? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm về ngành này đặt ra.
Các kỹ sư xây dựng dân dụng ngoài việc nắm chắc kiến thức từ trường lớp, cần có am hiểu sâu về các lĩnh vực như vật lý, toán học, thủy văn, địa chất, các loại thiết bị, máy móc xây dựng, cũng như các thuộc tính của vật liệu xây dựng (bê tông, kết cấu thép, v.v).
Trong bối cảnh hiện nay, do sự mở rộng lĩnh vực hoạt động các kỹ sư xây dựng dân dụng cần có hiểu biết và khả năng sử dụng thành thạo máy tính. Qua đó, dễ dàng tiếp cận và tận dụng tối đa sự hỗ trợ của máy tính trong công việc như thiết kế và chỉnh sửa các dự án kỹ thuật dân dụng bằng hệ thống CAD, soạn thảo, v.v.
Nhờ việc trang bị kiến thức cũng như kiến thức chuyên sâu, các kỹ sư có thể thiết kế cấu trúc cơ sở hạ tầng của một dự án đáp ứng các yêu cầu quan trọng như chi phí, độ an toàn, tính tin cậy, độ bền, và hiệu quả. Ngoài ra, các kỹ sư có thể tham gia vào hầu hết các giai đoạn của một dự án. Chẳng hạn như lựa chọn địa điểm thi công, viết thông số kỹ thuật cho các vật liệu và quy trình, v.v.
Ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng được dự báo có mức tăng trưởng trung bình nhanh hơn so với các ngành nghề khác hiện nay.
“Khi có sở hạ tầng già cỗi, cũ dần đi thì các kỹ sư xây dựng sẽ phải quản lý xây dựng các dự án xây dựng lại cầu, sửa chữa đường giao thông, nâng cấp đê đập, và cơ sở hạ tầng” - các chuyên gia quốc tế nhân định.
Qua đó, nhu cầu nhân lực cho ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng trong hiện tại và thời gian tới sẽ cần thêm rất nhiều, cơ hội phát triển trong ngành cũng được gia tăng.
Đối với các kỹ sư giàu chuyên môn và kinh nghiệm thì cơ hội phát triển sẽ càng tăng lên. Do đó, nếu bạn đang quan tâm và có mong muốn làm việc trong ngành này thì hãy cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng nhiều nhất có thể nhé.
Đọc thêm: Kỹ Sư ME Là Gì? Mô Tả Công Việc Kỹ Sư M&E Siêu Chi Tiết
Có thế thấy, cơ hội phát triển của ngành kỹ thuật xây dựng là rất lớn. Vậy các kỹ sư học ngành này ra sẽ có cơ hội đảm nhiệm và phụ trách các vị trí công việc nào?
Theo đó, các kỹ sư đảm nhận công việc này sẽ có trách nhiệm thiết kế phần bên ngoài của tòa nhà và các cấu trúc khác. Bên cạnh đó phải đảm bảo chức năng, tính an toàn, cũng như phù hợp với khả năng kinh tế của khách hàng.
Từ những những trao đổi ban đầu với khách hàng cho tới khi bàn giao công trình, các kiến trúc sư sẽ tham ra vào tất cả các giai đoạn của công trình. Để làm nghề nghiệp này, các kỹ sư xây dựng dân dụng cần có các kỹ năng cụ thể như thiết kế, kỹ thuật, quản lý, giám sát và khả năng trao đổi, giao tiếp với khách hàng.,
Giám sát và điều phối các dự án xây dựng là công việc của các nhân sự quản lý xây dựng, nhằm đảm bảo quá trình và môi trường làm việc được an toàn nhất. Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm kiểm soát số lượng công cụ, thiết bị và vật liệu xây dựng thích hợp được sử dụng và đáp ứng các yêu cầu về ngân sách.
Hiện nay, môi trường là một trong những yếu tố được rất nhiều người quan tâm. Cũng bởi vậy, các ngành nghề liên quan tới môi trường đang có nhiều cơ hội để phát triển hơn, đóng góp vào việc giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường sống. Trong đó, không thể kể tới các kỹ sư môi trường.
Các kỹ sư môi trường sẽ đảm nhận công việc nghiên cứu, quản lý và đánh giá chất thải nguy hại. Từ đó, đưa xuất những giải pháp xử lý và kiểm soát chất thải này.
Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm trong việc thiết kế hệ thống cung cấp nước trong các đô thị, xử lý nước thải tại các doanh nghiệp, và nghiên cứu tác động của các hoạt động này tới môi trường. Một số kỹ sư khác còn có thể nghiên cứu về các vấn đề môi trường như mưa axit, sự nóng lên của toàn cầu, ô nhiễm không khí, v.v.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của các kỹ sư môi trường đều hướng tới giải quyết các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường bền vững.
Hiện nay, số lượng người dân tăng lên dẫn đến sự thay đổi về khu vực sống, các nhà quy hoạch có thể giúp cộng đồng quản lý các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Ví dụ như: quản lý các công viên mới, nơi ở dành cho người vô gia cư, v.v.
Do đó, có thể thấy, công việc của nhà lập kế hoạch đô thị và khu vực là xác định nhu cầu của cộng đồng, từ đó đưa ra các giải pháp ngắn hạn hoặc dài hạn để cải thiện nhu cầu cộng đồng.
Nhân sự làm việc trong lĩnh vực này có thể chuyên về quy hoạch giao thông, phát triển cộng đồng, hoặc thiết kế đô thị, v.v.
Công việc của các kỹ sư địa kỹ thuật là nghiên cứu, xác định tác động của cấu trúc địa chất đến dự án xây dựng, chẳng hạn sự ảnh hưởng của tòa nhà tới trái đất. Nghề nghiệp này có thể làm việc ở khắp nơi từ ngoài khơi tới các giàn bằng nổi ở Bắc Cực.
Đọc thêm: Công Việc Kỹ Sư Kết Cấu Là Gì? Cơ Hội Việc Làm “Hot” Bạn Không Nên Bỏ Qua
Nếu bạn đang quan tâm tới ngành học xây dựng dân dụng thì dưới đây là một số các trường đại học chất lượng đào tạo về ngành học thú vị này.
Đây là một trong những trường đại học đi đầu của cả nước về đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm ngành xây dựng dân dụng.
Hiện nay, trường đang đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp thuộc khoa xây dựng và công nghiệp. Thời gian đào tạo đối với bậc cử nhân là 4 năm, kỹ sư là 5 - 5.5 năm, ngoài ra sinh viên cũng có thể đăng ký học song song chương trình học thứ hai.
Sau khi tốt nghiệp tại trường, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công tư vấn thiết kế và xây dựng trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, v.v.
Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp thuộc bộ môn Kỹ thuật xây dựng của trường.
Các sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo chuyên sâu về tư vấn và thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp; quản lý, thiết kế tổ chức và giám sát thi công công trình nhà cao tầng hay các công trình biệt thự cao cấp.
Thời gian đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp là 4.5 năm.
Sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp có thể làm nhiều vị trí công việc như tư vấn thiết kế, giám sát thi công, v.v.
Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường trực thuộc khoa Xây dựng và có thời gian đào tạo trong vòng 4.5 năm.
Sinh viên theo học chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp tại trường Đại học Kiến trúc Hà nội sẽ được trang bị các kiến thức cốt lõi mang tính nguyên lý, bản chất đi kèm là kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngay sau khi tốt nghiệp tại trường, sinh viên có đủ khả năng làm chủ quá trình thiết kế, thi công tại các công trình.
Các kỹ sư chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp sau khi ra trường có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu đào tạo và sản xuất, các cơ quan nhà nước, v,v.
Ngành kỹ thuật Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp trực thuộc khoa Công trình của trường quản lý.
Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường đào tạo kỹ sư xây dựng có kiến thức chuyên sâu về thiết kế và thi công tại các công trình dân dụng, công nghiệp.
Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở nhiều đơn vị khác nhau như các cơ sở nghiên cứu, cơ quan nhà nước, các công ty về xây dựng, v.v.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về các trường đào tạo ngành xây dựng dân dụng như: Trường đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, v.v.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng - Civil Engineering là gì, cũng như cơ hội và tiềm năng phát triển của ngành này mà Glints muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp tới các bạn đang quan tâm tới ngành học này hay các nghề nghiệp liên quan những thông tin bổ ích và có giá trị.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi thêm nào về civil engineering là ngành gì thì đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints giải đáp chi tiết nhé.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/civil-engineering-la-nganh-gi-a50068