Dù chăm sóc cho người thân ốm bệnh, bạn cũng đừng quên chăm lo cho bản thân mình.
Hạn chế số Số lượng người chăm sóc cần hạn chế. Lý tưởng nhất, hãy giao cho một người có sức khỏe tốt và rủi ro diễn biến nặng không cao nếu mắc COVID-19 - chẳng hạn như đã tiêm phòng đầy đủ, dưới 60 tuổi và không mắc bệnh mãn tính.
Bên cạnh đó, người chăm sóc cần hỗ trợ người ốm làm theo các chỉ dẫn của bác sỹsĩ. Nhìn chung, người ốm nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nếu người ốm có triệu chứng:
● Khó thở
● Đau tức ngực
● Lú lẫn
● Mất khả năng nói hoặc vận động
Một số triệu chứng xuất hiện tùy vào độ tuổi. Bạn cần liên hệ khẩn cấpngay lập tức với cơ sở y tế nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, trẻ nhỏ sốt cao, hoặc trẻ đột nhiên trở nên lú lẫn, không chịu ăn, hoặc mặt hoặc môi chuyển xanh tím.
Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi, quan sát xem bản thân hoặc người khác trong gia đình có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay không - bao gồm sốt, đau họng, đau cơ hoặc đau người, nghẹt hoặc sổ mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, ho khan hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng ở trẻ em rất đa dạng. Những triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến khó bú, thở gấp và ngủ lịm. Hãy xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.
Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có vắc-xin nào bảo vệ bạn tuyệt đối, và nếu mắc COVID-19, bạn có thể làm lây lan vi-rút cho người khác.
Hãy trao đổi với con về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp phần ngăn chặn vi-rút lây lan.
Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết. Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan vi-rút.
Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm (người ốm cũng phải đeo khẩu trang).
Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người ốm.>> Đọc thêm: Mẹo rửa tay cho trẻ em
Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh hoạt chung (ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh) được thông thoáng (bằng cách mở cửa sổ).
Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà phòng và nước nóng.
Xác định các bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc (như bàn ghế, thành giường, tay nắm cửa và đồ chơi) và vệ sinh, khử khuẩn những bề mặt đó hàng ngày.>> Đọc thêm: Mẹo làm sạch và khử trùng
Sau mỗi lần người ốm sử dụng, hãy đeo găng tay (nếu có) để vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm.
Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
Dùng một túi rác riêng để đựng giấy ăn, khẩu trang và những thứ khác mà người ốm thải bỏ sao cho an toàn.
Không tiếp khách đến thăm cho đến khi người ốm khỏi hẳn và không còn dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19.
Tuân thủ hướng dẫn của quốc gia về việc cách ly tại nhà đối với người ốm và những thành viên khác trong gia đình. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người ốm nên tự cách ly trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/tre-bi-covid-nen-lam-gi-a50308