Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và đồng thời là tuyến tiêu hóa đảm nhiệm rất nhiều vai trò quan trọng trong. Vị trí của gan nằm ngay dưới cơ hoành ở phần trên, phía bên phải của ổ bụng. Gan nằm về phía bên phải của dạ dày (bao tử) và bao gồm túi mật. Ở một người trưởng thành, gan thường nặng từ 1,4 - 1,6 kg, mềm và có màu đỏ sẫm.
Cùng với vị trí của gan thì cấu tạo gan cũng là điều nhiều người quan tâm. Gan được cung cấp máu bởi hai mạch chính ở thùy phải: động mạch gan và tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch gánh). Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch chủ. Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ lách, tụy và ruột non nhờ đó mà gan có thể tiếp cận được nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa thức ăn. Các tĩnh mạch gan dẫn lưu máu từ gan và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.
Mật sản xuất trong gan được tập trung tại các tiểu quản mật. Các tiểu quản này sẽ hội lưu với nhau tạo thành ống mật. Các ống mật sẽ đổ về ống gan trái hoặc ống gan phải. Hai ống gan này cuối cùng sẽ hợp nhất thành ống gan chung. Mật có thể đổ trực tiếp từ gan vào tá tràng thông qua ống mật chủ, hoặc tạm thời được lưu trữ trong túi mật thông qua con đường ống cổ túi mật.
Gan là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì gan có thể tái tạo hoàn toàn. Điều này là do tế bào gan có khả năng đặc biệt như là một tế bào mầm đơn thẩm quyền (nghĩa là tế bào gan có thể phân đôi thành hai tế bào gan).
Biết được vị trí của gan, hãy cùng tìm hiểu xem gan đảm nhiệm chức năng gì trên cơ thể. Gan được ví như một nhà máy hóa chất vì chúng đảm nhiệm rất nhiều chức năng sau:
- Sản xuất và tiết mật cho quá trình tiêu hóa mỡ. Một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng, một phần khác được trữ lại ở túi mật trước khi vào tá tràng.
- Đóng một số vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohyrate như tái tạo đường, phân giải glycogen, và tổng hợp glycogen từ glucose.
- Là nơi chuyển hóa protein và tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid như tổng hợp cholesterol và sản xuất triglyceride.
- Tổng hợp các yếu tố đông máu và giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.
- Đào thải các chất độc và thuốc thông qua quá trình gọi là chuyển hóa thuốc. Tuy nhiên quá trình chuyển hoá này có thể gây độc vì chất chuyển hóa lại độc hơn tiền chất của nó.
- Chuyển amoniac thành urea.
- Dự trữ rất nhiều chất khác nhau bao gồm glucose dưới dạng glycogen, vitamin B12, sắt,…
- Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, gan là nơi tạo hồng cầu chính cho thai nhi. Vào tuần thứ 32 của thai kỳ, tủy xương đảm nhận gần như toàn bộ chức năng này.
- Gan còn tham gia vào quá trình miễn dịch: hệ thống lưới nội mô của gan chứa rất nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoạt động như một cái rây nhằm phát hiện những kháng nguyên trong dòng máu do tĩnh mạch cửa mang đến.
Hiện tại, không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của gan. Chỉ một số chức năng có thể thực hiện được thông qua con đường nhân tạo như thẩm phân gan trong điều trị suy gan.
Gan đóng vai trò rất quan trọng nhưng chúng cũng rất dễ bị tổn thương dưới nhiều tác nhân gây ra như bia rượu, nhiễm virus viêm gan (virus viêm gan A, B, C, D, E), các bệnh lý tự miễn và có thể là do nhân tố di truyền (bệnh ung thư gan).
Sau đây là một số bệnh lý về gan thường hay gặp phải như:
Là sự hình thành tổ chức xơ trong gan thay thế cho nhu mô gan bị chết. Nguyên nhân gây chết tế bào gan có thể kể như viêm gan virus, ngộ độc rượu hoặc một số hóa chất độc hại với gan khác.
Ung thư gan tiên phát hoặc ung thư đường mật và ung thư di căn, thường là từ ung thư của đường tiêu hóa gây ra.
Việc thực hiện một số xét nghiệm chức năng gan sớm có thể giúp đánh giá trình trạng tổn thương trong tế bào gan, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/vi-tri-gan-nam-o-dau-a50346