Bướu máu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là u máu ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nguyên nhân bị bướu máu ở trẻ sơ sinh do đâu? Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị ra làm sao sẽ được giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây. Hãy đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu nhé!
Bướu máu ở trẻ sơ sinh (Hemangiomas) là tình trạng tăng sinh nhiều mạch máu tại một vị trí bất kỳ trên cơ thể, thường là trên da nhưng cũng có khi được tìm thấy trong mắt, đường tiêu hóa hay cơ quan khác, thậm chí cả não.
Bướu máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ, theo nghiên cứu 59% xuất hiện khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non cân nặng dưới 1,8kg. Bướu máu là do tăng sinh tế bào nội mạch tiến triển qua 3 giai đoạn: Tăng trưởng, ổn định và thoái triển.
Giai đoạn tăng trưởng của bướu là trẻ từ trên 2 - 9 tuổi, ở giai đoạn này bướu thường lớn rất nhanh, sau đó bướu phát triển chậm dần đều và đi vào thời kỳ thoái hóa dần chuyển thành bướu sợi, mỡ hoặc hòa lẫn vào mô mỡ bình thường. Sự thoái hóa là 50% khi trẻ khoảng 5 tuổi, 70% khi trẻ 7 tuổi và thoái triển khi trẻ 10 - 12 tuổi.
Bướu máu nhỏ và lành tính, một số trường hợp bướu nhỏ có thể phát triển thành những bướu máu lớn. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng gì về việc bướu máu gây nguy hại cho trẻ. Mỗi bé thường chỉ có 1 bướu máu.
Người ta chia bướu máu thành 3 dạng lâm sàng như sau:
Bướu máu không phải một bệnh di truyền, không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men, thức ăn của mẹ bầu trong lúc mang thai. Người ta chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng xuất hiện bướu máu nhưng có nhiều giả thuyết gây nên bệnh như:
Các yếu tố nguy cơ như giới tính, thiếu cân, sinh non, sinh đôi… Bé gái có tỷ lệ mắc bệnh gấp 3 - 5 lần bé nam. Nhưng hiện nay cũng chưa giải thích được tại sao giới tính ảnh hưởng tới sự xuất hiện bướu.
Bướu máu thường xuất hiện trên da nên mức độ nhận biết cũng dễ dàng. Ở cấp độ nhẹ, bướu là những vết đỏ, đỏ tím hoặc vết xanh giống như vết bớt trên da. Ở cấp độ nặng hơn, bướu máu có thể là 1 khối u thực sự, gồ lên, có hình dạng, kích thước rõ ràng.
Ở cấp độ nguy hiểm, khối u bướu có thể vỡ ra và gây biến chứng. Bướu máu đa phần tự thoái triển khi trẻ lớn lên, ít trường hợp u tồn tại và phát triển to. Tuy nhiên cũng có một số trẻ bướu máu không tự teo mà gây ra biến chứng như:
Khi thấy con xuất hiện vết bớt đỏ hay có những triệu chứng lạ, các mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán kịp thời và nghe tư vấn từ bác sĩ. Các bác sĩ sẽ theo dõi và thăm khám lâm sàng như siêu âm, cộng hưởng từ, chụp mạch, sinh thiết để đưa ra kết luận về mức độ nguy hiểm của bướu máu tới sự phát triển của trẻ.
Đa phần bướu máu ở trẻ sẽ tự khỏi, không cần can thiệp điều trị. Còn với trường hợp bướu máu có biến chứng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ thì bác sĩ có thể sử dụng các điều trị như:
Có nhiều cách điều trị được đưa ra song mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho tình trạng của trẻ.Phụ huynh cần tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý ngưng hay thay đổi vì bướu sẽ dễ xuất hiện tình trạng tăng sinh dữ dội trở lại sau khi không điều trị hoàn toàn.
Bướu máu tụy lành tính nhưng vẫn xuất hiện biến chứng ở tỷ lệ rất nhỏ. Việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ khắc phục được tối đa ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ. Nên nếu thấy trẻ có những vết bớt đỏ trên da, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra, theo dõi, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả.
Mẹ khi đưa con đi khám hãy hỏi bác sĩ về các thông tin như: Những hoạt động trẻ cần hạn chế và khi nào có thể hoạt động bình thường trở lại, những triệu chứng, tác dụng phụ có thể gặp và cách khắc phục tạm thời, thời gian hồi phục là bao lâu, khi nào cần tái khám…
Tóm lại, qua bài viết trên đây nhiều bậc phụ huynh đã có thể biết được câu trả lời cho câu hỏi “Nguyên nhân bị bướu máu ở trẻ sơ sinh là gì?” Cũng như hiểu rõ hơn về tình trạng xuất hiện bướu máu ở trẻ. Cảm ơn các mẹ đã đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu! Chúc các bé luôn luôn khỏe mạnh.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/bu-mau-o-tre-so-sinh-a50353