Việc thường xuyên duỗi tóc bằng hóa chất hay các dụng cụ ép tóc bằng nhiệt sẽ dễ gây hư tổn cho mái tóc và làm cho gương mặt trở nên thiếu sức sống hơn với mái tóc khô xơ xác. Không những vậy, duỗi tóc còn dễ gây tình trạng xuất hiện gàu, dị ứng và làm phát ban da.
Một trong những tác hại của duỗi tóc mà bạn nên cẩn trọng đó là khiến tóc bị khô xơ. Việc duỗi tóc bằng máy ép tóc bằng nhiệt độ cao sẽ lấy đi những chất dưỡng ẩm có trong tóc của bạn. Việc sử dụng hóa chất làm tóc thẳng trong một thời gian dài sẽ khiến tóc bạn bị khô và làm tóc dễ bị gãy rụng. Khi tóc bị khô, bạn sẽ trông thiếu sức sống vì những sợi tóc xơ xác.
Chính vì vậy, nếu tóc bạn tự nhiên, hãy hạn chế tối đa số lần dùng máy ép tóc nhé.
Tóc bị khô là tác hại của duỗi tóc
Kẹp tóc hay duỗi tóc bằng hóa chất có thể sẽ khiến cấu trúc của các sợi tóc thay đổi, làm tổn thương nang tóc và khiến chân tóc trở nên yếu đi. Chân tóc bị yếu sẽ gây ra tình trạng rụng tóc kéo dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu nang tóc bị hư tổn nặng và không được nuôi dưỡng cẩn thận. Một mái tóc lưa thưa không chỉ khó tạo kiểu mà còn dễ khiến bị hói nữa đấy.
Khi phát hiện tình trạng rụng tóc, tốt nhất bạn nên ngừng duỗi tóc ở lần tiếp theo. Đồng thời, áp dụng các cách trị rụng tóc tại nhà để cải thiện tình trạng này.
Tóc được duỗi thẳng bằng các hóa chất kết hợp với nhiệt độ cao của máy kẹp tóc sẽ khiến tóc dễ bị xơ rối ở phần ngọn tóc. Nguyên nhân khiến tóc bị khô thường là do thiếu đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc nên làm tóc bị chẻ ngọn nghiêm trọng. Việc tóc bị chẻ ngọn sẽ dễ khiến mái tóc của bạn ngày càng mỏng manh và khiến chúng trông thiếu sức sống.
Một cách đơn giản để khắc phục tình trạng tóc chẻ ngọn đó là cắt tỉa bớt phần đuôi tóc. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp dưỡng ẩm tóc, đội mũ và quấn khăn kỹ khi ra nắng.
Để có một mái tóc bóng mượt và khỏe mạnh là nhờ vào các loại dầu tự nhiên trên da đầu và độ ẩm trên tóc. Việc duỗi tóc thẳng sẽ khiến cho các loại dầu này bị mất đi khiến tóc bị mất độ bóng mượt và gây ra tình trạng tóc bị xơ rối.
Khi tóc bị xơ rối do duỗi tóc, bạn nên hạn chế sử dụng các loại dầu gội hóa chất thông thường. Bạn có thể thử gội đầu bằng bồ kết để giúp tóc mềm mượt tự nhiên.
Nang tóc bị hư tổn sẽ không thể duy trì việc sản xuất các loại dầu tự nhiên dẫn đến tình trạng da đầu bị khô, bong tróc và gây nên tình trạng ngứa da đầu, thậm chí là lan đến vùng cổ và trán. Điều này khiến bạn bị ngứa da đầu do gàu, đây cũng là nguyên nhân khiến tóc con khó mọc. Bạn nên thường xuyên gội đầu và vệ sinh mũ bảo hiểm để cải thiện tình trạng.
Tác hại của duỗi tóc: Gây ngứa da đầu
Việc thường xuyên duỗi tóc mà không sử dụng chất chống nhiệt thích hợp có thể sẽ làm hỏng lớp biểu bì tóc của bạn vĩnh viễn, dẫn đến tóc mọc và phát triển chậm hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách làm tóc nhanh dài như sử dụng dầu xả sau khi gội, bổ sung dưỡng chất cho tóc và hạn chế làm nhiều kiểu tóc.
Một số hóa chất duỗi tóc thẳng sẽ giải phóng khí formaldehyde khi chúng tiếp xúc với nhiệt của dụng cụ ép tóc. Nếu bạn tiếp xúc nhiều lần với loại khí độc này có thể gây kích ứng cho da, mũi, mắt và phổi của bạn.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng kích ứng là nên tránh dùng hóa chất duỗi tóc. Nếu muốn tạo kiểu, bạn có thể dùng máy ép tóc sau khi xịt dưỡng ẩm.
Da có thể bị dị ứng với các loại hóa chất khi duỗi tóc nếu bạn sử dụng các hóa chất không tốt cho da. Phản ứng dị ứng này có thể sẽ xảy ra ngay sau khi bạn duỗi tóc hoặc vài ngày sau đó khiến da đầu, vùng mắt hoặc da cơ thể bạn bị kích ứng, da ửng đỏ và phát ban.
Nếu tình trạng dị ứng trở nặng hoặc kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tác hại của duỗi tóc không chỉ khiến tóc bạn bị yếu đi mà còn gặp nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác như dị ứng da, ngứa da… Vì vậy, bạn nên biết cách phòng ngừa tác hại của duỗi tóc để bảo vệ mái tóc mình luôn khỏe mạnh.
Dị ứng da là tác hại của duỗi tóc
Trên đây là một số chia sẻ về những tác hại của duỗi tóc mà bạn nên cẩn trọng trước khi quyết định đi đến salon duỗi tóc. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/duoi-toc-co-hai-khong-a50375