Cúng thôi nôi là một phong tục đặc biệt của Việt Nam để kỷ niệm năm đầu tiên bé chào đời. Sau 12 tháng từ ngày sinh, khi bé vừa tròn tuổi đầu tiên, gia đình sẽ tổ chức cúng thôi nôi vào ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Tùy theo vị trí địa lý, phong tục vùng miền, mâm cúng sẽ có đôi điểm khác biệt.
Lễ cúng thôi nôi mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với bé:
Xem thêm: Trang trí thôi nôi cho bé gái, trang trí thôi nôi cho bé trai
Cúng thôi nôi kỷ niệm tuổi đầu của trẻ
Khác với sinh nhật thông thường theo ngày Tây, cúng thôi nôi sẽ diễn ra vào ngày sinh nhật theo Âm lịch của bé. Ông bà ta có câu “trai kém 2 gái kém 1” có nghĩa là lễ cúng thôi nôi cho bé trai sẽ diễn ra trễ hơn ngày sinh 2 ngày, mâm cúng thôi nôi cho bé gái sẽ diễn ra trễ 1 ngày.
Trong quá khứ, các gia đình thường sẽ tổ chức lễ cúng thôi nôi vào buổi sáng sớm hay chiều tối. Tuy vậy, giờ giấc ngày nay sẽ linh hoạt theo từng gia đình để phù hợp với cuồng quay cuộc sống bận rộn.
Theo truyền thống, mỗi gia đình vào lễ cúng thôi nôi sẽ chuẩn bị 3 mâm để bày tỏ lòng thành đến Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo, 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông. Bên cạnh đó, lễ thôi nôi còn có thêm một hoạt động là cho bé chọn 1 món trong mâm đồ chơi.
Ba mẹ hãy yên tâm là mâm đồ chơi cho bé trai và bé gái không quá khác nhau, gia đình chỉ cần chú ý chủ yếu đến mâm cúng thôi nôi.
Xem thêm: Gợi ý 10+ món quà thôi nôi cho bé trai thiết thực nhất
Mâm cỗ cúng thôi nôi thịnh soạn
Đối với mâm dành cho Thần Tài - Thổ Địa - Ông Táo, gia đình cần chuẩn bị:
Đối với mâm cúng thôi nôi cho 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông, gia đình cần chuẩn bị:
Dưới đây là các nghi thức trong lễ cúng thôi nôi mà ba mẹ có thể tham khảo:
Bài văn khấn là một phần quan trọng trong lễ cúng thôi nôi. AVAKids giới thiệu cho ba mẹ một bài văn khấn thông dụng, có thể được in ra để dùng trong lễ một cách tiện lợi.
"Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần).
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát.
Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ...
Vợ chồng con là ... sinh được con (trai, gái) đặt tên là ...
Chúng con ngụ tại ...
Nay nhân ngày đầy năm, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần, kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Tiên Bà, chư vị Thánh hiền, các đấng Thần linh, Thổ địa, Thổ công, tổ tiên nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ... sinh ngày ... được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn ngon, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng suốt, hưởng vinh hoa phú quý.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)."
Trong lễ cúng thôi nôi, nghi thức cho bé bốc đồ vật được xem như một lời dự đoán về nghề nghiệp tương lai. Mỗi món đều có một ý nghĩa riêng. Thông thường, ba mẹ sẽ đưa ra 12 món để bé lựa chọn.
Trên mâm đồ chơi thường sẽ được bày một số đồ vật như gương, lược, bút viết, sách vở, máy tính bỏ túi, máy bay, ô tô, hòm thuốc, micro, bộ đồ chơi làm bếp, bút vẽ - bảng vẽ, tiền, chuột máy tính, máy ảnh.
Chọn đồ trong cúng thôi nôi đoán tương lai
Sau khi hoàn tất nghi lễ cúng thôi nôi, cả gia đình sẽ cùng nhau gửi những lời chúc tốt đẹp nhất qua những chiếc phong bao lì xì. Tất cả cùng nhau cầu mong bé bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc và có một tương lai tươi sáng.
Dưới đây là một số gợi ý và ý nghĩa của các món đồ bé bốc trong lễ cúng thôi nôi:
AVAKids vừa chia sẻ những thông tin liên quan về lễ cúng thôi nôi cũng như một số ý nghĩa của các món đồ bé bốc. Hy vọng có thể giúp ba mẹ chuẩn bị lễ cúng thật chỉn chu và lưu giữ được những khoảnh khắc đáng yêu của bé trong ngày lễ quan trọng này.
Trí Dũng tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Ngọc Thanh
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/mam-cung-thoi-noi-a50486