CV xin việc là một bản hồ sơ có nội dung ngắn gọn, tóm tắt về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn trong ngành, một số các kỹ năng mềm và thành tích đã đạt được của một ứng viên. CV thường được sử dụng để dành cho những người đang tìm kiếm một cơ hội việc làm.
CV trình bày đầy đủ các nội dung về bằng cấp của bạn, vì vậy độ dài của CV có thể thay đổi linh hoạt, hoặc bạn có thể bổ sung thêm (tùy vào cách bạn muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng) các thành phần khác như sở thích, tính cách,... vào CV. Ngược lại, sơ yếu lý lịch trình bày một bức tranh ngắn gọn về các kỹ năng và trình độ của bạn cho một vị trí cụ thể, do đó, độ dài có xu hướng ngắn hơn và được quyết định bởi số năm kinh nghiệm làm việc (thường là 1-2 trang).
Nội dung trong phần mô tả công việc (Job Description - JD) rất quan trọng, là yếu tố để bạn có thể chỉnh sửa CV của mình phù hợp với văn hoá của công ty cũng như đáp ứng được yêu cầu tiên quyết của nhà tuyển dụng trong vòng xét duyệt CV. Khi đọc JD, bạn cần nắm được một số thông tin sau: những yêu cầu về kỹ năng cần có, kinh nghiệm, lợi thế, và sự ưu tiên dành cho ứng viên. Dựa vào đó, bạn nên chỉnh sửa CV của mình phù hợp với những yêu cầu này để trở thành ứng viên sáng giá nhất khi trình bày thế mạnh của mình hoàn toàn đáp ứng được mong muốn của nhà tuyển dụng.
Sau đây là các nội dung chính trong CV, để bạn thể hiện, giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng
- Thông tin cá nhân: đảm bảo rằng nhà tuyển dụng có cách liên lạc với bạn. Các thông tin này cần sự chính xác tuyệt đối, bạn cần nêu rõ họ và tên đầy đủ, số điện thoại và địa chỉ email, và địa chỉ của bạn.
- Mục tiêu nghề nghiệp: nêu từ hai đến ba câu về các kỹ năng chuyên môn liên quan, mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn hoặc dài hạn của bạn và lý do bạn tìm kiếm việc làm với công ty cụ thể. Mục tiêu nghề nghiệp thường được đặt ở đầu CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
- Trình độ học vấn: liệt kê và ghi ngày tháng những bằng cấp quan trọng nhất (thông thường là bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ,...) mà bạn đã hoàn thành, bắt đầu bằng những bằng cấp gần đây nhất. Bạn cũng có thể bao gồm bất kỳ trình độ chuyên môn nào bạn có chứng nhận/chứng chỉ.
- Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê rõ thời gian và những vị trí tương ứng với các công ty bạn đã từng làm việc, bắt đầu với công việc gần đây nhất. Bao gồm chức danh công việc, trách nhiệm và thành tích của bạn trong quá trình làm việc.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy đưa ra các chức danh trong câu lạc bộ bạn đã từng tham gia, vài kinh nghiệm làm thêm nhưng hãy chọn lọc những trách nhiệm và thành tích mà bạn nêu bật. Giảm chi tiết về công việc ít liên quan đến vai trò bạn đang ứng tuyển và thu hút sự chú ý đến trải nghiệm quan trọng nhất mà bạn mang lại. Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề đó để nhà tuyển dụng thấy được tinh thần học hỏi của bạn.
- Thành tích đạt được: bạn có thể đề cập đến thành tích trong phần tóm tắt sơ yếu lý lịch và kinh nghiệm làm việc của mình. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể sử dụng thành tích trong các phần giáo dục, các hoạt động tình nguyện hoặc dự án trong các cuộc thi. Khi liệt kê thành tích, hãy đảm bảo rằng chúng bao gồm khung thời gian tham gia, tỷ lệ (số liệu dẫn chứng) và kết quả đạt được.
- Kỹ năng nổi bật: bao gồm ngôn ngữ mà bạn thành thạo, các chương trình máy tính, hoặc bất kỳ kỹ năng chuyên môn nào khác mà bạn có thể có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
- Người tham chiếu: họ có thể là đồng nghiệp cũ, sếp cũ, hoặc mentor đã từng hướng dẫn bạn. Nên nhớ phải có sự cho phép của họ thì bạn mới được đưa thông tin người tham chiếu vào CV của mình. Cung cấp tên đầy đủ và chức danh công việc, tên công ty, số điện thoại hoặc email của người giới thiệu. Bạn cần đảm bảo không cung cấp bất kỳ thông tin liên hệ riêng tư nào có thể ảnh hưởng đến người này.
Có vô vàn các các mẫu CV đa dạng trên mạng Internet mà các bạn có thể dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên, quyết định của nhà tuyển dụng về việc gọi bạn đến phỏng vấn sẽ dựa trên nội dung văn bản mà bạn thể hiện trên CV. Chính vì vậy, việc bạn thiết kế CV của mình màu tím hay một thiết kế màu xanh lá cây không phải là yếu tố quyết định bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Nhưng theo nhiều ý kiến khách quan cho rằng, CV của bạn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nếu bạn làm theo màu chủ đạo của công ty. Ngoài ra các yếu tố như bố cục rõ ràng, phông chữ dễ đọc, nội dung đầy đủ, không viết sai chính tả, chứa nhiều từ khoá hay và số liệu dẫn chứng cụ thể... sẽ đóng góp phần nào thiện cảm về mặt “ngoại hình” lẫn nội dung cho bản CV của bạn đấy.
Sau đây là tổng hợp các mẫu CV dành cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm và cả cho những người có kinh nghiệm mọi ngành nghề mà bạn có thể tham khảo qua.
- CV xin việc kế toán cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm
- CV xin việc kế toán cho người có kinh nghiệm
- CV xin việc Marketing cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm
- CV xin việc Marketing cho người có kinh nghiệm
- CV xin việc hành chính văn phòng cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm
- CV xin việc hành chính văn phòng cho người có kinh nghiệm
- CV xin việc Designer cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm
- CV xin việc Designer cho người có kinh nghiệm
- CV xin việc nhân viên kinh doanh cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm
- CV xin việc nhân viên kinh doanh cho người có kinh nghiệm
- CV xin việc IT cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm
- CV xin việc IT cho người có kinh nghiệm
- CV xin việc nhân sự cho thực tập sinh, người chưa có kinh nghiệm
- CV xin việc nhân sự cho người có kinh nghiệm
Mẫu CV xin việc Part Time dành cho sinh viên
Đây là một trong những lỗi không đáng có mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không chăm chút cho nội dung giới thiệu về chính bản thân bạn. Trước khi nộp CV, hãy dành thời gian đọc lại và kiểm tra đúng chính tả, lỗi ngữ pháp tránh gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng.
Bạn không nên quá chú trọng vào mục sở thích này nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành. Tuy nhiên, đây là phần mục để các bạn sinh viên hoặc các bạn mới tốt nghiệp ra trường có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nếu các sở thích của bạn có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, sở thích quay và chỉnh sửa video sẽ làm sáng CV của bạn hơn nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí TikTok Content Creator.
Đây là điều tối kị trong quá trình tuyển dụng. Nếu bạn gian dối trong CV về thành tích hoặc kinh nghiệm mà bạn đạt được thì cơ hội bạn đến vòng phỏng vấn bị đánh trượt rất cao vì nhà tuyển dụng hoàn toàn có kinh nghiệm đánh giá ứng viên thông qua buổi trao đổi. Hơn nữa, nếu trong quá trình làm việc họ phát hiện bạn đã nói dối thì bạn sẽ rất khó để có được lòng tin của mọi người hoặc rất khó để lên được vị trí cấp cao hoặc quản lý trong công ty. Do đó, hãy thể hiện tính trung thực của bản thân ngay từ khi bắt tay thiết kế CV trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, bạn nhé!
Xem thêm:
- Cách viết CV chuẩn nhất mọi ngành nghề, chinh phục nhà tuyển dụng
- Cách viết CV nhân viên tuyển dụng đúng chuẩn, chuyên nghiệp
- Cách viết CV xin thực tập cho tất cả các ngành chuyên nghiệp, tạo ấn tượng mạnh
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tự xây dựng mẫu CV xin việc chuyên nghiệp nhất dù ở bất kỳ vị trí hay lĩnh vực nào. Hãy để lại bình luận bên dưới và chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé!
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/mau-kinh-nghiem-lam-viec-trong-cv-a52698