Cá mè trắng thuộc họ cá chép. Đây là loại cá nước ngọt mang đến giá trị kinh tế cao của ngành thủy sản Việt. Cá mè trắng sống chủ yếu ở tầng trên hoặc giữa của những con sông hoặc ao hồ, đầm lầy có dòng chảy yếu và yên tĩnh.
Trọng lượng cá mè trắng nuôi được 1 năm dao động khoảng 500 - 700gr. Cá có đầu to, thân dẹp, dài và thon với vảy nhỏ màu trắng. Vay cá mè trắng khá khỏe, đặc biệt là 2 vay gần phần đầu rất sắc, có thể gây đứt tay nếu bạn không cẩn thận.
Thịt cá mè trắng khi ăn có vị béo mềm, dai ngọt. Bạn có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác để nấu thành các món ăn ngon như canh chua cá mè trắng, cá mè trắng om dưa chua,...
Cá mè hoa là giống cá nước ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy cùng thuộc họ cá chép nhưng cá mè hoa có kích thước vảy to hơn so với các loài khác. Môi trường sống chủ yếu là tầng trên hoặc giữa của các con sông phía Bắc Việt Nam.
Thịt cá mè hoa khi nấu chín sẽ có vị mềm ngọt, béo thơm đặc trưng. Bạn có thể chế biến cá thành các món ngon như cá mè hoa kho, cá mè hoa hấp bia,... để thưởng thức cùng cơm nóng.
Cá mè Vinh thuộc họ cá chép, có thân dẹp, vẩy nhỏ, đầu to, phần vảy ánh lớp bạc đặc trưng. Thức ăn của loài cá này chủ yếu là bã hữu cơ hay sinh vật phù du.
Cá mè Vinh thường được tìm thấy ở các con sông ở Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long,… vào mùa nước nổi. Tuy nhiên, một số vùng đã nuôi thâm canh loài cá này để có đủ nguồn cung đáp ứng cho thị trường với cân nặng đạt khoảng 150 - 240gr/ con.
Như các loại cá mè khác, thịt các mè vinh có vị mềm ngọt, chắc thịt. Một vài món ăn bạn có thể chế biến từ loài cá này là cá mè vinh kho lạt, cá mè vinh nướng,...
Như tên gọi, có rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, thuộc họ Cichlidae. Cá có thân màu hơi tím, vảy sáng bóng với 9 - 12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Đuôi cá có màu hồng nhạt, cân nặng trung bình khoảng 400 - 600gr/ con.
Cá rô phi rất dễ tìm mua vì dễ nuôi và có nhiều ở các con sông. Thịt cá mềm ngọt dễ ăn, ít xương. Một số món ăn ngon từ cá rô phi bạn có thể tham khảo là canh cá rô phi lá giang, cá rô phi sốt cà chua, lẩu cá rô phi,...
Cá tai tượng là giống cá đặc trưng của vùng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng nước lặng với nhiều cây thủy sinh. Loài cá này thường sống ở các con sông nước ngọt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Kích thước của cá tai tượng khá lớn, một con có thể nặng đến 50kg. Thân cá dẹt đều hai bên, phần phía chóp đầu hơi nhô, chiều cao của cá thường bằng một nửa chiều dài, vây giữa lưng kéo dài đến cuối phần đuôi.
Thịt cá tai tượng sau khi nấu chín sẽ ngọt dịu, chắc thịt nên thường được chế biến thành các món như cá tai tượng chiên xù sốt chua ngọt , cá tai tượng chiên xù, cá tai tương chưng tương,...
Cá lóc bông có kích thước lớn hơn cá lóc thường, trung bình 1 con có chiều dài khoảng 25cm, cân nặng dao động từ 1 - 1.5kg/ con. Cá lóc bông có miệng to, rộng với đầu giống đầu rắn.
Loại cá này sinh sống và phát triển ở khu vực miền Nam, cụ thể là khu vực Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
Thịt cá lóc bông khi chín sẽ dai ngon, chắc thịt hơn các loại cá lóc khác. Do đó, bạn có thể sử dụng cá lóc bông để làm các món như cá lóc bông nướng, cá lóc bông chiên giòn, gỏi cá lóc bông,...
Cá trê thuộc loại cá da trơn, có màu nâu vàng, đầu dẹp, có râu, thường sống trong các ao hồ, ruộng đồng với nhiều bùn, nước lặng và ít ánh sáng. Thức ăn của cá trê bao gồm giun, côn trùng, các loại ốc, tôm, cua nhỏ.
Thịt cá trê rất chắc, khi chín có vị béo ngọt đặc trưng, thường được chế biến thành các món ăn như cá trê kho tiêu, cá trê nướng muối ớt, lẩu cá trê,...
Cá trê lai là loài cá được lai giữa cá trê phi đực và cá trê vàng cái. Đây là loại cá ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh nên thịt cá rất được ưa chuộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Nếu được nuôi ở môi trường tốt, một tháng cá trê lai có thể tăng khoảng 100 - 150gr/ con. Cá trê lai khi còn nhỏ có màu sắc như cá trê vàng, có vài đốm trắng sáng trên cơ thể nhưng khi lớn lên lại giống cá trê phi, có màu sắc loang lổ rất đặc trưng.
Da cá trê lai khi ăn dai dai, phần thịt bên trong thì mềm, béo ngọt nên nếu chế biến thành các món như cá trê lai nấu giả cầy, cá trê lai nướng,... sẽ vô cùng bắt vị.
Bạn có thể phân biệt cá chép bằng cách nhìn vào phần đầu của cá. Trên đầu cá chép sẽ có cặp râu lớn, miệng rộng, có nhiều u thịt nhỏ nhô lên khiến 2 mắt cách khá xa nhau.
Cá chép có thân dày dặn với những chiếc vảy lớn bao xung quanh. Thịt cá chép mềm ngọt, béo ngậy vô cùng dinh dưỡng nên được nhiều gia đình yêu thích. Một số món ngon nấu từ cá chép có thể kể đến là cá chép hấp xì dầu, lẩu cá chép,...
Cá trắm ở Việt Nam có 2 loại là cá trắm cỏ và cá trắm đen. Cá trắm đen có phần lưng đen bóng rất đặc trưng với phần bụng có màu trắng sữa. Thân cá dài, có dạng ống tròn, cân nặng trung bình khoảng 3 - 5kg.
Cá trắm cỏ không có râu với thân thon dài hình trụ, bụng tròn. Cá có màu vàng sẫm ở lưng và dần nhạt về phía bụng.
Thịt cá trắm mềm ngọt, béo và nhiều thịt nên bạn có thể sử dụng để làm các món ngon như lẩu cá trắm, cá trắm kho,... để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè.
Cá trôi có bề ngoài tương tự cá trắm. Tuy nhiên, cá trôi có kích thước nhỏ hơn và có thân màu đen đặc trưng. Phần đầu cá trôi múp, hơi nhô ra với miệng tù và không có nếp gấp. Đặc biệt, cá trôi có hai cặp râu, một ở góc hàm và một ở ngay miệng.
Thân hình cá trôi khá cân đối, dẹp ở 2 bên và thuôn dần về phía đuôi. Cân nặng trung bình của cá dao động khoảng 0.8 - 2kg. Thịt cá trôi mềm mại, béo ngọt hấp dẫn, thường được nấu thành món ngon như canh chua cá trôi, cá trôi kho,...
Cá kèo hay còn có tên khác là cá bống kèo là loài cá có kích thước nhỏ, thân hình trụ dài và dẹp dần về phía đuôi. Miệng cá tù hướng xuống phía dưới, có nhiều răng, không râu. Hai vây lưng của cá tách rời nhau trong khi hai vây bụng dính sát vào nhau.
Loài cá này được nuôi tự nhiên ở các vùng ven biển, bãi triều hoặc các đầm nước lợ ở Bến Tre, Tiền Giang và Trà vinh.
Bạn có thể chế biến cá kèo thành món cá kèo kho, cháo cá kèo, cá kèo chiên,… Thịt cá béo mềm, ngọt thơm, đảm bảo sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
Cá tra thuộc bộ cá da trơn, sống được cả ở môi trường nước ngọt và nước lợ. Loài cá này có thân dày, nhiều thịt, phần đầu cá nhỏ hơn thân với 1 cặp râu khá dài mọc ở hàm trên và 1 cặp ngắn hơn ở cằm.
Cá tra thường sống ở khu vực sông Mê Công và được nuôi nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thịt cá tra ăn ngọt, béo và nhiều thịt, ít xương nên được người nội trợ chế biến thành các món ngon như cá tra kho nước dừa, lẩu cá tra nhúng giấm,...
Cá ngát thuộc họ cá da trơn, thường sống tập trung nhiều ở khu vực nước ngọt vùng Australia và Guinea. Tại Việt Nam, loài cá này rất hiếm, thường được tìm thấy dọc các con sông từ An Giang, Đồng Tháp đến Bến Tre, Sóc Trăng.
Thoạt nhìn, bạn có thể nhầm lẫn có ngát với cá trê. Tuy nhiên ,cá ngát sẽ có đuôi nhọn hoặc tròn tù giống lươn. Phần bên mang của cá có hai ngạnh cứng nhọn, chứa nọc độc. Do đó, bạn nên cẩn thận khi sơ chế loài cá này nhé!
Thịt cá ngát khi nấu chín sẽ dai ngọt, beo béo rất hợp để nấu thành các món ăn ngon như canh cá ngát nấu măng chua, cá ngát kho, cá ngát nướng,...
Cá diêu hồng hay còn có tên khác là có rô phi hồng, có xuất xứ từ Đài Loan. Loại cá này được nuôi ở nhiều địa phương và mang lại giá trị kinh tế cao.
Cá diêu hồng có thân hình bầu dục, được bao bọc bằng các miếng vảy nhỏ màu trắng hồng. Cá diêu hồng có miệng rộng hướng theo chiều ngang, được nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thịt cá diêu hồng ngọt dịu, không béo ngậy nhiều mỡ nên bạn có thể nấu món cá diêu hồng chiên, cá diêu hồng kho, cháo cá diêu hồng, gỏi cá diêu hồng,...
CLICK xem ngay bếp nướng điện đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số bếp nướng điện nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thể phân biệt các loại cá nước ngọt dễ dàng. Từ đó sẽ chọn mua được cá tươi ngon để chế biến những món ăn hấp dẫn. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới để Điện máy XANH giải đáp tận tình cho bạn nhé!
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/nhung-loai-ca-song-o-nuoc-ngot-a54430