Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh

Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh

Cây hoa lài, tên khoa học Jasminum sambac Ait ., là loại cây lâu năm, dạng cây bụi nhỏ, hoa màu trắng và có hương thơm. Ngoài tác dụng làm thuốc, hoa lài còn được sử dụng làm hương liệu trong các nhà máy chế biến trà xuất khẩu, tinh dầu chiết xuất từ hoa lài được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Cây hoa lài thích nghi khá tốt đối với điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta, nhưng sâu bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, làm giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng lài. Đối với cây hoa lài việc phòng trừ sâu bệnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng hoa lài. Theo báo cáo định kỳ về tình hình sinh vật hại của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thành phố, cây hoa lài thường bị một số sâu bệnh hại tấn công như: sâu đục bông, sâu ăn lá, bệnh tím bông, bệnh đốm lá, bệnh khô cành, bệnh chết bụi….

Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều sẽ để lại dư lượng thuốc trong hoa lài, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, xác định các loại sâu bệnh hại và xây dựng quy trình phòng trừ bệnh một cách hợp lý có thể giảm chi phí và lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng như hiện nay.

Ngoài ra, trong kỹ thuật trồng lài thì bệnh hại là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng tới sự phát triển diện tích cũng như thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên, việc trồng cây hoa lài trong suốt thời gian qua được xem là trồng mang tính chất nông nghiệp nhỏ, chưa được qui hoạch một cách có hệ thống. Cũng theo thống kê của Chi cục BVTV, năm 2002 diện tích trồng lài của thành phố là trên 600 ha, nhưng hiện nay chỉ còn 435 ha (tháng 07/2007).

- Lài nút áo: hoa rất nhỏ, chỉ bằng nút áo.

- Lài trâu: 1 chùm chỉ có 1 hoa riêng lẻ, hoa to.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/trong-hoa-nhai-a57234