Cây ngũ sắc là gì? Tác dụng và vị thuốc từ hoa ngũ sắc

Cây ngũ sắc là gì? Tác dụng và vị thuốc từ hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc là gì?

Nguồn gốc và ý nghĩa

Cây ngũ sắc còn có tên gọi khác như Cây hoa ngũ sắc, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, ổi nho, cây mã anh đơn, cây trâm hôi, nhà khí mu (dân tộc Tày), cây trâm anh và có tên khoa học Lantana camara L, thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Sở dĩ có cái tên là ngũ sắc vì hoa ngũ sắc có nhiều màu, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hài hòa và vẻ đẹp của cuộc sống.

Đặc điểm sinh thái

Cây trâm ổi là một loại cây bụi thân nhỏ có chiều cao khoảng từ 1-2m hoặc có thể cao hơn tùy vào sự điều chỉnh của người trồng và điều kiện sống. Thân cây hình vuông, trên bề mặt có nhiều lông nháp và cả gai mọc quặp xuống dưới. Toàn thân cây hoa ngũ sắc tỏa ra một mùi hăng đặc trưng.

Cây phân ra nhiều cành vươn dài, lá mọc đối nhau, màu xanh, thường có hình trái xoăn hoặc trái tim. Đầu lá nhọn, bề mặt xù xì, viền có răng cưa, mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn, cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa.

Hoa trâm ổi mọc thành chùm ở đầu cành hoặc đâm ra từ các kẽ lá. Một chùm hoa có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, cam, vàng, hồng cánh sen, trắng hoặc hồng phấn. Đây cũng là lý đo dân gian gọi đây là cây ngũ sắc.

Quả cây ngũ sắc có dạng quả bạch hình cầu, quả chín có màu đen, bên ngoài xù xì, bên trong chứa 1 đến 2 hạt có vỏ cứng

cây ngũ sắc

Cây bông ổi là loài cây bản đại của Trung Mỹ, thường mọc ở các khu đất trống, sườn đôi núi hoặc ven các bờ biển. Loại cây này phát triển rất mạnh và dễ phát tán nhờ chim mang hạt giống đi rải khắp nơi.

Ở Việt Nam, cây ngũ sắc được trồng rộng rãi làm cảnh vì màu hoa đẹp có sắc sặc sỡ. Nhiều người cũng biết đến công dụng y học của nó và sử dụng làm các bài thuốc chữa bệnh.

Hướng dẫn cách trồng cây ngũ sắc

Chuẩn bị

Để trồng cây ngũ sắc tại nhà, bạn cần chuẩn bị

Cách trồng hoa ngũ sắc

Phương pháp gieo hạt: Lấy hạt bên trong quả của cây ngũ sắc chín đem gieo vào đất đã chuẩn bị, sau đó tưới nước.

Sau 3-4 ngày hạt giống sẽ nảy mầm và 2 tuần sau nữa cây con bắt đầu phát triển.

Phương pháp giâm cành: Lấy một phần cành từ thân cây mẹ, chọn cành dài tầm 15cm và khỏe mạnh, không sâu bệnh. Sau đó đem cắm cành vào chậu rồi chăm sóc cho cây phát triển đến khi ra chồi non rồi ra hoa.

Cách chăm sóc: khi cây còn non cần tưới nước thường xuyên từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Đến khi cây đã trưởng thanh thì giảm xuống tưới 2-3 lần/tuần để tránh cây bị úng nước chết. Bên cạnh đó cần bón phân và thay chậu khi cây ở thời kì phát triển mạnh.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bao gồm cả rễ, lá và hoa của cây. Các bộ phận của cây trâm ổi được thu hái quanh năm. Sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng lâu dài.

tác dụng của cây ngũ sắc

Thành phần hóa học của cây ngũ sắc

Lá: Trong lá tươi của cây ngũ sắc mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ ra hoa, lá còn có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31- 0,68%.

Hoa khô: Chứa tinh dầu ( 0,07%), terpen bicyclic (8%), L-a-phelandren ( 10 - 12%).

Vỏ cây: Lantanin ( một dạng alcaloid) 0,08%

Tác dụng của cây ngũ sắc

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, lá Ngũ sắc có vị đắng, tính mát, hôi, hơi có độc; hoa có vị ngọt, tính mát; rễ có vị dịu, tính mát. Cây được dùng để điều trị nhiều loại bệnh như

Theo y học hiện đại

Bài thuốc từ cây ngũ sắc

Một số bài thuốc quan trọng từ cây ngũ sắc bạn có thể tham khảo:

Lưu ý khi sử dụng cây ngũ sắc chữa bệnh

Cây ngũ sắc là một loại hoa nổi bật và đặc biệt với những chùm hoa nhiều màu sắc trên cùng 1 cây nên được rất nhiều người yêu thích. Không những vậy, loài cây này còn mang đến rất nhiều giá trị y học, được dùng để điều trị nhiều bệnh lý thường gặp. Nhưng khi sử dụng liều lượng không phù hợp và kết hợp sai cách có thể gây ra các tác dụng phụ. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây ngũ sắc để chữa bệnh.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/bong-ngu-sac-a59549