Cập nhật thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất – Sakura Montessori

Cập nhật thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất – Sakura Montessori

Thứ tự bảng chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ nguyên âm đến phụ âm như thế nào? Làm sao để giúp trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả? Tất cả các câu hỏi này sẽ được Sakura Montessori giải đáp kỹ lưỡng trong nội dung dưới đây. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo để tìm ra phương pháp dạy trẻ tốt nhất.

thứ tự bảng chữ cái
Thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhất

Giới thiệu về bảng chữ cái trong tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt được coi là nền tảng đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ Việt Nam. Vậy bảng chữ cái tiếng Việt là gì? Thứ tự chữ cái tiếng Việt quy định như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông tin về bảng chữ cái tiếng Việt ngay bây giờ nhé.

1. Bảng chữ cái tiếng Việt là gì?

Bảng chữ cái tiếng Việt hay còn gọi là chữ Quốc Ngữ là phiên âm từ tiếng Latinh được 1 giáo sư người Pháp đến Việt Nam truyền giáo. Trong bảng chữ cái tiếng Việt thể hiện nét văn hóa độc đáo của cha ông ta từ nhiều năm để lại. Qua nhiều thế kỷ chỉnh sửa, cải tiến, chữ Quốc Ngữ được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam từ thế kỷ XIX.

Hiện nay, bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái với 2 cách viết là chữ in thường và chữ in hoa. Cách viết khác nhau nhưng phát âm của chữ cái in thường và in hoa là giống nhau.

>>Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo Dục mới nhất

2. Bảng thứ tự các chữ cái trong tiếng Việt in thường

học tiếng Việt
Thứ tự bảng chữ cái in thường tiếng Việt

Bảng thứ tự cái in thường trong tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái. Các chữ cái in thường được sử dụng trong văn bản, trừ dấu câu và tên riêng. Các chữ cái in thường hình thành từ các nét cơ bản là nét thẳng, nét xiên và nét cong.

Bảng thứ tự các chữ in thường như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Thứ tự các chữ trong bảng chữ in thường tiếng Việt được sắp xếp theo phiên âm quốc tế.

3. Bảng thứ tự chữ cái tiếng Việt in hoa

thứ tự bảng chữ cái
Thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt in hoa

Bảng chữ in hoa tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái được viết với kích thước lớn. Các chữ cái in hoa thường được viết ở đầu câu, viết tên riêng, tên địa danh, viết sau dấu chấm.

Thứ tự bảng chữ cái in hoa trong tiếng Việt cụ thể: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y

4. Cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Việt chuẩn nhất

Chữ cái tiếng Việt là chữ tượng thanh có sự tương quan chặt chẽ đến khả năng nghe, nói và viết của trẻ. Do vậy cần phát âm chuẩn ngay từ đầu tránh trường hợp đọc sai, dẫn đến viết sai chính tả.

Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt cụ thể như sau:

TT Chữ cái in thường Chữ cái in hoa Tên chữ Phát âm 1 a A a a 2 ă Ă á á 3 â Â ớ ớ 4 b B bê bờ 5 c C xê cờ 6 d D dê dờ 7 đ Đ đê đờ 8 e E e e 9 ê Ê ê ê 10 g G giê giờ 11 h H hát hờ 12 i I i I 13 k K ca ca/cờ 14 l L e - lờ lờ 15 m M em mờ/ e - mờ mờ 16 n N em nờ/ e - nờ nờ 17 o O o O 18 ô Ô ô Ô 19 ơ Ơ ơ Ơ 20 p P pê pờ 21 q Q cu/quy quờ 22 r R e-rờ rờ 23 s S ét-xì sờ 24 t T Tê tờ 25 u U u u 26 ư Ư ư ư 27 v V vê vờ 28 x X ích xì xờ 29 y Y i dài i

Một số khó khăn khi trẻ học thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt

thứ tự bảng chữ cái
Một số khó khăn khi trẻ học thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt

Trong quá tình học chữ, việc nắm vững thứ tự các chữ cái trong tiếng Việt là việc làm cần thiết. Tuy nhiên quá trình học này không đơn giản, bé hoàn toàn có thể gặp phải 1 số khó khăn nhất định. Cụ thể:

Bí quyết dạy bé học thứ tự chữ cái tiếng Việt dễ dàng, hiệu quả

Quá trình học thứ tự abc trong tiếng Việt trẻ có thể gặp nhiều khó khăn. Để giúp con học nhanh thuộc, ghi nhớ lâu và học một cách hứng thú cha mẹ cần áp dụng nhiều bí quyết hay. Phụ huynh có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để biến quá trình học tập của em bé nhà mình trở nên thoải mái, vui vẻ và hiệu quả nhé.

Dạy trẻ bằng bảng chữ cái với hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động

học tiếng Việt
Dạy trẻ bằng bảng chữ cái nhiều màu sắc, hình ảnh vui nhộn

Thay vì dạy con bằng sách giáo khoa, bảng chữ cái khô khan, cha mẹ hãy đầu tư bảng chữ cái với những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động. Trẻ nhỏ ưa thích những hình ảnh nhiều màu sắc, hứng thú với những điều mới lạ. Từ đó tăng cường khả năng ghi nhớ, phát triển tư duy, giúp trẻ học ngôn ngữ mới một cách chủ động.

Đừng bỏ qua các ứng dụng dạy chữ

Ngoài các hình ảnh, video sinh động cha mẹ có thể kết hợp dạy trẻ học bảng chữ cái qua các ứng dụng dạy chữ. Các ứng dụng dạy chữ uy tín đã được nghiên cứu về tính khoa học cũng như khả năng thích nghi, sự phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nếu cha mẹ không có nhiều thời gian đồng hành cùng con thì ứng dụng dạy chữ là giải pháp tốt để hỗ trợ bé học tập hiệu quả.

>>Xem thêm: Review các phần mềm học tiếng anh cho bé [CẬP NHẬP MỚI NHẤT]

Dạy trẻ nhận mặt chữ cái và phát âm kèm theo ví dụ sinh động

Để gia tăng sự hứng thú cũng như hiệu quả học tập, phụ huynh nên dạy trẻ nhận biết mặt chữ cùng cách phát âm chuẩn xác ngay từ đầu. Quá trình học sẽ không còn nhàm chán, khô khan nếu người lớn dạy chữ đi kèm ví dụ sinh động. Cha mẹ cần nhớ, quá trình dạy con học chữ cần kiên trì, giúp bé làm quen dần, không nên nóng vội hay ép buộc. Điều đó khiến trẻ căng thẳng, chán nản và không thể tập trung học tập.

>>Xem thêm: 100+ Từ Vựng Tiếng Anh Con Vật Cho Bé Mới Nhất 2023

Không bắt buộc dạy trẻ theo thứ tự các chữ cái trong tiếng Việt

Thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt theo quy định dựa trên các tiêu chuẩn ngữ âm quốc tế. Tuy nhiên khi dạy trẻ không bắt buộc phụ huynh phải dạy con theo đúng thứ tự đó. Để quá trình học dễ dàng hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn con học từng chữ theo nhóm nguyên âm, phụ âm… Đây cũng là cách giúp con ghi nhớ thêm kiến thức ngữ pháp một cách rõ ràng.

>>Xem thêm: Cẩm nang học nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh 2023

Dạy trẻ học bảng chữ cái qua việc đọc sách

Sách chính là nền tảng quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, trí thức của con người. Vì vậy hình thành cho trẻ thói quen, niềm đam mê đọc sách ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Cho trẻ tiếp cận chữ cái mỗi ngày thông qua đọc sách là cách làm mang lại kết quả tốt.

Dạy con học chữ thông qua các bài hát, bài thơ

Những vần điệu của các bài hát, bài thơ không chỉ tạo nên sự hấp dẫn mà còn giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Cha mẹ hãy chọn các bài hát, bài thơ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp con học chữ tốt hơn. Một số bài hát bài thơ nổi bật như:

Câu hỏi thường gặp

1. Cha mẹ cần lưu ý gì khi dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Việt?

Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái là số lượng không nhỏ với trẻ trong độ tuổi làm quen và học chữ từ 3 - 6 tuổi. Để việc dạy và học đạt hiệu quả cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau đâu:

2. Bảng 29 chữ cái tiếng Việt lớp 1 theo quy chuẩn như thế nào?

Theo quy chuẩn, bảng 29 chữ cái tiếng Việt lớp 1 theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:

3. Khi nào nên bắt đầu dạy trẻ đọc bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1?

Giai đoạn thích hợp để cho trẻ làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 là từ 3 - 6 tuổi. Tuy nhiên thời điểm 4 tuổi là lúc trẻ phát triển não bộ, hứng thú học tập, yêu thích tìm hiểu kiến thức mới. Lúc này cha mẹ nên dạy trẻ đọc và học bảng chữ cái. Việc dạy học cần kết hợp kể chuyện, phát âm, đưa ra các ví dụ sinh động để trẻ dễ liên tưởng và nhớ bài. Dạy trẻ đọc bảng chữ cái từ dễ đến khó, kết hợp nhiều hình thức học giúp mang lại hiệu quả tốt hơn.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin cập nhật mới nhất về thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt. Bên cạnh đó là các phương pháp dạy trẻ học chữ một cách hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với các bậc phụ huynh đang tìm kiếm cách rèn luyện bảng chữ cái cho trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Sakura Montessori chúc cha mẹ cùng các con sớm đạt được kết quả học tập như mong đợi.

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/hinh-anh-bang-chu-cai-tieng-viet-a65010