Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, không những ảnh hưởng đến tâm lý, công việc, sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. BS.CKII Lâm Hoàng Duy, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ những dấu hiệu và nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt trong bài viết dưới đây để chị em sớm nhận biết và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong tróc và được đẩy ra khỏi cơ thể phụ nữ qua âm đạo. Độ tuổi trung bình bắt đầu kinh nguyệt là 12 tuổi, có thể bắt đầu sớm hơn lúc 8 tuổi hoặc muộn nhất lúc 16 tuổi.
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, tuy nhiên nhiều trường hợp chu kỳ ngắn hơn khoảng 24 ngày hoặc dài hơn khoảng 38 ngày vẫn được xem là bình thường. Thời gian hành kinh khác nhau ở mỗi người, thường là 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh khoảng 50-150ml.
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường ở một chu kỳ kinh nguyệt, có thể biểu hiện bằng số ngày hành kinh không ổn định, lượng máu kinh đột nhiên nhiều hơn hoặc ít hơn so với các chu kỳ thông thường.
Bác sĩ Lâm Hoàng Duy cho biết, kinh nguyệt bị rối loạn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó do nội tiết gây ra, vì thế chị em nên thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu để được kiểm tra tìm nguyên nhân, có hướng can thiệp kịp thời tránh những nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. (1)
Một chu kỳ kinh nguyệt vẫn được xem là đều đặn nếu chỉ thay đổi một chút từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. Rối loạn kinh nguyệt chỉ những tình huống sau đây: (2)
Nếu gặp phải một hoặc nhiều tình huống sau, có thể chị em đang bị rối loạn kinh nguyệt. (3)
Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt được xem là nặng (rong kinh) nếu cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và công việc. Thông thường, lượng máu mất ở mỗi kỳ kinh khoảng 50-150ml. Nếu chị em mất nhiều máu, gấp 10-25 lần lượng máu thông thường ở mỗi kỳ kinh, hoặc phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ thay vì 3-4 lần mỗi ngày, đó là hiện tượng rong kinh.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân phải tạm dừng các hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày chỉ để đối phó với lượng máu kinh ra quá nhiều.
Hiện tượng rong kinh có thể xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của người phụ nữ, có thể xuất hiện ở những năm tuổi thiếu niên khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, hoặc vào những năm 40-50 tuổi khi phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh.
Ngoài ra, rong kinh còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:
“Bất kỳ tình huống rong kinh nào đều cần được thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân để có hướng can thiệp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra”, bác sĩ Hoàng Duy nhấn mạnh.
Một số chị em có thể gặp tình huống ngược lại rong kinh, đó là hoàn toàn không có kinh nguyệt, gọi là vô kinh hoặc mất kinh. Tình trạng vô kinh được xem là bình thường trước tuổi dậy thì, đang mang thai và sau khi mãn kinh. Nếu chị em không có kinh nguyệt hàng tháng và không thuộc 3 nhóm kể trên, chị em nên thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn giải pháp can thiệp phù hợp.
Có 2 loại vô kinh, gồm:
Hầu hết phụ nữ đều từng bị đau bụng kinh trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Ở một số người, triệu chứng đau bụng kinh xảy ra nhẹ nhàng ở mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trạng đau đớn và kéo dài gọi là thống kinh, chị em cần tham vấn ý kiến bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Chị em có thể gặp những cơn đau bụng kinh nguyệt như chuột rút là do tử cung co thắt dưới sự kích hoạt của Prostaglandin - một chất giống như hormone được sản xuất bởi các tế bào niêm mạc tử cung và lưu thông trong máu. Khi bị thống kinh, chị em có thể có cảm giác tiêu chảy hoặc muốn ngất xỉu, người trở nên nhợt nhạt và đổ nhiều mồ hôi bởi Prostaglandin làm tăng tốc độ co bóp tử cung, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp và chóng mặt.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện khoảng 5-7 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, và biến mất ngay khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu hoặc ngay sau đó. Một số chị em phải trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc, trong khi một số khác lại gặp ít triệu chứng hoặc thậm chí không gặp triệu chứng gì. Một khảo sát cho kết quả khoảng 30-40% phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng nề, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt về mặt thể chất gồm có:
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt về mặt cảm xúc gồm có:
Bác sĩ Hoàng Duy chia sẻ, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) gây ra bởi sự tăng và giảm nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể, ảnh hưởng đến các chất có trong não, chẳng hạn như Serotonin - một chất có khả năng ảnh hưởng mạnh đến tâm trạng và cảm xúc.
Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao một số phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt lại phát triển hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD - một dạng nặng nhất của PMS), trong khi một số khác lại không. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng những trường hợp này có sự nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Khoảng 3-8% phụ nữ trải qua các triệu chứng PMDD cho biết điều này ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của họ.
Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là dễ cáu gắt, lo lắng và tâm trạng thay đổi thất thường. Phụ nữ có tiền sử trầm cảm, bị trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn cảm xúc có nguy cơ bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt cao hơn những người phụ nữ khác.
Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt, trong đó phổ biến nhất là: (4)
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ xảy ra ở một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời người phụ nữ như dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.
Hiện tượng này có thể xảy ra khi những thói quen trong chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi. Cụ thể là:
Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt thắc mắc tình trạng này có nguy hiểm không. Bác sĩ Hoàng Duy cho biết, kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu gián tiếp thể hiện sự hoạt động bình thường của các cơ quan sinh sản ở phụ nữ, bất kỳ tình huống nào đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai và mang thai của phụ nữ.
Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm khác, trong đó phải kể đến:
Chảy máu kinh nguyệt nặng kéo dài mà không được kiểm soát có thể gây mất máu nghiêm trọng, khiến chị em bị choáng váng, ngất xỉu, nguy hiểm đến tính mạng
“Khi nhận thấy các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, tốt nhất chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm kiểm tra để cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất, phát hiện sớm tình huống kinh nguyệt bị rối loạn do bệnh lý nguy hiểm để có can thiệp kịp thời và hiệu quả, tránh những nguy hiểm đáng tiếc xảy ra”, bác sĩ Hoàng Duy nhắn nhủ.
Để đưa ra chẩn đoán và tìm nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, thăm khám ban đầu gồm khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm PAP. Chị em nên ghi lại và thông báo cho bác sĩ đầy đủ những thông tin về kỳ kinh nguyệt của mình, gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kinh, lượng máu kinh và các triệu chứng gặp phải.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ chỉ định riêng. Một số trường hợp có thể cần thực hiện thêm một vài xét nghiệm bổ sung để gia tăng kết quả chẩn đoán như:
Bác sĩ Hoàng Duy cho biết, việc điều trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào kết quả thăm khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân, nguyện vọng mang thai, sinh nở và các yếu tố khác từ phía chị em phụ nữ. Thông thường, bác sĩ ưu tiên khuyến khích chị em tự điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt bằng cách thay đổi lối sống, sau đó mới áp dụng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị cá thể hóa cho từng trường hợp cụ thể… sẵn sàng đồng hành cùng chị em trên hành trình chăm sóc sức khỏe, bảo vệ khả năng sinh sản, giúp chị em sống vui, sống khỏe và trọn vẹn niềm vui thiên chức.
Để đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:
Để phòng ngừa hiện tượng kinh nguyệt rối loạn, chị em cần lưu ý những điều sau:
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em nắm rõ về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt để phát hiện sớm, thăm khám và can thiệp kịp thời. Nếu có bất kỳ lo lắng hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
Link nội dung: https://topnow.edu.vn/lam-sao-de-khong-co-kinh-nguyet-a66324