Bánh tẻ – Đậm đà hương vị vùng quê Bắc Bộ

Bánh tẻ – Đậm đà hương vị vùng quê Bắc Bộ

Bánh tẻ là một món ăn đậm đà đầy dân dã của vùng quê trung du Bắc bộ. Người dân nơi đây thường chế biến món bánh này để ăn hằng ngày hay vào các dịp lễ tết, cưới hỏi hay đem bán thường ngày ở các phiên chợ quê. Là thứ quà mang đậm vẻ đơn sơ nhưng ấm áp tình nơi thôn dã, về những phiên chợ quê, hình ảnh những bà mẹ quê cắp thúng bánh tẻ đi bán đề quen thuộc, bình dị trong ký ức bao người.

Bánh tẻ món ăn đầy dân dã

Bánh tẻ là một trong những món ăn đặc sản dân dã của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Một số nơi nổi tiếng về món bánh tẻ ngon như bánh tẻ Phụng Công - Hưng Yên, Thanh Hóa… Một số nơi còn gọi với cái tên khác là bánh răng bừa vì bánh có hình giống cái cái răng bừa.

Bánh tẻ có độ dài khoảng một gang tay, hình khum dẹt. Khi bóc bánh, bên ngoài lớp vỏ bánh sẽ có màu xanh nhạt từ màu xanh của lá dong, bên trong là bánh bột vỏ bánh màu trắng và ở giữa là lớp nhân thịt.

banh-te
Bánh tẻ món ăn đầy dân dã

Bánh được làm từ bột gạo tẻ, bên ngoài gói bằng lá dong và được luộc lên cho chín. Mỗi địa phương sẽ có những cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều sẽ có điểm khác nhau. Nhưng phần nguyên liệu chính thì đều có gạo tẻ thịt lợn, mộc nhĩ, gia vị …

Món bánh tẻ đã xuất hiện từ lâu nhưng không ai biết rõ rằng món bánh này có từ bao giờ, chỉ biết rằng những chiếc bánh tẻ đã gắn bó với cuộc sống của người dân quê từ bao đời nay, gắn liền cùng cây lúa nước do chính bàn tay con người trồng cấy.

Bánh tẻ được người dân chế biến quanh năm, ăn vào mùa nào cũng hợp. Nguyên liệu chính để làm bánh tẻ chính là gạo tẻ, loại gạo được trồng cấy trên vùng đất phù sa phì nhiêu vừa thơm ngon vừa dẻo.

Xem thêm: Bánh chả Bảo Minh: Hương vị truyền thống

Cách làm bánh tẻ

Sau mỗi vụ gặt, người ta sẽ chọn ra những loại gạo trắng, ngon, hạt tròn mẩy để làm bánh tẻ. Gạo được đem ngâm qua đêm cho mềm sau đó mang đi xay thành bột nước để làm bánh.

Không giống với cách chế biến bánh rợm hay bánh trôi, bột bánh tẻ sẽ được để nguyên nước trong xô, sau đó cho lên nồi đun để láng bột chín thành bánh.

Sau khi bột chín và đặc sệt lại, người ta sẽ bắt đầu gói thành những chiếc bánh tẻ nhỏ. Lá sử dụng để gói bánh bao giờ cũng là lá dong nhỏ, để nguyên bản.

Thông thường, người thợ sẽ sử dụng hai chiếc lá dong để gói cho bánh được ngon và kín hơn, tránh cho bánh tràn ra bên ngoài. Sau khi láng bột xong sẽ đến công đoạn làm nhân bánh. Đây là một công đoạn khá quan trọng vì nhân sẽ quyết định nên hương vị đặc trưng của bánh tẻ.

banh-te
Khi ăn bánh tẻ người ta không quên dùng cùng với nước mắm ngon

Người thợ làm bánh sẽ dùng hành khô, mộc nhĩ, thịt nạc xen lẫn chút mỡ sau đó đem băm nhuyễn, thêm chút tiêu xay dùng làm nhân bánh. Lá dong được trải ra, thoa lên trên mặt lá một chút dầu ăn hoặc mỡ. Tiếp đó, dùng muôi múc bột bánh đổ lên lá, cho nhân vào giữa bánh sau đó gói lại, dùng lạt hoặc dây buộc vào giữa bánh.

Việc gói bánh sau khi hoàn thiện, bánh sẽ được vào nồi, chờ cho nước sôi lên khoảng 15 - 20 phút là bánh chín.

Cách chế biến bánh tẻ tuy đơn giản nhưng khi ăn sẽ để lại một dư vị khó quên. Bánh tẻ quê có hương thơm dịu của lá dong hòa lẫn với mùi thơm của bột gạo, hành, thịt cùng kết cấu mềm dẻo, giòn của bánh cộng với chút lật sật của mộc nhĩ. Tất cả tạo nên một cảm giác vừa thanh dịu, vừa bắt miệng khi thưởng thức.

Khi ăn bánh tẻ, người ta không quên dùng cùng với nước mắm ngon, ăn kèm với rau húng, lá tía tô. Bánh sau khi hoàn thành có thể để được khoảng 2 đến 3 ngày.

Xem thêm: Bánh cốm Bảo Minh - Bánh cốm Hàng Than

Cách thưởng thức bánh tẻ?

Bánh tẻ chỉ cần bóc lớp vỏ lá ra và ăn kèm cùng với nước chấm chanh tỏi ớt, rắc thêm chút hạt tiêu hoặc chấm với nước mắm cho thêm chút dầu cà cuống cho thơm. Ở một số nơi thì sẽ ăn kèm với chả gà cho thêm vị. Chính vì sự tiện lợi và dinh dưỡng của nó mà bánh tẻ thường được nhiều người dùng làm món ăn sáng hoặc phục vụ trong một số lễ hội. Một số nơi còn sử dụng bánh tẻ để làm đồ cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Bật mí cách bánh tẻ đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm bánh tẻ

Các bước làm bánh tẻ

Sơ chế nguyên liệu

Đem nấm mèo và nấm hương đi ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút cho nở, sau đó rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi thái nhỏ.

Hành tím đem bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

Thịt heo đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành các miếng nhỏ. Sau đó, cho vào máy xay rồi xay nhuyễn.

Làm nhân bánh

Cho chảo lên bếp và bật lửa vừa cho nóng chảo. Cho khoảng 2 thìa canh dầu ăn vào đợi cho dầu nóng thì bỏ hành tím băm vào.

Khi hành tím đã vàng đều và dậy mùi thơm thì cho tiếp phần thịt heo xay vào đảo đều tay cho đến khi thấy thịt săn lại thì cho tiếp gia vị gồm: 1/2 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa cà phê hạt nêm cùng 1 thìa cà phê tiêu xay.

Cuối cùng, cho nấm mèo và nấm hương đã thái nhỏ vào xào thêm khoảng 5 - 7 phút nữa thì tắt bếp.

Làm bột bánh

Cho bột gạo vào một cái tô lớn, hòa bột cùng với 800ml nước, thêm 1/2 thìa canh dầu ăn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột canh rồi khuấy thật đề. Sau đó, để bột nghỉ trong khoảng 1 - 2 tiếng cho bột nở.

Làm bột bánh

Sau khi bột đã ngâm nở, ta cho bột vào nồi và đặt lên bếp đun trên lửa nhỏ. Khi thấy bột đặc lại, mịn và tan đều, khuấy thấy nặng tay thì có thể tắt bếp.

Sau khi tắt bếp thì vẫn tiếp tục khuấy đều khoảng 1 - 2 phút nữa để cho bột được mượt hơn.

Gói bánh

Lá chuối tươi đem rửa thật sạch, phơi héo hoặc luộc sơ lá cho có độ mềm dai và dễ gói. Cắt lá chuối thành miếng to cỡ 1/2 tờ giấy A4.

Lau lá chuối cho khô, đặt chồng 2 miếng lá lên nhau, múc một ít bột đã quấy phết lên trên. Tiếp đó, múc tiếp thêm 1 ít nhân thịt đã xào rải đều lên trên lớp bột, sau đó múc thêm một chút bột nữa phết lên trên nhân thịt sao cho phủ kín phần thịt là được.

Gói bánh chặt và đều tay

Túm hai mép lá chuối lại và gói kín, lăn đều tay để bánh khi luộc được chắc và đẹp mắt. Gập tiếp hai đầu lá chuối lại sao cho nằm phía dưới bánh, sau đó buộc lại bằng dây.

Hấp bánh

Cho bánh vào nồi hấp và hấp bánh trong khoảng 15 - 20 phút tính từ khi nước sôi là bánh chín. Sau đó tắt bếp và lấy bánh ra ngoài đợi nguội là có thể thưởng thức.

banh-te
Cho bánh vào nồi hấp và hấp bánh trong khoảng 15 - 20 phút

Thành phẩm

Bánh tẻ sau khi hoàn thành bạn có thể ăn nóng hoặc đợi nguội đều được. Bánh có thể ăn kèm cùng với tương ớt hay nước mắm pha chua ngọt đều rất ngon.

Với hướng dẫn cách làm bánh tẻ trên đây, bạn đã có thể tự bắt tay vào làm những chiếc bánh tẻ đầy thơm ngon cho những ngày lễ, ngày rằm của gia đình mình rồi đó.

banh-te
Bánh tẻ ăn kèm cùng với tương ớt hay nước mắm pha chua ngọt đều rất ngon

Bảo Minh - Ghi dấu bánh kẹo truyền thống trên thị trường

Bảo Minh không đơn giản là thương hiệu sản xuất bánh kẹo truyền thống đơn thuần, mà còn là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc kết nối các thế hệ qua hương vị bánh mứt kẹo truyền thống Việt.

Bằng sự sáng tạo, khéo léo và tinh thần tiên phong, Bảo Minh luôn mang tới những sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống độc đáo, đa dạng và phù hợp với phần lớn khẩu vị của khách hàng.

Được biết đến với những dòng sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống nổi tiếng như bánh chả, bánh xu xê, bánh cốm, bánh khảo, chè lam… Trong từng sản phẩm Bảo Minh đều kết tinh từ những nguồn nguyên liệu tươi ngon và làm từ công thức chuẩn truyền thống với hương vị đầy mộc mạc, dân dã truyền thống mà vẫn không kém phần tinh tế.

SĐT: 0936 445 616

Link nội dung: https://topnow.edu.vn/cach-lam-banh-te-a67638